1 / 7

Quản trị rủi ro tín dụng là gì? Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng - Luận Văn 2S

Quu1ea3n tru1ecb ru1ee7i ro tu00edn du1ee5ng lu00e0 gu00ec? Quy tru00ecnh vu00e0 mu1ed9t su1ed1 giu1ea3i phu00e1p nu00e2ng cao hiu1ec7u quu1ea3 quu1ea3n tru1ecb ru1ee7i ro tu00edn du1ee5ng tu1ea1i ngu00e2n hu00e0ng su1ebd u0111u01b0u1ee3c u0111u1ec1 cu1eadp trong bu00e0i viu1ebft nu00e0y.

luanvan2s
Télécharger la présentation

Quản trị rủi ro tín dụng là gì? Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng - Luận Văn 2S

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Quản trị rủi ro tín dụng là gì? Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng – Luận Văn 2S Quản trị rủi ro tín dụnglà vấn đề rất bức thiết đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay. Quản trị rủi ro tốt sẽ giúp các ngân hàng giảm bớt thiệt hại, thất thoát và nâng cao hiệu suất kinh doanh. Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệmrủi ro tín dụng là gì?Vậy cònquản trị rủi ro tín dụng là gì? Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng là gì? Quản trị rủi ro tín dụng là một chức năng quản trị chung để nhận dạng, phân tích, đánh giá vàđo luồng các mức độ rủi ro đối với khoản cho vay. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn và triển khai các biện pháp quản lý nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là giảm thiểu nguy cơ thiệt hại cho các tổ chức tài chính. Nếuquản trị rủi ro tín dụngtốt thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng như: giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tạo niềm cho nhà đầu tư và khách hàng gửi tiền, tạo tiền đề để mở rộng thị trường và nâng cao uy tín... Không chỉ vậy, quản trị rủi ro tín dụng tốt còn góp phần phát triển của nền kinh tế đất nước. Các định chế tài chính vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chỉ cần một ngân hàng gặp vấn đề thì sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do đó, quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ mang lại sự an toàn và ổn định cho thị trường.

  2. Quảntrị rủi ro tín dụng là gì? Xem thêm: Danh sách đề tàiluận văn quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Bước 1: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là bước đầu tiên, đóng vai trò làm kim chỉ nam cho việc thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình. Thường thì các ngân hàng sẽ dựa vào các chính sách tín dụng, báo cáo của các bộ phận và kinh nghiệm từ quản lý để lập ra một chiến lược phù hợp. Với mỗi mục tiêu được đặt ra, các chi nhánh sẽ có điều hướng tìm kiếm khách hàng và phân loại các loại rủi ro mà nhóm khách hàng có thể gặp phải. Đồng thời đặt ra những khẩu vịrủi ro cụ thể để có thể nhận biết được nhóm khách hàng ít rủi ro. Từ đó có đường lối tìm kiếm khách hàng mới cho phù hợp. Bước 2: Nhận diện và phân loại rủi ro

  3. Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng. Mỗi khách hàng lại tiềm ẩn những rủi ro với mức độ khác nhau. Do đó, ngân hàng cần phải xác định các thông tin khách hàng thu thập được. Sau đó phải theo dõi, xem xét môi trường hoạt động kinh doanh và quy trình cho vay để thống kê và phân loại rủi ro. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải nhận diện và dự báo được các nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng. Để từ đó có hướng đo lường mức độ của từng loại rủi ro và đề ra phương án giải quyết sao cho rủi ro là thấp nhất. Dấu hiệu nhận diện và phân loại rủi ro Bước 3: Đánh giá và đo lường mức độ rủi ro

  4. Đây được xem là bước quan trọng nhất trongquy trình quản trị rủi ro tín dụng. Từ những đánh giá sơ bộ về loại rủi ro tiềm ẩn, các ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá và đo lường các loại rủi ro dựa trên các tiêu chuẩn đã đặt ra nhằm xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Bước này thường do bộ phận thẩm định của ngân hàng thực hiện. Bên cạnh đó, họ sẽ sử dụng các biện pháp, công cụ và kỹ thuật và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro. Bước 4: Báo cáo rủi ro Việc báo cáo kịp thời theo đúng yêu cầu về rủi ro sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị rủi ro. Báo cáo rủi ro cần phải thực hiện xuyên suốt quá trình cho vay đến khi thu hồi vốn. Dựa vào các báo cáo này, cấp quản lý ngân hàng sẽ xác định được rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời. Bước 5: Xử lý rủi ro Xử lý rủi ro là một vấn đề tất yếu mà các ngân hàng thường phải đối mặt. Sau khi ngân hàng đã tiến hành tất cả biện pháp để ngăn ngừa những rủi ro vẫn xảy ra. Thì các ngân hàng thường sẽ áp dụng các biện pháp để giải quyết hay khắc phục sự tổn thất về tín dụng như: gia hạn nợ, cho vay thêm, phát mãi tài sản đảm bảo, bán nợ, xóa nợ, chuyển thành vốn cổ phần... Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

  5. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Quản trị rủi ro tín dụng là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Việc quản trị rủi ro tín dụng sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho các ngân hàng cũng như nền kinh tế đất nước. Chính vì thế, để giảm thiểu rủi ro tín dụng, các ngân hàng cần thực hiện cácgiải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụngtrọng tâm sau: Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Xây dựng quy trình thẩm định và chính sách quản lý riêng cho các ngành đặc thù và ngành trọng điểm. Văn bản hóa các thủ tục và quy trình xác định, thu thập, xử lý dữ liệuvề tổn thất nội bộ. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng của hoạt động thẩm định tín dụng. Tăng cường giám sát trước và sau khi giải ngân.

  6. Thiết lập cơ sở vật chất, hạ tầng cho công tác thu thập, tổng hợp và báo cáo rủi ro hiệu quả. Cải thiện/ thay đổi hành vi, nhận thức và văn hóa quản trị doanh nghiệp. Nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Bạn đang gặp khó khăn vớiluận văn, khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng? Bạn khôngcó thời gian hoàn thành bài luận của mình? Đó là lúc bạn cần đến giải pháp mang tênLàm luận văn thuêcủaLuận Văn 2S! Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi bất kể khi nào bạn cần nhé. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank): Có thể nói, Vietinbank là một trong số các ngân hàng thương mại trong nước thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao. Cụ thể, ngân hàng đã đổi mới mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập. Hoạt động tín dụng tại ngân hàng Vietinbank được diễn ra đồng bộ trong toàn hệ thống, đảm bảo thực hiện đúng các tiêu chuẩn cấp tín dụng và quy trình quản lý tín dụng. Việc làm này không những tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng mà còn đảm bảo tính chuyênnghiệp cao. Cùng với đó, Vietinbank còn rất linh hoạt trong việc thực hiện chính sách tín dụng trong từng thời kỳ, giải quyết hiệu quả và triệt để các tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, tình trạng thừa vốn… Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng (ưu tiên các khu vực địa lý có nền kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính cao,... ) để giảm rủi ro, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, tích cực xử lý nợ xấu. Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank): Sau kết quả gặt hái từ thành công của việc thực hiện ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng HDBank đã có thể quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện: đánh giá được chất lượng tín dụng, phân loại khách hàng, phân loại nợ, lượng hóa tín dụng, trích lập dự phòng. Không chỉ thế, Ngân hàng thương mại HDBank còn tạo dựng cho mình một quy trình thẩm định khép kín dựa trên việc xây dựng, liên kết các phòng ban trong khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốctế. Từ đó thực hiện tốt cáchoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Ngoài ra, HDBank cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, quy trình

  7. xét duyệt thẩm định, đơn giản thủ tục vay... không những giúp nâng cao hiệu quả quản trị mà còn đem lại sự hài lòng và tin tưởng cho khách hàng. Hy vọng với những thông tin về khái niệmquản trị rủi ro tín dụng là gì? và các nội dung liên quan được đề cập trong bài viết sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về hoạt động của ngân hàng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì cứ liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp ngay nhé.

More Related