1 / 24

Nội dung bài trình bày:

CHƯƠNG TRÌNH CHĂM NUÔI TẠM THỜI TRONG DỰ ÁN ĐẨY MẠNH CHĂM SÓC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ MỒ CÔI VÀ TRẺ BỊ ẢNH HƯỞNG Ngày 24 tháng 5 năm 2010. Nội dung bài trình bày:. Dự án đẩy mạnh chăm sóc dựa vào cộng đồng cho trẻ mồ côi và trẻ bị ảnh hưởng ở Việt Nam (Viết tắt là PCC-OVC)

hafwen
Télécharger la présentation

Nội dung bài trình bày:

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHƯƠNG TRÌNH CHĂM NUÔI TẠM THỜI TRONG DỰ ÁN ĐẨY MẠNH CHĂM SÓC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ MỒ CÔI VÀ TRẺ BỊ ẢNHHƯỞNG Ngày 24 tháng 5 năm 2010

  2. Nội dung bài trình bày: • Dự án đẩy mạnh chăm sóc dựa vào cộng đồng cho trẻ mồ côi và trẻ bị ảnh hưởng ở Việt Nam (Viết tắt là PCC-OVC) • Chăm nuôi tạm thời là gì? • Tại sao chăm nuôi tạm thời lại quan trọng? • Bối cảnh chăm nuôi tạm thời tại Việt Nam • Chương trình chăm nuôi tạm thời trong dự án PCC-OVC

  3. Dự án Đẩy mạnh chăm sóc dựa vào cộng đồng cho trẻ mồ côi và trẻ bị ảnh hưởng tại Việt Nam

  4. Đẩy mạnh chăm sóc dựa vào cộng đồng cho trẻ mồ côi và trẻ bị ảnh hưởng (PCC-OVC) • Bắt đầu: Tháng 4/2008 • Địa bàn: Hiện tại ở 4 quận huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Long Biên và Sóc Sơn • Đối tượng: • Trẻ bị ảnh hưởng • Người chăm sóc trẻ và các thành viên trong gia đình • Các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe và các dịch vụ khác • Nhân viên chăm sóc tại nhà • Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam

  5. Biểu đồ thực hiện dự án Ban quảnlýdựán (HealthRight, HộiLiênHiệpPhụNữHàNội, Cácnhómtựlực, Sở LĐTB-XH, Trungtâmphòngchống AIDS. Các Trung tâm nụ cười của Mặt trời Chăm nuôi tạm thời Đội quản lý trường hợp của HealthRight (Cán bộ y tế, Cán bộ tâm lý và cán bộ xã hội) 47 Nhân viên chăm sóc tại nhà được lựa chọn và đào tạo từ các Hội phụ nữ địa phương và các nhóm tự lực Hơn 450 trẻ bị ảnh hưởng và gia đình trẻ

  6. Chăm nuôi tạm thời là gì?

  7. Trên thế giới có rất nhiều trẻ em không thể sống cùng gia đình cha mẹ đẻ của mình. Có rất nhiều lý do đặc biệt tại sao trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV ít có khả năng để có thể sống với một gia đình, ví dụ: • Cha mẹ quá ốm • Cha mẹ chết vì HIV (HIV có nhiều khả năng ảnh hưởng đến cả cha lẫn mẹ nhiều hơn các bệnh khác) • Sự kỳ thị với HIV làm cho cha mẹ ít có khả năng nhận được hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng khi nuôi trẻ. Những trẻ này sẽ thật sự cần được chăm sóc thay thế.

  8. Chăm nuôi tạm thời là một hình thức chăm sóc thay thế - nó là một loại hình cung cấp cuộc sống gia đình cho những trẻ không thể sống với cha mẹ đẻ của mình. Mô hình này cung cấp sự chăm sóc tạm thời cho trẻ trong thời gian cha mẹ trẻ đang giải quyết các vấn đề của mình, hoặc giúp trẻ em, những người trẻ tuổi vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc đời. 8

  9. Trẻ được chăm nuôi tạm thời có thể ở trong “mô hình chăm sóc bởi họ hàng” - Có nghĩa trẻ là họ hàng với bố mẹ chăm nuôi trẻ. Hoặc Trong ‘mô hình chăm sóc không họ hàng”, trẻ không hề có họ hàng về mặt sinh học với cha mẹ chăm nuôi trẻ. 9

  10. Thông thường trẻ sẽ trở về gia đình mình sau khi vấn đề dẫn trẻ đến mô hình chăm nuôi tạm thời được giải quyết và khi đó cha mẹ trẻ có thế chăm sóc trẻ an toàn. Một vài trường hợp khác có thể được chăm nuôi tạm thời trong thời gian dài, một vài có thể được nhận làm con nuôi, và số trẻ khác có thể sống tự lập. Ưu tiên hàng đầu là giúp trẻ đoàn tụ với gia đình của mình khi có thể và khi trẻ được an toàn 10

  11. Trong thế giới công nghiệp hóa, thông thường người ta hướng tới những sắp đặt tạm thời, chính thức được thực hiện giữa Nhà nước và các gia đình đã được tập huấn, quản lý và cũng được hỗ trợ ở một mức nào đó.

  12. Tại sao chăm nuôi tạm thời lại quan trọng?

  13. Tác động tiêu cực của việc đưa trẻ vào các cơ sở từ thiện • Bỏ qua, không quan tâm đến “những lợi ích tốt nhất của trẻ” và “quyền được lớn lên trong môi trường gia đình” của trẻ. • Nguy cơ bị lạm dụng cao • Thiếu sự chăm sóc riêng biệt, thiếu các khuyến khích phát triển về tình cảm và cũng như trí tuệ. • Thiếu sự chăm sóc liên tục và ổn định của người chăm sóc trẻ • Thường sắp đặt trong 1 hệ thống không thật sự cần thiết và trong thời gian lâu hơn so với nhu cầu • Chi phí hoạt động cao 13

  14. Dẫn đến Hậu quả tiêu cực • Trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp xúc với người khác • Các vấn đề tình cảm/hành vi • Chất lượng giáo dục thấp • Trẻ gặp khó khăn khi chuyển sang sống tự lập • Tình trạng vô gia cư, phạm pháp, lạm dụng các chất nguy hiểm 14

  15. Lợi ích tốt nhất của trẻ trong các mô hình Chăm sóc dựa vào họ hàng Chăm nuôi tạm thời Hộ gia đình lấy trẻ làm trung tâm Các ngôi nhà sống theo kiểu nhóm gia đình Trại mồ côi

  16. Ngày nay chăm sóc dựa vào gia đình đang được thừa nhận là mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ: Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em Các hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về chăm sóc thay thế Đó là một hình thức quan trọng của chăm sóc thay thế được áp dụng tại Mỹ, Úc và nhiều nước khác. 16

  17. Chăm nuôi tạm thời tại Việt Nam

  18. Chăm nuôi tạm thời không chính thức Nghị định 38 – cung cấp một khung pháp lý cơ bản và hỗ trợ cho các gia đình chăm nuôi tạm thời, hiện đang được chỉnh sửa lại. Kế hoạch hành động quốc gia cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV – Một nhu cầu về chăm sóc thay thế mạnh hơn, được ưu tiên thực hiện bởi Bộ LĐTB-XH.

  19. Mô hình chăm nuôi tạm thời trong dự án PCC-OVC

  20. Hệ thống- 4 Ban quản lý chăm nuôi tạm thời tại 4 quận/huyện • Bao gồm thành viên của Ủy ban nhân dân, Sở LĐTB-XH, Sở y tế quận/huyện, Hội phụ nữ và tổ chức HealthRight • Cung cấp: • Hướng dẫn về chương trình và việc mở rộng của dự án • Hỗ trợ pháp lý cho việc ban hành các quyết định sắp đặt trẻ • Vận động trẻ và cha mẹ tiềm năng • Kết nối các dịch vụ và hỗ trợ

  21. Vận động và xây dựng năng lực • Hội thảo quốc gia năm 2009 • Làm việc với các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia và cấp quận/huyện • Tạo ra sự quan tâm của các địa phương • Tạo ra những công cụ

  22. Sơ đồ quy trình Vận động và xét duyệt cha mẹ chăm nuôi tạm thời Nhận dạng và đánh giá trẻ Sắp đặt cho trẻ Giám sát và hỗ trợ việc sắp đặt trẻ Lập kế hoạch vĩnh viễn cho trẻ

  23. Câu hỏi

  24. Trân trọng cảm ơn!

More Related