1 / 28

Hoạt động của khóa học: Dự án Cộng đồng và Kế hoạch Hành động - Hãy miêu tả một nhóm yếu thế

Hoạt động của khóa học: Dự án Cộng đồng và Kế hoạch Hành động - Hãy miêu tả một nhóm yếu thế - Hãy miêu tả MỘT nhu cầu/vấn đề hàng đầu chưa được đáp ứng - Hãy miêu tả một giải pháp khả thi cho nhu cầu hoặc vấn đề đó mà bạn có thể thực hiện được. Luật pháp và CTXH với nhóm yếu thế.

nitza
Télécharger la présentation

Hoạt động của khóa học: Dự án Cộng đồng và Kế hoạch Hành động - Hãy miêu tả một nhóm yếu thế

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Hoạt động của khóa học: Dự án Cộng đồng và Kế hoạch Hành động - Hãy miêu tả một nhóm yếu thế - Hãy miêu tả MỘT nhu cầu/vấn đề hàng đầu chưa được đáp ứng - Hãy miêu tả một giải pháp khả thi cho nhu cầu hoặc vấn đề đó mà bạn có thể thực hiện được

  2. Luật pháp và CTXH với nhóm yếu thế Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc Gia Việt Nam, Hà Nội TS. ThS CTXH. Peter Allen Lee Trường CTXH – Trường Khoa học Ứng dụng và Nghệ thuật Đại học Bang San José

  3. Bài 3:Chủng tộc và Dân tộc I. Mở đầu bài học II. Bài giảng và thảo luận A. Định kiến, sự phân biệt chủng tộc, và sự phân biệt đối xử B. Tổng quan về các nhóm chủng tộc và dân tộc C. Các vấn đề về CTXH liên quan đến chủng tộc và dân tộc

  4. I. Mở đầu bài học Câu hỏi / Ý kiến về các bài trước B. Suy nghĩ, ý tưởng, và các câu hỏi của bạn 1. Tên (có thể viết ra hoặc không) 2. Công việc / Nơi làm việc của bạn 3. Một nhóm yếu thế mà bạn quan tâm và lý do 4. Câu hỏi / Ý kiến

  5. II. Bài giảng và thảo luậnA. Định kiến, Sự phân biệt chủng tộc, và sự phân biệt đối xử Định nghĩa Định kiến là “việc giữ các thái độ xã hội hoặc các tư tưởng xúc phạm [tiêu cực], sự bộc lộ cảm xúc tiêu cực [cảm giác], hoặc sự thể hiện hành vi thù địch hay phân biệt đối xử đối với các thành viên của một nhóm bởi vì họ tham gia nhóm đó” (Brown, 1995, tr. 8).

  6. A. Định kiến, Sự phân biệt chủng tộc, và sự phân biệt đối xử “Sự phân biệt chủng tộc là việc hạ thấp tầm quan trọng của ai đó hoặc nhóm nào đó vì màu da hoặc các đặc điểm đặc biệt khác về thể chất. Sự phân biệt chủng tộc, giống như sự phân biệt giới tính, được phản ánh trong hành vi, quyết định, thói quen, thủ tục, và chính sách của cả cá nhân và tổ chức mà thờ ơ, bỏ qua, bóc lột, nô dịch hóa, hoặc duy trì việc hạ thấp tầm quan trọng của cá nhân hoặc nhóm đó” (Appleby, 2007, tr. 56).

  7. A. Định kiến, Sự phân biệt chủng tộc, và sự phân biệt đối xử Hậu tố “-ism” là chỉ ra một thực tiễn, một hệ thống hoặc một triết lý phân biệt/đặc biệt. - sự/chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, phân biệt tầng lớp, phân biệt ngoại hình (racism, sexism, classism, lookism)

  8. A. Định kiến, Sự phân biệt chủng tộc, và sự phân biệt đối xử “Sự phân biệt đối xử là việc đối xử không bình đẳng với các cá nhân dựa trên sự tham gia nhóm của họ hơn là các phẩm chất cá nhân của họ Sự phân biệt đối xử không phải là một hành vi cá nhân, mà là sự thể hiện của một hệ thống các mối quan hệ và tư tưởng xã hội. Sự phân biệt đối xử bao gồm các hành động có hại của một nhóm thống trị đối với các thành viên của một nhóm bị hạ thấp” (Marsiglia & Kulis, 2009, tr.39).

  9. A. Định kiến, Sự phân biệt chủng tộc, và sự phân biệt đối xử 2. Định kiến cá nhân và sự phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt đối xử mang tính tổ chức Nhìn chung, định kiến là một niềm tin cá nhân hoặc nhóm không phải lúc nào cũng dẫn tới hành động hoặc hành vi định kiến. Sự phân biệt chủng tộc bao gồm hành vi phân biệt trên thực tế. Sự phân biệt đối xử là một hành vi thực tế ở cấp độ hệ thống.

  10. A. Định kiến, Sự phân biệt chủng tộc, và sự phân biệt đối xử 3. Các lý thuyết về chủng tộc/dân tộc và sự yếu thế - Các ví dụ về các lý thuyết sinh học và xã hội về chủng tộc Khả năng và sự sống sót dựa trên các đặc điểm di truyền. Khả năng thường được cho là bằng với giá trị của con người. Thuyết tiến hóa của Darwin: Sự sống sót của loài thích nghi nhất

  11. A. Định kiến, Sự phân biệt chủng tộc, và sự phân biệt đối xử Chủng tộc thường được sử dụng theo thuật ngữ sinh học. Đôi khi “chủng tộc” và “dân tộc” được sử dụng hoán đổi cho nhau.

  12. A. Định kiến, Sự phân biệt chủng tộc, và sự phân biệt đối xử Dân tộc (McGoldrick, Giordano, & Garcia-Preto, 2007, tr. 2) “Việc có một ý thức là mình thuộc về, tiếp tục lịch sử, và có nhận dạng với những người của mình là một nhu cầu tâm lý cơ bản.” (Sự tự hào dân tộc)

  13. A. Định kiến, Sự phân biệt chủng tộc, và sự phân biệt đối xử “Dân tộc, khái niệm về “tính dân tộc” của một nhóm, chỉ tới sự tương đồng về tổ tiên và lịch sử của một nhóm, mà các giá trị và phong tục chung đã tiến triển qua nhiều thế kỷ. Dựa trên sự kết hợp giữa chủng tộc, tôn giáo, và lịch sử văn hóa, tính dân tộc được giữ lại, cho dù các thành viên có nhận ra hay không nhận ra những điểm chung của họ với nhau. Các giá trị của tính dân tộc được gia đình truyền qua các thế hệ và được củng cố bởi cộng đồng xung quanh. Đó là một ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc xác định nhận dạng. Nó đặt ra mẫu hình tư duy, cảm xúc, và hành vi theo cả cách nhìn thấy được và không dễ thấy được, mặc dù nhìn chung chúng ta không biết về nó. Nó đóng một vai trò chính quyết định cách thức chúng ta ăn, làm việc, cử hành các lễ nghĩa, thể hiện tình yêu, và chết.”

  14. “Chủ đề dân tộc có khuynh hướng gợi lên các cảm xúc sâu sắc, và thảo luận thường trở thành phân cực (xung đột) hoặc mang tính phán xét.” Do đó, định kiến, sự phân biệt chủng tộc, và sự phân biệt đối xử có thể là kết quả từ các phán xét về giá trị đối với con người – một lý do cho sự tồn tại của các nhóm yếu thế

  15. Việt Nam 1. Có tồn tại định kiến, sự phân biệt chủng tộc, hoặc sự phân biệt đối xử không? Nếu có, đó là loại nào và ở đâu? 2. Ở Việt Nam, dân tộc là gì và ý thức gì về tự hào dân tộc có tồn tại? 3. Khái niệm dân tộc và sự yếu thế có liên quan đến nhau như thế nào?

  16. B. Tổng quan về các nhóm chủng tộc và dân tộc – Ví dụ ở Mỹ 1. Các nhóm Mỹ gốc Âu Tổ tiên từ châu Âu, theo Columbus đến vào năm 1492. Các nhà thám hiểm, người định cư, và thực dân từ những năm 1500 – 1700 đến để có tự do kinh tế, tôn giáo và để khai phá. Được coi là nhóm “chủ đạo” hoặc thống trị ở Mỹ.

  17. B. Tổng quan về các nhóm chủng tộc và dân tộc – Ví dụ ở Mỹ 2. Người Mỹ da đỏ (người Mỹ bản xứ) – 2,5 triệu người Mỹ da đỏ (Điều tra dân số Mỹ, 2000) Những người dân bản địa ở Mỹ. Bao gồm nhiều dân tộc, quốc gia, bộ lạc, và tiểu văn hóa. Những nhà thám hiểm và định cư ban đầu tiến hành giao dịch thương mại với người Mỹ bản xứ. Cuối cùng, chủ nghĩa thực dân và công cuộc khai phá vùng đất mới dẫn tới chiến tranh, diệt chủng, và sự di chuyển bắt buộc của người Mỹ bản xứ tới các khu dành riêng cho họ (những năm 1800). Ngày nay, nhiều người Mỹ bản xứ đang sống trong các cộng đồng gần kề hoặc trong khu dành riêng cho họ với một số chuyển tới sống trong các thành phố. Các vấn đề phổ biến là thất nghiệp, tội phạm, nghiện rượu, sức khỏe kém bao gồm bệnh tiểu đường do béo phì và hội chứng chịu tác động rượu cồn từ bào thai.

  18. B. Tổng quan về các nhóm chủng tộc và dân tộc – Ví dụ ở Mỹ 3. Người Mỹ gốc Phi và Mỹ da đen – 34,7 triệu người Mỹ gốc Phi (Điều tra dân số Mỹ, 2000) Hầu hết tổ tiên đến từ châu Phi do bị bắt làm nô lệ (những năm 1500 – 1800). Cũng bao gồm những người da đen khác nhưng không xuất xứ từ châu Phi. Về gốc gác, họ được sử dụng trong ngành nông nghiệp, đặc biệt ở miền Nam. Cuộc Nội chiến Mỹ và Tuyên cáo Giải phóng (Emancipation Proclamation) đã chấm dứt chế độ nô lệ. Lịch sử về sự phân biệt đối xử vẫn tiếp tục với bằng chứng là nhu cầu về các Phong trào và Điều luật về Quyền dân sự (những năm 1950 và 1960). Lịch sử về sự phân biệt đối xử này đã dẫn tới nhiều vấn đề trong các cộng đồng này, bao gồm đói nghèo, tội phạm, và sức khỏe kém.

  19. B. Tổng quan về các nhóm chủng tộc và dân tộc – Ví dụ ở Mỹ 4. Người gốc La tinh (bao gồm người gốc Mexico) – 39,9 triệu người gốc La tinh (Điều tra dân số Mỹ, 2003) Tổ tiên bao gồm những cư dân và cộng đồng ban đầu ở miền Tây và Tây Nam của nước Mỹ. Lịch sử có chiến tranh và thay đổi về địa lý khi hình thành nước Mỹ ngày nay. (Bang Texas và California). Ngày nay, người gốc La tinh là nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất ở Mỹ. Những người nhập cư, cả nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp, đều đến Mỹ để có cơ hội và việc làm tốt hơn, hoặc để tránh chiến tranh. Một vấn đề chính trị chính cho người gốc La tinh là nhập cư và các vấn đề xuất phát từ nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp.

  20. B. Tổng quan về các nhóm chủng tộc và dân tộc – Ví dụ ở Mỹ 5. Người Mỹ gốc Á - 14 triệu người gốc Á (Điều tra dân số Mỹ, 2003) 9% Người Việt 11% Người Hàn Quốc 11% Người Nhật 12% Người Ấn độ 19% Người Philipin 27% Người Trung Quốc 11% Người khác (từ Đông Nam Á, các đảo trên Thái Bình Dương…)

  21. B. Tổng quan về các nhóm chủng tộc và dân tộc – Ví dụ ở Mỹ Tổ tiên đến từ các nước châu Á (những năm 1800 tới nay). Người Trung Quốc hình thành nhóm nhập cư châu Á lớn nhất. Bắt đầu với cuộc Chạy Đua Tìm Vàng (Gold Rush) (giữa những năm 1800), Người Trung Quốc và người Châu Á đến chủ yếu vì các mục đích kinh tế. Kể từ thời gian đó, năm 1900 đến nay, nhiều người Á nhập cư và tị nạn đến vì lý do kinh tế, để có cơ hội tốt hơn, hoặc để tránh chiến tranh. Các ví dụ ban đầu về sự phân biệt đối xử là các Đạo luật về sự Loại trừ, đã ngăn chặn người dân được trở thành công dân và ngăn chặn di cư (những năm 1800 đến 1950). Các vấn đề phổ biến dẫn tới sự yếu thế là nghèo đói và sự khác biệt về văn hóa ngăn cản người dân tiếp cận các dịch vụ, hoặc các dịch vụ được cung cấp với sự thiếu năng lực về văn hóa.

  22. B. Tổng quan về các nhóm chủng tộc và dân tộc – Ví dụ ở Mỹ Thuật ngữ “Thiểu số kiểu mẫu” miêu tả những người Mỹ gốc Á là những người nhập cư lý tưởng bởi vì họ chăm chỉ và thành công, nhưng không công nhận thực tế các vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng này.

  23. C. Các vấn đề về CTXH liên quan đến chủng tộc và dân tộc 1. Ví dụ về chính sách: Phong trào Quyền Dân sự và Các Đạo luật về Quyền Dân sự (năm 1964 và 1968) Đạo luật năm 1964 - Loại bỏ việc phân biệt chia tách chủng tộc trong trường học, nơi công cộng, nhà ở và việc làm. - Tạo ra Ủy Ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng.

  24. C. Các vấn đề về CTXH liên quan đến chủng tộc và dân tộc 2. Các ví dụ về các vấn đề trong các nhóm dân tộc - Kinh tế - Sức khỏe / Sức khỏe tâm thần - Việc làm - Giáo dục - Sự kỳ thị và Định kiến

  25. C. Mối quan hệ giữa Nghèo đói và các nhóm yếu thế khác 3. Biện pháp can thiệp và giải pháp (vi mô/vĩ mô) *** Hãy nhớ Quan điểm Liên văn hóa: Kiến thức văn hóa Năng lực văn hóa Quyền lực, Đặc quyền, và sự Áp bức Vị thế và quan điểm cá nhân Quan hệ đối tác tôn trọng lẫn nhau

  26. Cultural Cultural Competence Knowledge Power, Privilege, Positionality & Oppression, & Self- Structural Reflexivity Contexts Respectful Partnership KIẾN THỨC Kiến thức văn hóa Năng lực văn hóa K Ỹ N Ă N G G I Á T R Ị Quyền lực, Đặc quyền, và sự Áp bức • Vị thế và • quan điểm • cá nhân Quan hệ đối tác tôn trọng

  27. Việt Nam 1. Hãy sử dụng khái niệm “Kiến thức văn hóa” để xem xét hai nhóm dân tộc: hai nhóm giống nhau và khác nhau như thế nào? 2. Hãy đưa ra một ví dụ về sự yếu thế liên quan đến tính dân tộc. Hãy sử dụng khái niệm “năng lực văn hóa”, bạn có thể đưa ra những giải pháp hoặc can thiệp gì? 3. Sử dụng khái niệm “năng lực văn hóa”, liệu cũng vẫn các giải pháp CTXH như thế có hiệu quả đối với tất cả các nhóm dân tộc không? Tại sao có hoặc tại sao không? Hãy đưa ra một ví dụ.

  28. Suy nghĩ, Ý kiến, và câu hỏi Công việc / Nơi làm việc của bạn Một nhóm yếu thế mà bạn quan tâm và lý do Câu hỏi / Ý kiến

More Related