1 / 20

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG. CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN KHAI LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC (2009-2014). Hà Nội , 4/6/2010. NỘI DUNG. Giới thiệu Mục tiêu của Chương trình Các nguyên tắc Nội dung của Chương trình Tổ chức thực hiện. GIỚI THIỆU.

chaeli
Télécharger la présentation

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN KHAI LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC (2009-2014) HàNội, 4/6/2010

  2. NỘI DUNG • Giới thiệu • Mục tiêu của Chương trình • Các nguyên tắc • Nội dung của Chương trình • Tổ chức thực hiện

  3. GIỚI THIỆU • Luật đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2008 và có hiệu lực vào tháng 7/2009 • Tại Khoản 2, Điều 6 của Luật về Trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học, quy định Bộ TNMT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học • Bộ TNMT xây dựng Chương trình triển khai Luật đa dạng sinh học (2009-2014)

  4. Mục tiêu của Chương trình Mục tiêu cụ thể: • Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đa dạng sinh học thông qua việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học • Phổ biến, tuyên truyền nội dung của Luật Đa dạng sinh học, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành • Xây dựng năng lực thực thi Luật đa dạng sinh học từ cấp hệ thống, cơ quan đến năng lực cá nhân

  5. Các nguyên tắc 1. Về xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học. • Các nội dung của Luật đa dạng sinh học phải được quán triệt trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện. • Các văn bản hướng dẫn phải bảo đảm tính hệ thống, phù hợp, khả thi. • Các văn bản hướng dẫn phải được ban hành kịp thời và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

  6. Các nguyên tắc 2. Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đa dạng sinh học • Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đa dạng sinh học phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. • Phổ biến, tuyên truyền cho tất cả các đối tượng cơ liên quan • Biện pháp, hình thức phổ biến, tuyên truyền phải được lựa chọn phù hợp với từng loại đối tượng, từng trình độ, từng vùng, từng dân tộc khác nhau.

  7. Các nguyên tắc 3. Tăng cường năng lực thực hiện Luật Đa dạng sinh học • Năng lực hệ thống cần được chú trọng để thực hiện Luật đa dạng sinh học, trong đó hoàn thiện hệ thống tổ chức được coi là nhân tố tiên quyết. • Tăng cường được năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức thực hiện Luật, chú trọng đến năng lực kỹ thuật, cơ chế tài chính, báo cáo, giám sát quá trình thực hiện. • Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng thực thi Luật Đa dạng sinh học.

  8. Nội dung của Chương trình

  9. Hợp phần 1: Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đ DSH 1. Nghị định của Chính phủ • Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học. • Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ĐDSH. • Nghị định về quản lý các hệ sinh thái tự nhiên/khu bảo tồn • Nghị định về quản lý các loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. được ưu tiên bảo vệ • Nghị định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen • Nghị định về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen • Nghị định về chi trả dịch vụ môi trường.

  10. Hợp phần 1: Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học(tiếp) 2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ • Quy chế quản lý khu bảo tồn 3. Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ NN&PTNT • Về quản lý các loài ngoại lai • Về quản lý các loài hoang dãbị cấm khai thác trong tự nhiên và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên

  11. Hợp phần 1: Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học (tiếp) 3. Thông tư của Bộ TNMT • Về hướng dẫn lập, phê duyệt, điều chỉnhquy hoạch đa dạng sinh học. • Về quản lý thông tin về ĐDSH 4. Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ • Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen

  12. Hợp phần 2: Đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật về ĐDSH • Tập huấn Luật ĐDSH và các văn bản QPPL hướng dẫn thi hành cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học (từ cấp trung ương đến cấp xã). • Giới thiệu, phổ biến Luật ĐDSH và các văn bản QPPL hướng dẫn thi hành đến với mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi công dân (Thông qua các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo chí, tờ rơi, các cuộc thi tìm hiểu về luật,…) • Sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật đa dạng sinh học trong thời gian tới.

  13. Hợp phần 3: Tăng cường năng lực thực thi luật đa dạng sinh học • Thống nhất hệ thống quản lý nhà nước về đa dạng sinh học • Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan đầu mối quốc gia, các đơn vị liên quan thuộc các Bộ, ngành, cơ quan từ trung ương đến địa phương có chức năng về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học. • Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao công nghệ và kỹ thuật bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học

  14. Hợp phần 3: Tăng cường năng lực thực thi Luật Đa dạng sinh học (tiếp) • Tăng cường năng lực giám sát và cưỡng chế thực hiện Luật đa dạng sinh học • Tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học • Đào tạo nguồn nhân lực bảo tồn đa dạng sinh học • Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học

  15. Hợp phần 3: Tăng cường năng lực thực thi Luật Đa dạng sinh học (tiếp) Trong đó chú trọng xây dựng các đề án thành phần về: + Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, tăng cường cơ chế phối hợp của các cơ quan chuyên trách trong quá trình thể chế hoá thực thi luật + Đánh giá nhu cầu tăng cường năng lực quản lý tại cấp trung ương và địa phương nhằm đảm bảo công tác thực thi luật đa dạng sinh học. + Xây dựng và vận hành hệ thống giám sát thực thi luật đa dạng sinh học tại Việt Nam. + Phát triển hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu hỗ trợ thực thi luật đa dạng sinh học tại Việt Nam.

  16. Hợp phần 3: Tăng cường năng lực thực thi Luật Đa dạng sinh học (tiếp) + Xây dựng chiến lược, chương trình hợp tác quốc tế tòan diện về thực thi luật đa dạng sinh học. + Tăng cường nguồn lực tài chính cho các cơ quan quản lý đa dạng sinh học cấp trung ương và địa phiương nhằm phổ biến, triển khai và giám sát thực thi Luật đa dạng sinh học.

  17. Tổ chức thực hiện 1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình • Trưởng Ban: Lãnh đạo Bộ TNMT. • Phó Trưởng Ban: Lãnh đạo Tổng Cục môi trường • Các Thành viên: - Đại diện các đơn vị: Tổng cục Môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính và Thanh tra Bộ. - Đại diện các Bộ: Tư pháp, Văn hoá Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thương mại, Quốc phòng, Công an. - Đại diện Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

  18. Tổ chức thực hiện (tiếp) 2. Thành lập các nhóm công tác • Nhóm thường trực • Nhóm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật • Nhóm tuyên truyền phổ biến pháp luật • Nhóm xây dựng năng lực

  19. Tổ chức thực hiện (tiếp) Kế hoạch hoạt động: • 2009: Thành lập ban chỉ đạo, nhóm công tác. • 2009- 2011: Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành luật đa dạng sinh học • 2009 – 2011: Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đa dạng sinh học. • 2009 – 2010: Xây dựng các đề án thành phần tăng cường năng lực thực thi luật đa dạng sinh học. • 2010 -2014: Thực hiện các đề án thành phần tăng cường năng lực thực thi luật đa dạng sinh học.

  20. Trân trọng cảm ơn!

More Related