1 / 50

ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT CÀ PHÊ ĐẮK LẮK

ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT CÀ PHÊ ĐẮK LẮK. Trần Thị Quỳnh Chi Viện Kinh tế Nông Nghiệp-Dự án MISPA Tháng 10, 2005. Bố cục báo cáo. Giới thiệu về nghiên cứu Lý do tiến hành nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

isaura
Télécharger la présentation

ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT CÀ PHÊ ĐẮK LẮK

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CHO SẢN XUẤT CÀ PHÊ ĐẮK LẮK Trần Thị Quỳnh Chi Viện Kinh tế Nông Nghiệp-Dự án MISPA Tháng 10, 2005

  2. Bố cục báo cáo • Giới thiệu về nghiên cứu • Lý do tiến hành nghiên cứu • Mục tiêu nghiên cứu • Phương pháp nghiên cứu • Kết quả nghiên cứu • Mô tả đặc điểm nông hộ • Thực tiễn sử dụng nước cho sản xuất cà phê • Thực tiễn sử dụng phân bón • Thực tiễn sử dụng thuốc trừ sâu • Đánh giá tác động môi trường • Kết luận và kiến nghị

  3. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU • Lý do nghiên cứu: • Thời kỳ giá tăng mạnh giữa 90s khiến nông dân mở rộng diện tích ồ ạt • Thâm canh cà phê mà không chú ý đến môi trường và nguồn lực. Mục tiêu cuối cùng chỉ là lợi nhuận. • Gần đây, giá đầu vào tăng cao: phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu… • Môi trường tự nhiên có dấu hiệu cạn kiệt và ô nhiễm, đặc biệt là nước ăn. • Chỉ có một số NC của các công ty tư vấn nước ngoài đề cập đến vấn đề này nhưng kết quả chưa được phổ biến rộng.

  4. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU • Mục tiêu nghiên cứu • Xác định thực trạng sử dụng các nguồn lực cho sản xuất cà phê hiện nay ở Đắk Lắk và đánh giá tác động của việc sử dụng nguồn lực đến môi trường và kinh tế hộ điều tra. • Phương pháp nghiên cứu • Thu thập số liệu • Thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp • Thu thập số liệu sơ cấp • Nông hộ (bảng hỏi bán cấu trúc) • Khuyến nông và Viện nghiên cứu (họp chuyên gia) • Phân tích số liệu • Các biện pháp thống kê để mô tả số liệu • Biện pháp thống kê để kiểm định ý nghĩa thống kê và so sánh với các giá trị mẫu (t-test, ANOVA, Correlation)

  5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  6. MÔ TẢ NÔNG HỘ • Điều tra được tiến hành tại 2 huyện Krong Ana và CuMgar và 4 xã: Ea Tieu, Ea Ktur, Cư Suê và Ea Pok. • Diện tích trồng cà phê của 2 huyện năm 2004 là 52339 ha, chiếm 54% tổng diện tích nông nghiệp của hai huyện .

  7. MÔ TẢ NÔNG HỘ Đặc điểm nông hộ • Hầu hết chủ hộ là nam giới • Tuổi trung bình của chủ hộ là khoảng 45 tuổi. • 96 % nằm trong độ tuổi lao động • 91% dân di cư từ vùng khác đến, khoàng 25 năm • Số thành viên trung bình trong hộ là 5, trong đó 3,4 trưởng thành và 2,4 làm nghề nông. • Trình độ văn hoá chưa cao thấp. 55% tốt nghiệp cấp II, và 30% tốt nghiệp cấp I

  8. MÔ TẢ NÔNG HỘ Đặc điểm nông hộ Nhóm nghiên cứu chia số hộ điều tra thành 3 nhóm theo phương pháp phân tổ dựa trên thu nhập của hộ.

  9. MÔ TẢ NÔNG HỘ Tình hình sử dụng đất • Diện tích đất trung bình/hộ là 1.45 ha, trong đó 1.15 ha cho cà phê • Nhóm hộ giàu phân bổ ít đất cho cà phê hơn nhóm hộ nghèo và TB Tổng diện tích đất NN và đất cà phê theo nhóm hộ (ha/HH)

  10. MÔ TẢ NÔNG HỘ • Năng suất cà phê giảm từ năm 2003 vì một số lý do: • Đầu tư vào cây cà phê giảm do giá giảm. • Chính phủ khuyến khích cắt giảm diện tích cà phê ở những khu vực không thuận lợi xuống còn 450.000 ha. • Năm 2004, thời tiết khô hạn, không thuận lợi nên năng suất thấp Sản lượng cà phê (tấn/hộ)

  11. MÔ TẢ NÔNG HỘ • Sản lượng cà phê theo nhóm hộ và huyện Năng suất cà phê theo nhóm hộ (tấn/ha) Năng suất cà phê theo huyên (tấn/ha)

  12. MÔ TẢ NÔNG HỘ

  13. MÔ TẢ NÔNG HỘ • Thu nhập nông hộ năm 2003 (khoảng 40,4 triệu/hộ) thấp hơn năm 2004 (41,7 triệu/hộ) • Chủ yếu do thu nhập từ cây trồng khác tăng 7% và thu nhập từ chăn nuôi tăng 6%. Thu nhập từ cà phê chỉ tăng khoảng 2,7%. • Cà phê vẫn chiếm 80% trong tổng thu nhập (cơ cấu thu nhập từ cà phê trong tổng thu nhập năm 2004 thấp hơn 2003 0,4%)

  14. THU NHẬP NÔNG HỘ

  15. MÔ TẢ NÔNG HỘ • Nguồn thu nhập theo huyện và nhóm thu nhập • Thu nhập của hộ càng cao, mức độ đa dạng hoá hoạt động nông nghiệp càng lớn (thể hiện qua tỉ lệ giữa đất cà phê và đất NN). Các nguồn thu nhập nông hộ 2004 (%) Các nguồn thu nhập 2004 theo nhóm hộ

  16. CƠ CẤU CHI PHÍ SX CÀ PHÊ 2004

  17. MÔ TẢ NÔNG HỘ: CHI PHÍ SX CÀ PHÊ • Không sử dụng lao động gia đình, tổng chi phí 2004 khi dùng biện pháp tưới phun là 7.258 đồng/kg, cao hơn so với biện pháp tưới gốc (6.589 đồng/kg). • Sử dụng lao động gia đình, tổng chi phí lớn hơn rất nhiều. Với biện pháp tưới phun, chi phí là 8.642 đ/kg và tưới gốc là 8.026 đ/kg. • Chi phí lao động gia đình cao nhất là trong tỉa thưa, vận chuyển và thu hoạch, chiếm 57%, 55% và 50% tổng chi phí nhân công. Kế đến là chi phí làm cỏ và bảo dưỡng bồn cây.

  18. MÔ TẢ NÔNG HỘ: CHI PHÍ SX CÀ PHÊ • Chi phí áp dụng biện pháp tưới phun cao hơn so với biện pháp tưới gốc ở các nhóm hộ giàu và hộ trung bình. • Chênh lệch chi phí sử dụng lao động gia đình và không sử dụng lao động gia đình ở nhóm thu nhập thấp, lần lượt là 2,38 và 2,28 triệu đ/tấn đối với biện pháp tưới gốc và biện pháp tưới phun. • Như vậy nhóm thu nhập thấp sử dụng nhiều lao động gia đình cho sản xuất cà phê hơn nhóm trung bình và nhóm thu nhập cao. • Với biện pháp tưới phun, chi phí lao động gia đình của nhóm thu nhập thấp lên tới 2,3 triệu đ/tấn trong khi chi phí của hai nhóm kia là 1,7 và 0,8 triệu đồng/tấn. Trong trường hợp sử dụng biện pháp tưới gốc, chi phí lao động gia đình lần lượt là 1,8; 1,4 và 0,7 triệu đ/tấn.

  19. CHI PHÍ TƯỚI NƯỚC (000 đ/tấn)

  20. CHI PHÍ TƯỚI NƯỚC (000 đ/tấn) • Chi phí tưới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí • Trong trường hợp sử dụng lao động gia đình, tổng chi phí nước tưới khi áp dụng biện pháp tưới gốc thấp hơn 26% so với khi áp dụng biện pháp tưới phun. • Chi phí cố định của biện pháp tưới phun cao hơn rất nhiều so với tưới gốc (gần 2 lần) • Chi phí hoạt động của biện pháp tưới phun thấp hơn so với tưới gốc (852 so với 928 nghìn đồng/tấn khi sử dụng lao động gia đình) bởi vì tưới phun sử dụng nhân công ít hơn so với tưới gốc • Trong trường hợp không sử dụng lao động gia đình, chi phí khi áp dụng biện pháp tưới gốc cũng thấp hơn so với khi áp dụng biện pháp tưới phun (lần lượt là 2.152 và 2.821 nghìn VND t-1 )

  21. Chi phí tưới nước theo nhóm (000 đ/tấn)

  22. CHI PHÍ TƯỚI NƯỚC (000 đ/tấn) • Chi phí tưới của Krong Ana cao hơn CuMgar, đặc biệt là chi phí hoạt động. Chi phí cố định của những hộ áp dụng biện pháp tưới gốc ở Krong Ana cao hơn 9% so với ở CuMgar. • Tất cả các hạng mục chi phí của những hộ sử dụng nguồn nước công cộng đều cao hơn so với các hộ sử dụng nguồn nước tư nhân.

  23. CHI PHÍ PHÂN BÓN THEO NHÓM (000 đ/tấn) • Chi phí phân bón của huyện CuMgar (3.2 triệu đ/tấn) cao hơn Krong Ana (2.8 triệu đ/tấn) do giá một số loại phân ở huyên CuMgar (SA, Thermo-phosphate) cao hơn (với mức chênh lệch của hai loại phân này khoảng 115 và 710 đ/kg). • Tổng chi phí mà hộ thu nhập thấp phải trả cho một tấn cà phê cao hơn hộ thu nhập trung bình (chênh lệch 300 nghìn đồng/tấn). Chi phí lao động và vận chuyển của hộ thu nhập thấp cao hơn hai nhóm còn lại do nhóm này có xu hướng sử dụng nhiều lao động vào bón phân hơn hai nhóm còn lại. Ngoài ra, giá phân bón mà hộ thu nhập thấp mua cao hơn so với hộ trung bình (3330 và 3150 đ/kg).

  24. CHI PHÍ THUỐC TRỪ SÂU THEO NHÓM • Chi phí thuốc trừ sâu ở Krong Ana cao hơn CuMgar (mức chênh lệch 76 nghìn đồng/tấn) do cà phê CuMgar bị nhiễm nhiều sâu bệnh hơn Krong Ana

  25. THỰC TIỄN SỬ DỤNG NƯỚC • Tới 85 % số hộ sử dụng biện pháp tưới gốc, 15% sử dụng tưới phun do tưới phun đầu tư tốn kém % of hộ nông dân theo nhóm hộ áp dụng biện pháp tưới % of hộ nông dân áp dụng biện pháp tưới theo huyện

  26. THỰC TIỄN SỬ DỤNG NƯỚC % số hộ dùng các nguồn nước khác nhau

  27. THỰC TIỄN SỬ DỤNG NƯỚC % hộ gia đình áp dụng các lần tưới

  28. THỰC TIỄN SỬ DỤNG NƯỚC

  29. THỰC TIỄN SỬ DỤNG NƯỚC Lượng nước sử dụng theo các nhóm

  30. THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHÂN BÓN

  31. THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHÂN BÓN • Trung bình, các hộ bón 1140 kg phân cho 1 tấn cà phê quả. Loại phân chính là NPK và phân xanh, chiếm 26.5 % và 33 %. SA, urea, thermo-phosphate, KCl chiếm khoảng 8%. • Huyện Krong Ana dùng ít phân bón hơn CuMgar (1088 và 1191 kg/tấn hạt). Loại phân chủ yếu huyện Krong Ana sử dụng là NPK và phân xanh, chiếm 33 và 40 %. CuMgar dùng nhiều loại phân hơn như phân xanh, NPK, SA and Thermo-phosphate, chiếm lần lượt 27, 21,11 và 13 % tổng lượng bón. • Nhóm thu nhập cao sử dụng chủ yếu phân hoá học (chiếm 40% tổng lượng phân). Nhóm thu nhập thấp sử dụng phân xanh (chiếm 40%)

  32. THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHÂN BÓN

  33. THỰC TIỄN SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU

  34. THỰC TIỄN SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU

  35. DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG • 99% số hộ nhận được các dịch vụ khuyến nông năm 2004 • Cơ sở khuyến nông là đơn vị cung cấp dịch vụ chính cho người dân với chất lượng tốt nhất. • Dịch vụ khuyến nông được cung cấp miễn phí • Trú trọng nhóm người nghèo. • 65 % số hộ đồng ý trả phí dịch vụ khuyến nông nếu chất lượng tốt

  36. DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG Hạn chế và khó khăn của hoạt động khuyến nông hiện nay; • Đối tượng cung cấp dịch vụ vẫn là những đối tượng truyền thống, ND không nhận được dịch vụ qua phương tiện truyền thông như TV, radio hay internet. • Các đơn vị nghiên cứu chưa chủ động tham gia vào hoạt động khuyến nông hoặc cung cấp dịch vụ hạn chế • Chưa có cơ chế hỗ trợ, trao đổi thông tin hai chiều • Dịch vụ được cung cấp chủ yếu qua các khoá tập huấn mà mới chỉ dừng lại 1 lần/năm.

  37. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

  38. NƯỚC TƯỚI

  39. NƯỚC TƯỚI

  40. NƯỚC TƯỚI

  41. PHÂN BÓN

  42. PHÂN BÓN

  43. PHÂN BÓN

  44. PHÂN BÓN

  45. THUỐC TRỪ SÂU • Nông dân trong vùng điều tra phát hiện được 3 loại bệnh gây hại đến cà phê, đó là rệp vừng (7.5% số hộ phỏng vấn), vảy nến (31.2%) và kiến (5.4%). Tuy nhiên, kiến chỉ là sinh vật dẫn dụ côn trùng. • Không biết gọi tên các loại bệnh • Không có nông dân nào đề cập đến các loại bệnh phổ biễn theo phát hiện của các cq nghiên cứu

  46. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

  47. KẾT LUẬN • Nông dân vùng điều tra (đặc biệt là nhóm thu nhập cao và nhóm có khả năng tiếp cận nhiều với nguồn nước) sử dụng quá lượng nước khuyến cáo, tưới nước nhiều lần hơn, khiến cho mực nước ngầm bị mất cân bằng, • Nông dân (đặc biệt là nhóm thu nhập cao) dùng quá nhiều phân hoá học, làm dư thừa các yếu tố thành phần trong phân, với số lần bón phân cũng cao hơn mức khuyến cáo. • Nông dân chưa biết phân biệt hết các loại bệnh trong cây cà phê. Chi phí thuốc trừ sâu của nhóm thu nhập thấp cao hơn do ít đầu tư ban đầu.

  48. Đối với Bộ và chính quyền địa phương • Theo dõi và đánh giá việc sử dụng các yếu tố đầu vào • Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa viện nghiên cứu và hệ thống khuyến nông • Thu thập kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước (đặc biệt qua tổ chức ICO) và chuyển giao • Mở rộng các hình thức phổ biến thông tin • Các vấn đề về tài chính - Tự chủ tài chính - Kế hoạch từ dưới lên - Rút ngắn thời gian lập và thông qua kế hoạch

  49. Đối với khuyến nông và nghiên cứu • Tăng số lần cung cấp dịch vụ hướng dẫn phương pháp sử dụng vật tư đầu vào • Tăng cường thông tin hai chiều • Mở rộng đối tượng cung cấp dịch vụ • Mở rộng kênh cung cấp thông tin: phương tiện truyền thông, bưu điện xã, internet. • Cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu thị trường • Thu phí tư vấn khuyến nông

  50. Đối với nông dân • Tưới quá nhiều nước có thể làm mất cân bằng mực nước ngầm, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất, tăng chi phí sản xuất. Chỉ nên tưới khoảng 400 lít mỗi lan mot cay trong năm ít mưa như năm 2004 trong 2-3 lần vào giữa tháng 1 và giữa tháng 2. • Bón phân hợp lý để tránh ô nhiễm môi trường, lãng phí chi phí, ảnh hưởng xấu tới chất lượng và an toàn thực phẩm. • Trú trọng đến các khuyến cáo của khuyến nông để nhận biết được loại bệnh và phương pháp cứu chữa • Cung cấp các thông tin phản hồi cho hệ thống khuyến nông và nghiên cứu

More Related