1 / 32

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng Viện Quản lý Châu Á - Thái Bình Dương www.apim.edu.vn. Giới thiệu bản thân. Tốt nghiệp ĐHKTQD Tốt nghiệp thạc sỹ Boise State University Tốt nghiệp tiến sỹ University of Oregon

Télécharger la présentation

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng Viện Quản lý Châu Á - Thái Bình Dương www.apim.edu.vn

  2. Giới thiệu bản thân • Tốt nghiệp ĐHKTQD • Tốt nghiệp thạc sỹ Boise State University • Tốt nghiệp tiến sỹ University of Oregon • Là giáo sư thỉnh giảng ở ĐH Tổng hợp bang Washington (2004), ĐH Tổng hợp Macau (2005-2007) • Nghiên cứu về khuynh hướng doanh nhân/ quản lý quốc tế/ chữ tín • Tham gia nhiều hoạt động tư vấn

  3. Khởi động • 1-3 điều lo lắng nhất hiện nay của anh/chị? • Anh chị mong chờ gì từ khoá học?

  4. CÁCH TIẾP CẬN KHÓA HỌC • Không giảng lý thuyết về nghiên cứu mà kết hợp giới thiệu quy trình chuẩn và kinh nghiệm nghiên cứu • THỰC HÀNH – THỰC HÀNH – THỰC HÀNH • Tìm hiểu và phản biện nghiên cứu của người khác • Thực hành thiết kế (từng bước) nghiên cứu của chính mình • Tích cực trao đổi và tranh luận

  5. Nghiên cứu có thể giúp được gì cho xã hội?

  6. Một vài ví dụ Các bạn hãy so sánh 4 "công trình" trong ví dụ: • Mục đích của công trình • Nội dung và giá trị chính của bài viết • Các công việc nhà nghiên cứu phải làm • Hạn chế của công trình

  7. NGHIÊN CỨU LÀ GÌ? • ...là quá trình “quan sát” hiện tượng nhằm phát triển tri thức mới • Như vậy để nghiên cứu có hiệu quả: • Hiểu tri thức “cũ” • Có quá trình “quan sát” hiện tượng • So sánh và đề xuất tri thức “mới” • Bình luận về việc áp dụng tri thức mới vào các lĩnh vực khác nhau

  8. TRI THỨC LÀ GÌ? Kết hợp dữ liệu Tri thức Dữ liệu Thông tin Sử dụng thông tin Dữ liệu là những con số, tên, nhóm, v.v Thông tin là tổ hợp các dữ liệu nhằm mô tả một sự kiện hay hiện tượng Tri thức là hiểu biết của một người hoặc cộng đồng về thông tin. Tri thức “nằm trong đầu” mỗi con người

  9. Ví dụ: Từ dữ liệu tới tri thức

  10. Yêu cầu đối với công trình nghiên cứu • Mới • Làm thế nào biết công trình của mình có mới không? • Khách quan/ Chặt chẽ/ Bảo vệ được • Phương pháp và quy trình nghiên cứu • Phù hợp • Ý nghĩa đối với nhà hoạt động thực tiễn – không chỉ là “câu chuyện làng tôi”

  11. Nghiên cứu khác gì với… • … ý kiến cá nhân • … quan điểm/nhận định của GS đầu ngành • … bài báo trên mạng • … quan điểm của Đảng • … chính sách của nhà nước • … quyết định của nhà quản lý

  12. Loại hình nghiên cứu Nghiên cứu hàn lâm • Mục tiêu: Phát triển lý thuyết • Kết quả: lý thuyết, mô hình, luận điểm mới • Đặc điểm: tổng quát hóa và trường tồn • Phản biện: Chuyên gia lý thuyết quốc tế • Nơi công bố: Tạp chí lý thuyết quốc tế Nghiên cứu ứng dụng • Mục tiêu: Ứng dụng lý thuyết vào thực tế • Kết quả: dựa trên lý thuyết, đưa ra các giải pháp hiệu quả • Đặc điểm: phù hợp với không gian, thời gian cụ thể • Phản biện: Chuyên gia lý thuyết và thực tiễn • Nơi công bố: Tạp chí dành cho các nhà thực tiễn/ có nơi ứng dụng DÙ LÀ LOẠI HÌNH NÀO CŨNG ĐỀU CẦN TUÂN THỦ MỘT QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CHẶT CHẼ

  13. Quan điểm chung về luận án • Luận án là một dự án nghiên cứu với tiêu chuẩn cao, có đóng góp vào tri thức quản lý, và thể hiện khả năng nghiên cứu độc lập • Là một dự án/ công trình nghiên cứu • Có đóng góp vào tri thức chuyên ngành: trả lờicâu hỏi còn bỏ ngỏ (Điểm mới) • Khả năng nghiên cứu độc lập

  14. Hãy lắng nghe câu hỏi về tiến độ • “Viết luận án đến đâu rồi?” • Chưa viết được gì! • PHẢI ĐÚT CHÂN VÀO GẦM BÀN MÀ VIẾT CHO XONG ĐI!

  15. Đơn xin gia hạn Luận án Năm thứ nhất Năm cuối Ừ thì viết … …………….

  16. Cảm xúc Công bố, XB Viết báo cáo Câu hỏi NC Thu thập & Phân tích dữ liệu Khung lý thuyết Lý thuyết Khung cảnh Thiết kế NC Quá trình nghiên cứu

  17. Chọn đề tài - Bạn muốn gì? • Cảm xúc: Bạn say mê quan tâm với lĩnh vực nào? lý thuyết nào? hiện tượng nào? • Lý thuyết: Lý thuyết nào làm bạn có hứng? làm bạn phải suy nghĩ? không có vẻ đúng lắm? • Bối cảnh: Bạn đang quan tâm tới ngành nào? sản phẩm nào? loại hình doanh nghiệp nào? vùng nào? v.v.

  18. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

  19. Lời khuyên về chọn đề tài • Chủ đề hay: • Vấn đề được quan tâm • Có tính "mở" theo thời gian và không gian • Có cơ hội để tìm điểm mới • Cẩn thận với những chủ đề nóng bỏng • Ví dụ: lạm phát sau khủng hoảng, cấp phép cho tổ chức tư nhân

  20. Hãy lắng nghe lời bình luận về các đề tài • Đề tài có đóng góp quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Các nhà nghiên cứu cũng như hoạt động thực tiễn có thể tìm thấy câu trả lời cho nhiều vấn đề quan tâm. • Vậy câu hỏi là gì? • Không rõ!!!

  21. Câu hỏi “VẠN NĂNG” cho mọi đề tài • Hiện trạng của … (vấn đề đang nghiên cứu) là gì? • Nguyên nhân của những tồn tại là gì? • Giải pháp gì để cải thiện/ giải quyết các tồn tại đó? • Có điều gì không ổn?

  22. Nhà quản lý cần gì khi giải quyết vấn đề? Kinh nghiệm Linh cảm Vấn đề quản lý Hiểu biết sẵn có Tri thức mới

  23. Ví dụ • Có nên hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp khi có khủng hoảng kinh tế hay không? • Có nên can thiệp vào việc học thêm hay không? Can thiệp bằng cách nào? • Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành?

  24. Thực hành • Hãy đưa ra ví dụ về câu hỏi (vấn đề) quản lý mà anh/chị cho rằng cần có nghiên cứu để trợ giúp cho quá trình giải quyết và ra quyết định

  25. Chuyển chủ đề thành câu hỏi • Câu hỏi nghiên cứu phải thể hiện thông tin và tri thức mình cần tìm trong đề tài • Đó là vấn đề mà mình và mọi người chưa biết • Câu hỏi nghiên cứu thiên về: • Nhân tố mới • Mối quan hệ mới • Câu hỏi nghiên cứu phải tránh chung chung: • Đọc nghiên cứu trước để biết tri thức cũ • Đặt câu hỏi đúng vào chỗ chưa biết

  26. Vậy trước khi đặt câu hỏi nghiên cứu cụ thể - cần đọc tài liệu • Chú ý: • Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu hướng vào giải pháp • Các nghiên cứu ở Việt Nam (đặc biệt là nghiên cứu tư vấn) chủ yếu mang tính mô tả • Muốn tìm lý thuyết, mô hình, hay phương pháp luận thường phải đọc các tài liệu nước ngoài

  27. Chuyển hóa từ câu hỏi quản lý thành câu hỏi nghiên cứu (Việc chuyển hoá từ câu hỏi QL thành câu hỏi nghiên cứu phù hợp với dạng đề tài ứng dụng) • Khi nào cần nghiên cứu để giải quyết vấn đề thực tiễn? • Khi thực sự cần tới tri thức mới • Kết quả nghiên cứu giúp gì cho quá trình ra quyết định? • Cung cấp cơ sở thông tin và tri thức • Bản thân kết quả nghiên cứu không phải là câu trả lời trực tiếp cho QĐ quản lý

  28. Định dạng câu hỏi nghiên cứu • Câu hỏi nghiên cứu hướng tới thông tin và tri thức mới • (câu hỏi quản lý hướng tới giải quyết vấn đề) • Câu hỏi nghiên cứu hướng vào các biến số và mối quan hệ của chúng • (câu hỏi quản lý hướng vào QĐ của nhà quản lý) • Câu hỏi nghiên cứu thường được dựa trên cơ sở lý thuyết • (câu hỏi quản lý dựa vào khung cảnh thực tiễn) • Câu hỏi nghiên cứu có thể có kết quả với mức độ tin tưởng cao dựa vào dữ liệu • (câu hỏi quản lý chỉ có thể có kết quả dựa vào thực tiễn vận hành)

  29. Ví dụ • DN được hỗ trợ lãi suất, nếu so với DN khác, có: • hoạt động hiệu quả hơn hay không? • đầu tư nhiều hơn hay không? • tạo (hoặc giữ) việc làm nhiều hơn hay không? • Trong số các DN nhận hỗ trợ, loại hình doanh nghiệp nào sử dụng khoản vay hỗ trợ lãi suất có hiệu quả hơn? • Học thêm: • Học sinh học thêm có phát triển tốt hơn HS không học thêm về trí tuệ/ cảm xúc/ thể lực/ v.v. hay không? • Vì sao thầy dạy thêm? • Vì sao cha mẹ cho con học thêm? • Năng lực cạnh tranh của ngành: • Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của ngành là gì? • Các nhân tố ảnh hưởng tới các chỉ số đó là gì?

  30. Thực hành • Hãy giúp một Nghiên cứu sinh chuyển hóa câu hỏi (vấn đề) quản lý sau đây thành câu hỏi nghiên cứu "Nâng cao tính khách quan trong các báo cáo kiểm toán"

  31. Câu hỏi nghiên cứu • Đánh đúng vào “khoảng trống” quan trọng trong tri thức chuyên ngành • Vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn – được nhiều người quan tâm • Vấn đề chưa ai nghiên cứu • Vấn đề có thể nghiên cứu/kiểm định • Câu hỏi nghiên cứu là “viên gạch” đầu tiên quan trọng nhất của đề tài

  32. Xác định câu hỏi nghiên cứu • Hãy dành nhiều thời gian để suy nghĩ cho câu hỏi nghiên cứu của mình • Hãy trao đổi với các nhà nghiên cứu chuyên sâu hoặc nhà quản lý trong lĩnh vực đó về câu hỏi nghiên cứu • Có thể bắt đầu bằng câu hỏi khá rộng, sau đó cụ thể hóa: sâu hơn, sắc hơn, thú vị hơn

More Related