html5-img
1 / 30

T hực hiện TS.BS TRẦN KIÊM HẢO BS NGUYỄN MẬU THẠCH

NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ NATRI VÀ ADH MÁU Ở TRẺ VIÊM PHỔI TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ. T hực hiện TS.BS TRẦN KIÊM HẢO BS NGUYỄN MẬU THẠCH. NỘI DUNG. ĐẶT VẤN ĐỀ.

meagan
Télécharger la présentation

T hực hiện TS.BS TRẦN KIÊM HẢO BS NGUYỄN MẬU THẠCH

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ NATRI VÀ ADH MÁU Ở TRẺ VIÊM PHỔI TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Thực hiện TS.BS TRẦN KIÊM HẢO BS NGUYỄN MẬU THẠCH

  2. NỘI DUNG

  3. ĐẶT VẤN ĐỀ • Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. • Bệnh thường xuất hiện và diễn tiến nhanh, kèm theo đó là những biến chứng nguy hiểm, đe doạ tử vong. • Tăng tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích hợp và sự biến đổi nồng độ Natri máu là một trong những biến đổi thường gặp trong viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi nặng.

  4. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm tìm hiểu những sự biến đổi này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Natri và ADH máu ở trẻ viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi tại khoa Nhi Bệnh viện Trung Ương Huế” nhằm mục tiêu: 1. Mô tảsự biến đổi nồng độ Natri, ADH máu ở trẻ viêm phổi từ 2 tháng đến 5 tuổi. 2. Xác định mối liên quan của nồng độ Natri và ADH máu 3. Xác định nồng độ ADH trong đánh giá mức độ nặng của viêm phổi.

  5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU • Đối tượng là những bệnh nhi được chẩn đoán viêm phổi điều trị tại khoa Nhi, BVTW Huế • Thời gian từ tháng 7/2012 đến tháng 7/2013 • Tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi

  6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Tiêu chuẩn chọn bệnh • Dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế Giới 2013 • Xquang có hình ảnh viêm phổi Viêm phổi: Bệnh nhi vào viện vì ho hoặc khó thở kèm biểu hiện: Tần số thở tăng: 2 – <12 tháng : ≥ 50 lần/phút. 12 tháng – <60 tháng : ≥ 40 lần/phút.

  7. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Viêm phổi nặng: Bệnh nhi được chẩn đoán viêm phổi và có kèm theo một trong các biểu hiện sau: • Dấu gắng sức: • Rút lõm lồng ngực • Rút lõm hõm ức • Phập phồng cánh mũi • Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân: • Không uống được - bỏ bú • Nôn tất cả mọi thứ • Co giật • Ngủ li bì khó đánh thức hoặc hôn mê • Tím trung tâm.

  8. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2. Tiêu chuẩn loại trừ • Trẻ đã được truyền tĩnh mạch các dung dịch có chứa Natri hay một số thuốc trước khi vào khoa Nhi: • Furocemid • Thuốc an thần • Corticoid... • Trẻ bị mắc các bệnh lý kèm theo như: • Đái tháo đường • Tiêu chảy • Viêm màng não... • Cần chẩn đoán loại trừ một số bệnh khác như: hen phế quản, viêm tiểu phế quản....

  9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2. Cỡ mẫu: • Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. • Có 75 bệnh nhi được chọn theo tiêu chuẩn chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Trong đó có 34 bệnh nhi viêm phổi và 41 bệnh viêm phổi nặng

  10. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3. Thu thập các biến số nghiên cứu 3.1. Thu thập các biến số chung • Ngày vào viện • Họ tên • Tuổi • Giới tính: nam, nữ • Địa dư: thành thị, nông thôn

  11. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2. Thu thập các biến số lâm sàng và cận lâm sàng 3.2.1. Thu thập các biến số lâm sàng của viêm phổi • Lý do vào viện • Hỏi bệnh sử • Quá trình khởi phát và diễn tiến bệnh • Các bệnh lý đã mắc trước đây • Điều trị kháng sinh trước khi nhập viện

  12. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Hôn mê • Co giật • Li bì hoặc khó đánh thức • Nôn tất cả mọi thứ • Không uống được hay không bú được • Tím trung tâm • Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân • Ghi nhận một số dấu hiệu sinh tồn như: mạch, nhiệt độ, nhịp thở

  13. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Ho • Tần số thở • Thở không đều • Cơn ngừng thở ngắt quảng • Tìm dấu rút lõm lồng ngực • Khò khè • Phập phồng cánh mũi • Thở rên • Tím trung tâm • Triệu chứnghô hấp

  14. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Ran ẩm, ran nổ • Ran phế quản: ngáy, rít • Đông đặc phổi • Tràn dịch màng phổi • Tràn khí màng phổi • Các triệu chứng tại phổi:

  15. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.2. Thu thập các biến số cận lâm sàng • Đặc điểm của Xquang phổi: • Thâm nhiễm loan toả hoặc khu trú, tràn dịch màng phổi. • Thâm nhiễm kẽ, viêm phổi không điển hình. • Các xét nghiệm máu: • Ion Natri • Nồng độ ADH máu

  16. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các tiêu chuẩn đánh giá chỉ số Natri và ADH máu • Natri máu: • Bình thường từ 135 – 145 mEq/L. • Tăng khi nồng độ Natri máu 150 mEq/L. • Giảm: Giảm nhẹ:131 – <135 mEq/L. • Giảm nặng: ≤130 mEq/L. • Hormone chống bài niệu: • Bình thường:1 – 13,3 pg/mL. • Giảm: <1 pg/mL. • Tăng: >13,3 pg/mL.

  17. Viêm phổi theo tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại mức độ nặng của TCYTTG 2013 Tìm mối liên quan Viêm phổi nặng Viêm phổi Natri ADH Natri ADH • Sơ đồ tiến cứu

  18. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4. Phương pháp xử lý số liệu • Tất cả số liệu của từng bệnh nhi được thu thập trên phiếu điều tra thống nhất • Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0; Medcalc 11.1 và Microsoft Exel 2007 • Tính giá trị trung bình ( ) và độ lệch chuẩn (SD) của Natri và ADH ở từng mức độ viêm phổi • Kiểm định mối liên quan giữa sự biến đổi của Natri và ADH máu với triệu chứng lâm sàng của viêm phổi bằng test χ2, hệ số tương quan r

  19. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đánh giá mức độ tương quan thông qua hệ số r

  20. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Với r là: r(X,Y) = - Lập phương trình hồi qui tuyến tính: y = a + bx Với: a là hằng số b là hệ số y là biến phụ thuộc x là biến số độc lập

  21. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Vẽ biểu đồ đường cong ROC và tính diện tích dưới đường cong AUC của nồng độ trong đánh giá mức độ nặng của viêm phổi • Nếu: • Các thông số trên được tính thông qua phần mềm Medcalc 11.1

  22. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1: Phân bố bệnh theo giới Bảng 3.2: Phân bố bệnh theo địa dư Kết quả trên cũng giống với các nghiên cứu trước đó như: Đào Minh Tuấn (2011), Nguyễn Thu Hương (2008).

  23. KẾT QUẢ Bảng 3.3: Phân bố viêm phổi theo mức độ nặng và nhóm tuổi Kết quả này cũng trùng với các nghiên cứu Đào Minh Tuấn (2011).

  24. KẾT QUẢ 2. Kết quả nồng độ Natri và ADH máu Bảng 3.4: Kết quả nồng độ Natri máu Theo Nguyễn Thu Hương (2008), Đào Minh Tuấn (2011) tỷ lệ hạ nhẹ Natri máu chiếm tỷ lệ cao, hạ Natri ≤ 130 mEq/L chỉ gặp ở nhóm viêm phổi nặng và chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

  25. KẾT QUẢ Bảng 3.5: Kết quả nồng độ ADH máu Phù hợp với nghiên cứu của Sakellaropoulou A. và cs (2009), Rivers R.P. và cs (1981). Theo các tác giả thì tăng tiết ADH là do giảm thể tích ở nhĩ trái và thiếu oxy máu sẽ gây kích thích lên bộ phận nhận cảm ở dưới đồi làm tăng tiết ADH.

  26. KẾT QUẢ Biểu đồ 3.1: Mối liên quan giữa nồng độ Natri và ADH máu Bảng 3.6: Liên quan giữa nồng độ ADH máu và nồng độ Natri máu trung bình Theo các tác giả hạ Natri là một phần của tiết bất thường ADH, gây tăng thể tích máu và hạn chế bài tiết nước tiểu kết hợp với tăng bài tiết hormone lợi niệu nhĩ.

  27. KẾT QUẢ Bảng 3.7:Diện tích dưới đường cong AUC của nồng độ ADH ở bệnh nhi viêm phổi Bảng 3.8: Độ nhạy, độ đặc hiệu theo vùng tiêu chuẩn phân tách giữa hai nhóm viêm phổi của nồng độ ADH

  28. ADH 1 100 KẾT QUẢ AUC = 0,67 p < 0,01 J = 30,17 Se = 56,1% Sp = 73,5% 80 Độ nhạy 60 Biểu đồ 3.2: Đánh giá mức độ nặng viêm phổi của nồng độ ADH Điểm cắt nồng độ ADH >30,17 cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong đánh giá mức độ nặng của viêm phổi. Theo Sakellaropoulou A. (2009), Van Steensel-Moll H.A. (1990), Rivers R.P. (1981), Dhawan A. (1992): đều khẳng định rằng tăng tiết nồng độ ADH có liên quan đến mức độ nặng viêm phổi 40 20 0 0 20 40 60 80 100 Độ đặc hiệu

  29. KẾT LUẬN 1. Kết quả nồng độ Natri và ADH máu - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của nồng độ Natri máu trung bình theo mức độ nặng của viêm phổi (p <0,05). - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của nồng độ ADH máu trung bình theo mức độ nặng của viêm phổi (p <0,05). 2. Liên quan giữa nồng độ Natri và ADH máu - Nồng độ ADH máu tương quan nghịch mức độ vừa với nồng độ Natri máu (r = - 0,368 và p <0,05). 3. Xác định giá trị ADH trong đánh giá mức độ nặng viêm phổi Dựa vào nồng độ ADH có thể tiên lượng yếu mức độ nặng của viêm phổi, với AUC = 0,67; J=30,17 (95%CI; độ nhạy = 56,1%; độ đặc hiệu = 73,5%; p <0,01).

  30. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA QUÝ ĐẠI BIỂU

More Related