1 / 176

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh ---------&---------

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh ---------&---------. Quản trị kinh doanh nông nghiệp. Nguyễn Anh Trụ. Tài liệu tham khảo. Trần Quốc Khánh. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp . Trường ĐHKTQD. NXB Lao động – Xã hội, 2005.

dareh
Télécharger la présentation

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh ---------&---------

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Trường Đại học Nông nghiệp Hà NộiKhoa Kế toán & Quản trị kinh doanh---------&--------- Quản trị kinh doanh nông nghiệp Nguyễn Anh Trụ

  2. Tài liệu tham khảo • Trần Quốc Khánh. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp. Trường ĐHKTQD. NXB Lao động – Xã hội, 2005. • Baker, G. A. et al. Introduction to Food and Agribusiness Management. Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey 07458, US. • Brester, G. 2008. Introduction to Agribusiness Management. Montana State University, US. • Wen-fei Uva. 2002. Strategic Planning for Your Farm Business. Cornell University, Ithaca, NY 14853, US. • Các tài liệu khác…

  3. Phương pháp tính điểm • Tham dự lớp: 10% • Thảo luận nhóm: 30% • Thi kết thúc học phần: 60%

  4. Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu Mục tiêu: • Nắm được đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học • Tìm hiểu các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

  5. Đối tượng nghiên cứu • Kiến thức quản trị sản xuất kinh doanh trong các cơ sở sản xuất kinh doanh • Các vấn đề tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh • Người tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh • Mục đích sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp

  6. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp • Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt • Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống • Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ • Thường có chu kỳ dài, tiến hành ngoài trời trên không gian rộng • Chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

  7. (tiếp…) • Sản xuất nông nghiệp nước ta phổ biến là sản xuất nhỏ • Bình quân ruộng đất theo đầu người thấp và lao động nhiều và phân bố không đều giữa các vùng miền • Sản xuất nông nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa

  8. Nhiệm vụ môn học • Nghiên cứu và ứng dụng các quy luật của sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp • Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý kinh doanh nông nghiệp • Tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn ở trong và ngoài nước về tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp

  9. Nội dung môn học • Các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp • Cơ sở khoa học của quản trị kinh doanh nông nghiệp • Tổ chức bộ máy quản trị trong các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp • Chiến lược kinh doanh nông nghiệp • Kế hoạch sản xuất kinh doanh nông nghiệp

  10. (tiếp…) • Quản trị các yếu tố sản xuất trong kinh doanh nông nghiệp • Tổ chức kinh doanh trồng trọt và chăn nuôi • Tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp

  11. Phương pháp nghiên cứu môn học • Phương pháp thống kê • Phương pháp điều tra • Phương pháp nghiên cứu điển hình • Phương pháp chuyên gia • Phương pháp toán học • V.v…

  12. Chương 2: Các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp Mục tiêu: • Nắm được nguyên tắc lựa chọn các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp • Phân biệt được các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp

  13. Vai trò của lựa chọn các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp • Khai thác đầy đủ và hợp lý các nguồn lực trong nông nghiệp • Sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế • Xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo yêu cầu của kinh tế thị trường

  14. Nguyên tắc lựa chọn và tổ chức các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp • Đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả • Hiệu quả kinh tế • Hiệu quả xã hội • Hiệu quả môi trường • Các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ

  15. (tiếp…) • Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của nông nghiệp, nông thôn nước ta • Đảm bảo tính thống nhất trên 3 mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối

  16. Các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp • Hộ nông dân • Khái niệm: Là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình.

  17. (tiếp…) • Đặc điểm • Mục đích của hộ nông dân là sản xuất nông lâm sản phẩm phục vụ chính họ • Sản xuất dựa trên công cụ thủ công và trình độ canh tác lạc hậu • Các thành viên trong hộ có sự gắn bó về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối • Là đơn vị tái tạo nguồn lao động

  18. (tiếp…) • Vai trò • Sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu xã hội • Khai thác các nguồn lực (đất đai, lao động, vốn, v.v…) • Từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất • Góp phần xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn

  19. (tiếp…) • Quá trình phát triển • Giai đoạn 1954 – 1986 • Giai đoạn 1988 – nay

  20. Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân • Các hộ nông dân sản xuất tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa nhỏ • Các hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc chuyển sang các hộ có tỷ suất hàng hóa cao • Các hộ có tỷ suất hàng hóa cao trở thành trang trại • Một số hộ chuyển sang kinh doanh các ngành nghề nông thôn

  21. Trang trại • Khái niệm: Là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa; tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung tương đối lớn; cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao; hoạt động tự chủ và gắn với thị trường.

  22. Đặc trưng • Mục đích của trang trại là sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu thị trường • TLSX thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của chủ thể độc lập • Chủ trang trại là người có ý chí và có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh • Tổ chức sản xuất kinh doanh của trang trại tiến bộ hơn

  23. Vai trò • Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn • Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa • Tạo ra sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn • Có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất • Tạo việc làm và tăng thu nhập trong nông thôn

  24. Tiêu chí nhận dạng trang trại • Giá trị sản phẩm hàng hóa tạo ra trong 1 năm: từ 40 triệu đồng trở lên • Quy mô diện tích đất đai và số lượng gia súc, gia cầm • Đối với trang trại cây hàng năm: 2 ha ở phía Bắc và 3 ha ở phía Nam • Đối với trang trại cây lâu năm: 3 ha • Đối với trang trại hoa cây cảnh: 0,5 ha

  25. (tiếp…) • Quy mô về vốn và lao động • Đầu tư vốn trên 20 triệu đồng • Thuê 2 lao động trở lên

  26. Phân loại trang trại • Theo tính chất sở hữu • Trang trại gia đình • Trang trại ủy thác cho người nhà, bạn bè quản lý • Theo phương hướng sản xuất • Trang trại cây thực phẩm • Trang trại cây ăn quả • Trang trại cây công nghiệp • Trang trại chăn nuôi đại gia súc • Trang trại nuôi trồng thủy sản • V.v…

  27. Tình hình phát triển trang trại • Vùng trung du và miền núi • Chủ yếu là trang trại vườn rừng, vườn đồi, v.v… • Hình thành từ 3 dạng chủ yếu + Từ các hộ đồng bằng lên xây dựng vùng kinh tế mới + Từ các hộ thành viên nông, lâm trường + Tư nhân đến thuê đất • Phương hướng kinh doanh + Kinh doanh tổng hợp + Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp + Chăn nuôi đại gia súc

  28. (tiếp…) • Vùng ven biển • Trang trại nuôi trồng thủy sản • Trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp với sản xuất nông nghiệp • Vùng đồng bằng • Chủ yếu trang trại quy mô nhỏ • Trang trại trồng trọt • Trang trại chăn nuôi • Trang trại kết hợp sản xuất nông nghiệp với ngành nghề phi nông nghiệp

  29. Hợp tác xã nông nghiệp • Khái niệm: Là tổ chức kinh tế của các hộ nông dân cá thể, pháp nhân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo pháp luật và có tư cách pháp nhân.

  30. Đặc điểm • Tự nguyện gia nhập và ra khỏi HTXNN • Các xã viên bình đẳng trong tham gia quản lý, kiểm tra giám sát và có quyền ngang nhau trong biểu quyết • Tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh • Có tư cách pháp nhân và bình đẳng trước pháp luật • Mục đích thành lập HTXNN là phục vụ sản xuất của hộ nông dân

  31. Vai trò • Cung cấp đầy đủ, kịp thời và đảm bảo chất lượng các yếu tố đầu vào và dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp • Điều tiết sản xuất nông nghiệp • Là nơi tiếp nhận sự trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân

  32. Phân loại • HTX sản xuất nông nghiệp • Chủ yếu là các HTX kiểu cũ • Tồn tại trước khi đổi mới • Mục đích hoạt động là tạo ra quy mô sản xuất thích hợp chống lại sự chèn ép của tư thương

  33. (tiếp…) • HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ • Chủ yếu hoạt động theo kiểu HTX chuyên môn hóa sản phẩm • Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ • Hộ nông dân trực tiếp sản xuất • HTX thực hiện khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm • Ví dụ: HTX rau an toàn, v.v…

  34. (tiếp…) • HTX dịch vụ • Dịch vụ đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV, v.v…) • Dịch vụ các khâu cho sản xuất (làm đất, thủy lợi, bảo vệ đồng ruộng, chế biến, v.v…) • Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm • Khách hàng chủ yếu là xã viên và nông dân • Các loại HTX dịch vụ + Dịch vụ tổng hợp + Dịch vụ chuyên khâu

  35. Phương hướng đổi mới và phát triển • Loại HTX chuyển đổi và xây dựng mới có kết quả • Loại HTX hoạt động một vài khâu nhưng kết quả thấp • Loại HTX chỉ tồn tại trên hình thức

  36. Doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước • Khái niệm: Là loại hình doanh nghiệp nông nghiệp do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu, là pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao.

  37. Vai trò • Định hướng và tạo tiềm lực kinh tế cho Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết đối với nông nghiệp và nền kinh tế • Nắm giữ các hoạt động quan trọng của sản xuất nông nghiệp • Hỗ trợ kinh tế hộ nông dân • Giữ gìn an ninh quốc phòng

  38. Thực trạng phát triển • Giai đoạn 1954 – 1986 • Bao gồm các nông, lâm trường quốc doanh, công ty thuốc BVTV, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp được Nhà nước xây dựng • Điều hành và quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung nên chưa phát huy được vai trò • Kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước

  39. (tiếp…) • Giai đoạn 1988 – nay • Điều chỉnh phương hướng SXKD • Tổ chức lại bộ máy quản lý gọn nhẹ • Điều hành sản xuất bằng cơ chế khoán • Bán giá trị vườn cây cho các hộ gia đình công nhân viên chức • Tính chất sở hữu từng bước chuyển sang sở hữu hỗn hợp • Hoạt động khó khăn trong cơ chế thị trường

  40. Phương hướng đổi mới • Đối với các doanh nghiệp sản xuất • Chuyển đổi sang chế biến và tiêu thụ sản phẩm • Thực hiện bán vườn cây và giao đất lâu dài cho hộ công nhân • Đổi mới quản lý và tổ chức trong doanh nghiệp

  41. (tiếp…) • Đối với các doanh nghiệp dịch vụ các yếu tố đầu vào • Củng cố các doanh nghiệp hoạt động trong các khâu quan trọng • Đổi mới tổ chức và quản lý trong các doanh nghiệp theo hướng khoán kinh doanh

  42. (tiếp…) • Đối với các doanh nghiệp thủy nông • Tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới quản lý kinh doanh • Hạch toán đầy đủ và bù đắp chi phí cho các hoạt động của doanh nghiệp • Cổ phần hóa các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước

  43. Công ty TNHH một thành viên • Khái niệm Là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. • Đặc điểm chủ yếu • Chủ DN có quyền quyết định mọi vấn đề SXKD được quy định trong Điều lệ công ty • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác trong phạm vi vốn điều lệ • Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh • Không được quyền phát hành cổ phần

  44. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên • Khái niệm Là doanh nghiệp trong đó các thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng không vượt quá 50 cùng cam kết góp vốn thành lập công ty. • Đặc điểm chủ yếu • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn góp • Thành viên chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp cho người còn lại, rồi mới đến người ngoài công ty • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh • Không được quyền phát hành cổ phần

  45. Công ty cổ phần • Khái niệm - Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Thành viên sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế tối đa.

  46. (tiếp…) • Đặc điểm chủ yếu • Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp • Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần • Cổ phiếu có thể ghi danh hoặc không ghi danh • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ trường hợp pháp luật quy định • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh • Được phát hành cổ phiếu để huy động vốn

  47. Chương 3: Cơ sở khoa học của quản trị kinh doanh nông nghiệp Mục tiêu: • Nắm được sự ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với quản trị kinh doanh nông nghiệp • Hiểu các nguyên tắc quản trị kinh doanh nông nghiệp • Phân biệt các phương pháp quản trị kinh doanh • Hiểu được nghệ thuật quản trị kinh doanh

  48. Các quy luật trong quản trị kinh doanh nông nghiệp • Khái niệm: Là những hiện tượng mang tính bản chất, thường xuyên, bền vững và lặp đi lặp lại của các sự vật hiện tượng. • Đặc điểm • Các quy luật ra đời, tồn tại và hoạt động khách quan • Các quy luật tự nhiên và kinh tế - xã hội cùng hoạt động đan xen và thống nhất • Cần hiểu cơ chế hoạt động của các quy luật

  49. Các quy luật tự nhiên • Quy luật diễn biến thời tiết khí hậu • Quy luật hình thành đất • Quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi

  50. Các quy luật kinh tế - xã hội • Chịu sự ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên • Sự ảnh hưởng của các quy luật kinh tế - xã hội trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp thường mờ nhạt • Cần nghiên cứu sự hoạt động của các quy luật trong cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp

More Related