1 / 50

Trường THPT: QUANG TRUNG – ĐÀ NẴNG

Trường THPT: QUANG TRUNG – ĐÀ NẴNG. BÀI 41 CẤU TẠO VŨ TRỤ. Gv: VÕ THỊ MỸ DUNG. MẶT TRỜI TRONG NHẬN THỨC ĐẦU TIÊN CỦA CON NGƯỜI. Hình ảnh thần Helios và cỗ xe vàng tứ mã mang ánh sáng đến cho loài người. MẶT TRỜI TRONG NHẬN THỨC ĐẦU TIÊN CỦA CON NGƯỜI. Mô hình vũ trụ địa tâm Ptôlêmê.

Télécharger la présentation

Trường THPT: QUANG TRUNG – ĐÀ NẴNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Trường THPT: QUANG TRUNG – ĐÀ NẴNG BÀI 41 CẤU TẠO VŨ TRỤ Gv: VÕ THỊ MỸ DUNG

  2. MẶT TRỜI TRONG NHẬN THỨC ĐẦU TIÊN CỦA CON NGƯỜI Hình ảnh thần Helios và cỗ xe vàng tứ mã mang ánh sáng đến cho loài người

  3. MẶT TRỜI TRONG NHẬN THỨC ĐẦU TIÊN CỦA CON NGƯỜI Mô hình vũ trụ địa tâm Ptôlêmê

  4. MẶT TRỜI TRONG NHẬN THỨC ĐẦU TIÊN CỦA CON NGƯỜI Thổ tinh Mộc tinh Trái đất Hỏa tinh Kim tinh Thuỷ Tinh Đây chính là mô hình Hệ Mặt Trời theo Thuyết Nhật Tâm của N. Copernic

  5. Toàn cảnh Hệ Mặt Trời

  6. HỆ MẶT TRỜI • 1. Mặt Trời

  7. Nhân (1,6.107K) Mặt Trời Vùng phát xạ Vùng đối lưu Quang quyển Sắc cầu Nhật hoa

  8. Mặt Trời • Là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời • Là một quả cầu khí nóng sáng với khoảng 75% là hiđro và 23% là Hêli - Nhiệt độ trung bình bề mặt của Mặt Trời là 5,8.103K. • Tuy nhiên sự phân bố nhiệt độ không đồng đều, có nơi chỉ là 5,5.103K, có chỗ lên trên 6,0.103K. Càng đi sâu vào bên trong nhiệt độ càng tăng lên. Tại tâm Mặt Trời, nhiệt độ vào khoảng 1,6.107K • Công suất phát xạ của Mặt Trời 3,9.1026W

  9. Bán kính Mặt Trời: • R = 6,96.105km. • - Khối lượng Mặt Trời là M=2,0.1030kg. • Khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất là : • D = 150 triệu km.

  10. Thành phần cấu tạo của Mặt Trời

  11. 2. Các hành tinh -Hệ Mặt Trời bao gồm 8 hành tinh, được chia thành hai nhóm: • Nhóm hành tinh rắn bên trong (“nhóm Trái Đất”), gồm: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh. • Nhóm hành tinh khí bên ngoài (“Nhóm Mộc tinh”), gồm: Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. - Các hành tinh quay theo cùng một chiều quanh Mặt Trời và quỹ đạo của chúng gần như những vòng tròn xung quanh mỗi hành tinh là các vệ tinh

  12.  Đường kính 4878 km  Khoảng cách đến Mặt Trời là 0,387 đvtv. Nhiệt độ trung bình trên bề mặt 350 độ C. Không có sự sống tồn tại. Số Mặt trăng: 0 Số vành đai: 0 Sao thuỷ

  13. Sao Kim

  14. Trái Đất

  15. Sao Hoả  Đường kính 6794 km. Khoảng cách đến Mặt Trời là 1,52 đvtv.  Quỹ đạo của Sao Hoả quay quanh Mặt Trời là 686,98 ngày.  Khí quyển mỏng và chứa rất nhiều CO2.

  16. Sao Mộc

  17. Sao Thổ và vành đai rực rỡ bao quanh

  18. Sao Thiên Vương

  19. Sao Hải vương

  20. 3. Các tiểu hành tinh • Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo có bán kính từ 2,2 đến 3,6 đvtv, trung gian giữa bán kính quỹ đạo Hoả tinh và Mộc tinh. • Có thể là mảnh vở của các hành tinh lớn

  21. Phác thảo về tiểu hành tinh Sedna, phía xa là Mặt Trời

  22. 4. Sao chổi và thiên thạch a. Sao chổi: là những khối khí đóng băng lẫn với đá, có đường kính vài km, chuyển động xung quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip rất dẹt mà Mặt Trời là một tiêu điểm.

  23. Cấu tạo sao chổi

  24. Sao chổi West với 2 cái đuôi, bị vỡ ranhiều mảnh khi đến gần Mặt Trời

  25. Sao chổi với hai đuôi

  26. Sao chổi Ikeya- Zhang

  27. Sao Chổi Neat

  28. b. Thiên thạch là những tảng đá chuyển động quanh Mặt Trời. Thiên thạch Iron

  29. Thiên thạch Chondride

  30. Thiên thạch Martian

  31. II. CÁC SAO VÀ THIÊN HÀ • Các sao a. Là một khối khí nóng sáng như Mặt Trời. b. Nhiệt độ ở trong lòng các sao lên đến hàng chục triệu độ trong đó xảy ra các phản ứng hạt nhân. c. Khối lượng của các sao trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần (đa số là 5 lần) khối lượng Mặt Trời. - Bán kính các sao biến thiên trong khoảng rất rộng. d. Có những cặp sao có khối lượng tương đương nhau, quay xung quanh một khối tâm chung, đó là những sao đôi. e. Ngoài ra, còn có những sao ở trạng thái biến đổi rất mạnh. - Có những sao không phát sáng: punxa và lỗ đen. f. Ngoài ra, còn có những “đám mây” sáng gọi là các tinh vân.

  32. Lỗ đen

  33. Tinh vân con Cua

  34. Tinh vân “ Mắt Mèo”

  35. Tinh vân con Bướm

  36. Tinh vân đầu ngựa trong chòm sao Orion

  37. Tinh vân Trifid nhìn từ đài thiên văn Anglo- Australian

  38. 2. Thiên hà a. Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân. b. Thiên hà gần ta nhất là thiên hà Tiên Nữ (2 triệu năm ánh sáng). c. Đa số thiên hà có dạng xoắn ốc, một số có dạng elipxôit và một số ít có dạng không xác định. - Đường kính thiên hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng.

  39. M87 là một thiên hà elip khổng lồ trong chòm Virgo Cách Trái Đất 50 triệu năm ánh sáng Trung tâm thiên hà M87 có một lỗ đen. Thiên hà M87

  40. Thiên hà Milky Way, nhìn từ trên xuống, có hình đĩa xoắn ốc

  41. Thiên hà Milky Way, nhìn ngang, có hình 2 cái đĩa úp vào nhau

  42. 3. Thiên hà của chúng ta: Ngân hà a. Hệ Mặt Trời là thành viên của một thiên hà mà ta gọi là Ngân Hà. b. Ngân Hà có dạng đĩa, phần giữa phình to, ngoài mép dẹt. - Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng, bề dày chỗ phồng to nhất vào khoảng 15.000 năm ánh sáng. c. Hệ Mặt Trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân Hà, cách tâm khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó. d. Ngân Hà có cấu trúc dạng xoắn ốc.

  43. Mặt Trời Vị trí của Mặt Trời trong Hệ Ngân Hà

  44. 1. Vị trí của Mặt Trời trong Hệ Ngân Hà Mặt Trời

  45. 4. Các đám thiên hà - Các thiên hà có xu hướng tập hợp với nhau thành đám. 5. Các quaza (quasar) - Là những cấu trúc nằm ngoài các thiên hà, phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng vô tuyến và tia X.

  46. Hai thiên hà đâm thẳng vào nhau

  47. VẬN DỤNG, CỦNG CỐ • Câu 1: người ta dựa vào đặc điểm nào dưới đây để phân chia các hành tinh trong hệ Mặt Trời làm hai nhóm? • Khoảng cách đến Mặt trời • nhiệt độ bề mặt hành tinh • số lượng vệ tinh • khối lượng của các hành tinh

  48. Câu 2: Hãy chỉ ra một cấu trúc không là thành viên của thiên hà? • Sao siêu mới • Punxa • Lỗ đen • Quaza

  49. CÂU HỎI VỀ NHÀ Câu 1: Trình bày cấu tạo của hệ Mặt Trời? Vai trò của Mặt Trời trong hệ mặt trời? Câu 2: Phân biệt hành tinh và vệ tinh? Tiểu hành tinh là gì? Câu 3: sao chổi, thiên thạch, sao băng là gì? Nêu những thành viên của thiên hà? Vị trí của hệ Mặt trời trong Ngân hà?

More Related