1 / 5

Quản lý nhà nước là gì? Một số vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế - Luận Văn 2S

Bu00e0i viu1ebft nu00e0y su1ebd giu1ea3i u0111u00e1p tu1ea5t cu1ea3 cu00e1c kiu1ebfn thu1ee9c vu1ec1 khu00e1i niu1ec7m quu1ea3n lu00fd nhu00e0 nu01b0u1edbc | Khu00e1i niu1ec7m & Vai tru00f2 cu1ee7a quu1ea3n lu00fd nhu00e0 nu01b0u1edbc vu1ec1 kinh tu1ebf | Luu1eadn Vu0103n 2S.

luanvan2s
Télécharger la présentation

Quản lý nhà nước là gì? Một số vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế - Luận Văn 2S

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Quản lý nhà nước là gì? Một số vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế - Luận Văn 2S Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu vềkhái niệm quản lý nhà nước & Một số vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế nhé! Quản lý nhà nước là gì? Trước khi trả lời câu hỏi “quản lý nhà nước là gì?”, khái niệm mà chúng ta cần làm rõ đầu tiên chính là “quản lý”. Trên thực tế, thuật ngữ quản lý được tiếp cận với nhiều cách thức khác nhau tùy theo từng góc độ khoa học. Mỗi lĩnh vực khoa học sẽ có một cách định nghĩa riêng về quản lý. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Còn về việc tác động theo cách nào sẽ phụ thuộc vào các lĩnh vực khác nhau, các góc độ khoa học khác nhau, cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Khái niệm quản lý nhà nước

  2. Khái niệm quản lý nhà nước: Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với hành vi hoạt động của con người và các quá trình xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự pháp luật và các mối quan hệ xã hội để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Xét theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là tất cả hoạt động của bộ máy nhà nước, bao gồm:hoạt động lập pháp, hành pháp đến tư pháp. Đặc điểm của quản lý nhà nước Dựa trên khái niệm, ta có thể dễ dàng rút ra được một số đặc điểm nổi bật của quản lý nhà nước như sau: Mang tính quyền lực tối cao, tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Được thiết lập dựa trên cơ sở mối quan hệ “ủy quyền” và “sự phục tùng. Mang tính khoa học, tính kế hoạch: Đặc điểm này đòi hỏi nhà nước cần có sự tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng bị quản lý phải nhất quán, cụ thể dựa trên những kế hoạch đã được vạch ra từ trước và phải được nghiên cứu một cách khoa học. Mang tính tổ chức và điều chỉnh: Tính tổ chức ở đây có thể được hiểu là khoa học về cách thức thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người phục vụ cho quá trình quản lý xã hội. Còn tính điều chỉnh chính là cách mà nhà nước sử dụng các công cụ pháp luậtđể buộc đối tượng bị quản lý phải tuân theo những quy luật xã hội khách quan. Mang tính liên tục, ổn định:Hoạt động quản lý nhà nướcphải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn bắt kịp với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý. Các quyếtđịnh của nhà nước phải có tính ổn định, không được thay đổi quá nhanh. Điều này giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện toàn hoạt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định. >>> Xem thêm: Kho 500 Đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên 2020 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động mang tính tổ chức và pháp quyền của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nhấtnguồn lực kinh tế, các cơ hội để đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế quốc gia đặt ra.

  3. Vì sao nói quản lý nhà nước về kinh tế vừa là một môn khoa học vừa là nghệ thuật, nghề nghiệp? Quản lý Nhà nước về kinh tế là một bộ môn khoa họcbởi nó có đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu riêng. Đó là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế của xã hội. Tính khoa học có nghĩa là hoạt động quản lý của Nhà nước trên thực tế không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của một cá nhân hay một cơ quan Nhà nước nào mà phải dựa trên các phương pháp, nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm bằng thực tiễn. Quản lý Nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và là một nghềvì nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh, phẩm chất và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế; khả năng thích nghi, phương pháp và hình thức tổ chức của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước. Tính nghệ thuật thể hiện ở việc linh hoạt xử lý các tình huống thực tiễn kinh tế xảy ra trên cơ sở các nguyên lý khoa học. Bởi bản thân khoa học không thể đưa ra sự giải đáp cho mọi tình huống phát sinh trong hoạt động thực tiễn, nó chỉ có thể chỉ ra các nguyên lý khoa học làm cơ sở cho các hoạt động quản lý thực tế. Còn vận dụng một cách hiệu quả, tối ưu nhất những nguyên lý này vào thực tiễn lại phụ thuộc nhiều vào kiến thức, tài năng của các nhà quản lý kinh tế. Nó đồng thời cũng là một nghề nghiệp bởi bộ máy quản lý Nhà nước là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều cơ quan, nhiều bộ phận, cá nhân có những quyền hạn, chức năng khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế. Sựcần thiết và vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp không có đủ khả năng để tự giải quyết các vấn đề của chính mình nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy cần đến sự tác động của Nhà nước nhằm điều chỉnh, giải quyết các “ách tắc”, trở ngại trong hoạt động của doanh nghiệp. Một vài vấn đề chủ yếu như: Hợp đồng, giải quyết hợp đồng Môi trường kinh doanh: Nhà nước xây dựng khung pháp lý phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có một môi trường kinh doanh thuận lợi, không xâm hại lẫn nhau và đồng thời cũng không gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh. Sự can thiệp của Nhà nước còn nâng cao hiệu lực quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân, đảm bảo thị trường được vận động ổn định, phát huy tối đa vai trò tự chủ, năng động của các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh.

  4. Thứ hai, quản lý nhà nướcđóng vai trò hạn chế, ngăn ngừa những các lỗ hổng tiêu cực, các mặt trái của nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn như: Thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo Lạm phát, suy thoái, khủng hoảng kinh tế Ranh giới giàu nghèo rõ rệt, bất công xã hội Mất ổn định, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác … Như vậy, Nhà nước cần tạo ra những công cụ điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô để sửa chữa và khắc phục, những “khuyết tật” tồn tại và kiềm chế tính tự phát của nền kinh tế thị trường. Thứ ba, đối với đặc thù riêng của nềnkinh tế của Việt Nam: Việt Nam đang là một quốc gia có xuất phát điểm thấp và phát triển trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động. Do đó, việc thực hiện tốt vai trò quản lý kinh tế –xã hội là một tất yếu, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Nhà nước. Thể hiện rõ nét ở các điểm chính như: Thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo hành lang pháp luật an toàn bảo vệ lợi ích chính đáng cho mọi thành phần kinh tế tham gia. Hỗ trợ người dân trong làm ăn kinh tế. Can thiệp vào những lỗ hổng của thị trường Bảo vệ môi trường sinh thái Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế là toàn bộ nhữngcách thức tác động có ý đồ lên hệ thống kinh tế nhằm mục đích đạt được các mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. Để quản lý hiệu quả, nhà quản lý phải biết lựa chọnphương pháp quản lýđúng đắn, biết cách kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý đó vào từng trường hợp, từng đối tượng, từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế. Các phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế chủ yếu: Các phương pháp kinh tế Các phương pháp hành chính Các phương pháp giáo dục Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý kinh tế Nghệ thuật quản lý kinh tế của nhà nước

  5. Trên đây là toàn bộ những kiến thức hữu ích liên quan đếnquản lý nhà nước về kinh tếmàLuận Văn 2S. Mong rằng bài viết hữu ích và giải đáp được tất cả các câu hỏi mà bạn đang khúc mắc.

More Related