1 / 14

TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 938 & NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM

TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 938 & NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM. Phương N. Hoàng Trường Giáo Lý Việt Ngữ St. Patrick Chiều. Việt - 越 (Yue). Bách Việt 百越 : Âu Việt 甌越 Mân Việt 閩越 Dương Việt 陽越 Nam Việt 南越 Lạc Việt 駱越. Các Tên của nước Việt Nam: Văn Lang Âu Lạc Nam Việt Giao Chỉ Giao Châu

Télécharger la présentation

TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 938 & NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 938 &NỀN ĐỘC LẬP DÂN TỘC VIỆT NAM Phương N. Hoàng Trường Giáo Lý Việt Ngữ St. Patrick Chiều

  2. Việt - 越 (Yue) • Bách Việt 百越 : • Âu Việt 甌越 • Mân Việt 閩越 • Dương Việt 陽越 • Nam Việt 南越 • Lạc Việt 駱越 • Các Tên của nước Việt Nam: • Văn Lang • Âu Lạc • Nam Việt • Giao Chỉ • Giao Châu • Vạn Xuân • An Nam - An Nam Đô Hộ Phủ • Đại Cồ Việt • Đại Ngu • Đại Việt • Việt Nam • Các quốc gia của các tộc Việt khác: • Việt 越: 496 TCN – 333 TCN (Thời Xuân Thu 春秋: Việt Vương Câu Tiễn – Ngô Phù Sai – Tây Thi) • Mân Việt 閩越 và Đông Việt 東越: Khoảng 135 TCN (Thời Hán) • Ngô-Việt 吳越 và Mân 閩: 907-978 (Thời Ngũ Đại)

  3. Các tộc Bách Việt 百越 năm 3000 TCN sinh sống từ Nam sông Dương Tử xuống đến đồng bằng sông Hồng. Lãnh Thổ Trong suốt 4000 năm lịch sử các tộc Bách Việt 百越 lần lượt bị tiêu diệt hay đồng hoá. Chỉ còn lại tộc Lạc Việt ban đầu sinh sống ở vùng đồng bằng sông Hồng rồi lan dần xuống vùng đất phía Nam. Cho đến ngày nay, lãnh thổ Việt Nam kéo dài xuống tận Mũi Cà Mau

  4. Thời Kỳ Độc Lập (2879 TCN - 258 TCN) • Nước Văn Lang: • Tộc Lạc Việt • Vua Hùng Vương (18 đời ?) • Nước Âu Lạc: • Tộc Âu Việt (?) + Lạc Việt • Vua An Dương Vương (Thục Phán)

  5. Hơn 1000 Năm Bắc Thuộc(258 TCN - 938) • Nam Việt – Triệu Đà: • Khởi đầu thời kỳ Bắc Thuộc • Tuy Triệu Đà và con cháu là người Tàu nhưng khi cai trị nước Nam Việt thì theo tập tục của người Bách Việt chứ không áp đặt người Bách Việt theo tập tục/văn hóa của người Tàu • Giao Chỉ - Giao Châu – An Nam: • Luật lệ hà khắc • Dân Việt bị khinh miệt, bị đồng hóa, bị bắt đi làm nô lệ (Câu “ăn cơm nhà vác ngà voi” bắt đầu từ thời này) • Nhân tài người Việt đỗ đạt không được làm quan • Phần lớn quan lại được cử đến những vùng xa như Giao Chỉ là những thứ ôn dịch, ngu dốt, ác độc (Sĩ Nhiếp là trường hợp ngoại lệ) • Vì xa Kinh Thành, nên khi quan lại lam dụng quyền hành làm bậy, dân không thưa kiện được, nhiều khi phải làm loạn • Dân bị quan Tàu vơ vét, bóc lột, thuế má nặng nề • Bao nhiêu đồ quí báu bị vơ vét đưa về Tàu

  6. Các cuộc khởi nghĩa • Trưng Vương (40-43) • Triệu Thị Chinh (248) • Lý Nam Đế (544–548) • Triệu Việt Vương (549-571) • Mai Hắc Đế (722) • Phùng Hưng (791)

  7. Tình Hình Bên Tàu vào đầu thế kỷ X • Nhà Đường 唐 (Tang Dynasty 618-907) xụp đổ vào đầu thế kỷ X. • Tại Trung Nguyên, 5 triều đại (五代 Wudai) thay nhau cai trị Trung Quốc • Các tiết độ sứ (military commissioner) ở các vùng ngoài Trung Nguyên mỗi người chiếm cứ một vùng và thành lập 10 nước (十國 Shiguo). • Tiết độ sứ vùng Đông Hải Đoàn Tư Bình 段思平 (Duan Siping) lợi dung cơ hội này chiếm vùng đất của Nam Chiếu (Nanzhao) và thành lập nước Đại Lý vào năm 937. • Tiết độ sứ vùng Thanh Hải là Lưu Ẩn 劉隱 (Liu Yin) và em là Lưu Nham 劉岩 (Liu Yan) chiếm vùng Quảng Đông. Đến năm 911, Lưu Nham thành lập nước Đại Việt 大越 (Dayue) rồi đến năm 917 đổi tên thành Nam Hán 南漢 (Nanhan)

  8. Tình hình nước ta vào đầu thế kỷ X • Tại Giao Chỉ (Việt Nam) lúc đó thì Khúc Thừa Dụ là người Việt do có công dẹp loạn được dân tôn lên làm Tiết độ sứ Giao Châu(906). Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 1 năm thì mất (907). Con là Khúc Hạo lên thay làm tiết độ sứ. Khi nhà Đường xụp đổ, Khúc Hạo liên thủ với Lưu Nham ở Quảng Đông. • Đến năm 917 Lưu Nham thành lập nước Nam Hán cũng là lúc Khúc Hạo mất. Con là Khúc Thừa Mỹ lên thay và không chịu theo Nam Hán mà nhận chức Tiết độ sứ của nhà Lương ở Trung Nguyên. Vua Nam Hán tức giận đem quân sang bắt Thừa Mỹ, nhập Giao Châu vào Nam Hán. Vua Nam Hán đặt tiết độ sứ người Tàu cai trị Giao Châu. • Năm 931, Dương Đình Nghệ (nguyên là tướng của Khúc Hạo) nổi dậy đánh đuổi Tiết độ sứ người Tàu rồi tự xưng làm Tiết độ sứ Giao Châu. Dương Đình Nghệ làm Tiết độ sứ được 6 năm thì bị nha tướng là Kiều Công Tiễn phản bội, giết đi (938). • Ngô Quyền là tướng của Dương Đình Nghệ đang giữ Ái Châu, nghe tin Kiều Công Tiễn làm phản thì kéo quân về đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. • Vua Nam Hán chụp ngay cơ hội này đem quân sang nước ta đánh Ngô Quyền. Trận Bạch Đằng Giang (938) là nơi quân ta đánh quân Nam Hán.

  9. Trận Bạch ĐằngChuẩn Bị

  10. Diễn Tiến Trận Chiến Sông Bạch Đằng Hoằng Tháo bay đầu

  11. Ý Nghĩa Lịch Sử • Lịch sử sang trang. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc Thuộc. Dành lại độc lập cho nước nhà. Mở màn cho gần 1000 năm tự chủ. • Lần đầu tiên quân Việt Nam đánh bại quân Tàu hùng mạnh hơn gấp chục lần với đầy đủ vũ khí, tàu chiến. • Lần đầu tiên quân Việt có tổ chức quy củ, đánh trận có chiến thuật, chiến lược, xếp đặt mưu kế và thực hiện hoàn hảo. Đó là dấu chỉ của sự lớn mạnh của quân Việt, từ đám quân ô hợp trở thành một quân đội có tổ chức. Và sau đó quân ta liên tục đánh thắng quân Tàu như: • Lý Thường Kiệt phá Tống • Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo 3 lần phá quân Nguyên • Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh • Quang Trung phá quân Thanh

  12. Kết luận • Dân Việt là một dân tộc anh hùng, bất khuất, có lòng yêu nước rất mãnh liệt. • Dù giặc có thắng được dân Việt, bắt ta đô hộ cả ngàn năm đi nữa cuối cùng dân ta cũng đứng lên lật đổ, đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. • Là một người Việt, ta tự hào về giòng máu kiên cường bất khuất của mình. • Nhớ ơn các bậc cha ông đã hy sinh xương máu cho ta được như ngày nay. • Đến lượt mình, mình cũng phải làm gì đó trong khả năng của mình để làm vẻ vang dân tộc và truyền lại truyền thống tốt đẹp của người Việt cho thế hệ mai sau.

  13. Q & A

  14. THE END

More Related