1 / 31

KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC. Dạy học CT hiện hành theo định hướng năng lực. CT hiện hành định hướng nội dung ( Biết cái gì ). Bối cảnh. Định hướng năng lực ( Biết làm gì từ những điều đã biết ).

sara-bishop
Télécharger la présentation

KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁKẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINHTHEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

  2. Dạy học CT hiện hành theo định hướng năng lực CT hiện hành định hướng nội dung (Biết cái gì) Bối cảnh Định hướng năng lực (Biết làm gì từ những điều đã biết) Đổi mới KTĐG được lựa chọn là khâu đột phá Xây dựng CT mới phát triển năng lực

  3. Năng lực là gì? • Khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biếtvà hiểu • Tất nhiên hành động (làm), thực hiện (ở đây phải gắn với ý thức, thái độ) phải có KTKN, chứ không phải làm một cách “máy móc”,“mù quáng”

  4. Năng lực chung và năng lực môn học • Năng lực chung: năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội; được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. • Năng lực môn học (chuyên biệt): Năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó.

  5. 09 năng lực chung

  6. Năng lực chung CNTT-TT • Lựa chọn và sử dụng hiệu quả các thiết bị ICT để hoàn thành nhiệm cụ thể • Hiểu được các thành phần của hệ thống mạng để kết nối, điều khiển và khai thác các dịch vụ trên mạng • Tổ chức và lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật trên các bộ nhớ khác nhau và với những định dạng khác nhau

  7. Năng lực chung CNTT-TT (tiếp) • Xác định được thông tin cần thiết và xây dựng được tiêu chí lựa chọn • Sử dụng kỹ thuật để tìm kiếm, tổ chức, lưu trữ để hỗ trợ nghiên cứu kiến thức mới • Đánh giá được độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu đã tìm được • Xử lý thông tin hỗ trợ giải quyết vấn đề; sử dụng ICT để hỗ trợ quá trình tư duy, hình thành ý tưởng mới cũng như lập kế hoạch giải quyết vấn đề • Sử dụng công cụ ICT để chia sẻ, trao đổi thông tin và hợp tác với người khác một cách an toàn, hiệu quả

  8. Năng lực của bộ môn tin học • Môn tin học đóng vai trò chính trong việc hình thành, phát triển năng lực chung CNTT-TT • Bên cạnh đó, môn tin học còn có nhiệm vụ hình thành, phát triển một số năng lực chuyên biệt của bộ môn tin học • Môn tin học góp phần phát triển năng lực chung

  9. Đến nay chưa có hệ thống năng lực chính thức của môn tin học!

  10. Đề xuất năng lực tin học Mục tiêu môn tin học: • Tin học cho tất cả (Dạy học CNTT-TT): • HS có năng lực sử dụng CNTT-TT để thích ứng với các kĩ thuật số và CNTT-TT trong cuộc sống hằng ngày. • Tin học chuyên ngành (Dạy học khoa học máy tính): • HS có năng lực nền tảng về khoa học máy tính để có thể đi theo con đường nghề nghiệp về khoa học máy tính ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

  11. Đề xuất năng lực tin họcNăng lực CNTT-TT Năng lực CNTT-TT cơ bản • Nhận biết, thao tác với phần mềm, thiết bị CNTT • Sử dụng CNTT-TT hỗ trợ học tập • Sử dụng CNTT-TT trong giao tiếp • Đạo đức, hành vi phù hợp khi sử dụng CNTT-TT

  12. Đề xuất năng lực tin họcNăng lực CNTT-TT Năng lực CNTT-TT nâng cao • Kĩ năng, hiểu biết về phần mềm, thiết bị CNTT-TT • Sử dụng CNTT-TT trong học tập và công việc của bản thân • Sử dụng CNTT-TT trong giao tiếp • Đạo đức, hành vi phù hợp khi sử dụng CNTT-TT

  13. Đề xuất năng lực tin họcNăng lực khoa học máy tính Là năng lực chuyên biệt định hướng phân hóa nghề nghiệp, để theo học các ngành nghề tin học ở bậc học đại học, dạy nghề • Khoa học máy tính • Giải quyết vấn đề dựa trên tin học • Năng lực làm việc (triển khai dự án tin học) • Định hướng nghề nghiệp

  14. Mối liên hệ giữanăng lực và kiến thức, kĩ năng, thái độ Kiến thức, kĩ năng, thái độ là nguyên liệu để hình thành, phát triển năng lực

  15. Năng lực Kĩ năng Mối liên hệ giữanăng lực và kiến thức, kĩ năng, thái độ Năng lực được hình thành, phát triển thông qua vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn

  16. Xác định năng lực dựa trên chương trình môn tin học hiện hành • DH định hướng nội dung cũng đã hình thành, phát triển năng lực của người học (nhưng chưa được mô tả tường minh) • DH định hướng năng lực cũng dựa trên nền tảng là KTKN, thái độ có trong CTGD định hướng nội dung • Năng lực môn học là khả năng lựa chọn và vận dụng KTKN, thái độ để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể

  17. Đề xuất các bước tiến hành xác định năng lực tin học dựa trên CT môn tin học hiện hành • Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung dạy học • Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ • Bước 3: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt • Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới

  18. Căn cứ để KTĐG Trên lớp thầy/cô căn cứ vào đâu để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh?

  19. Căn cứ để KTĐG theo chương trình tin học hiện hành • CTGDPT môn tin học (chuẩn KTKN) • Nội dung dạy học (SGK-dạy cái gì kiểm tra cái đó) • Điều kiện thực tế (Phù hợp thực tế dạy học)

  20. KTĐG định hướng phát triển năng lực Căn cứ để KTĐG • CTGDPT môn tin học (chuẩn KTKN) • Nội dung dạy học (SGK-dạy cái gì kiểm tra cái đó) • Điều kiện thực tế (Phù hợp thực tế dạy học) • Và định hướng dạy học phát triển năng lực (vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn)

  21. Biên soạn câu hỏi/bài tập theo định hướng năng lực, gắn với thực tiễn • Thầy/cô đã quen với câu hỏi, bài tập theo chuẩn KTKN • Để phát triển năng lực cần biên soạn câu hỏi, bài tập gắn liền với thực tiễn - có thể chưa quen

  22. Tham khảo câu hỏi của cuộc thi Hải ly tin học • HS đã biết IOI, APIO có nội dung thi là lập trình trên máy tính. • Hải ly tin học quốc tế có nội dung thi không phải là lập trình. • Các câu hỏi, bài tập của Hải ly tin học đề cập kiến thức, kĩ năng và ứng dụng khác nhau của tin học trong đời sống. Các tri thức về tin học được trình bày sinh động, hàm chứa ý nghĩa thực tiễn. • Giới thiệu cách trình bày những tri thức tin học dưới dạng sinh động, gắn liền với thực tiễn cuộc sống và gần gũi với HS • Gợi ý về ý tưởng để biên soạn câu hỏi, bài tập môn tin học

  23. Email casino Bạn nhận được quảng cáo này trong một email. Bạn muốn trở thành người thắng cuộc. Bạn phải làm gì? • Bạn đóng vai mẹ tham gia với những thông tin cá nhân của mẹ. B. Tham gia trò chơi với dữ liệu cá nhân của bạn. C. Xóa email. D. Đề nghị anh/chị của bạn nhiều tuổi hơn bạn tham gia trò chơi với thông tin cá nhân của anh/chị ấy. • Câu trả lời là C. Bạn ngay lập tức xóa email này. Vì nó là một thư rác. • Câu trả lời A, B và D bạn cần phải gửi thông tin cá nhân của bạn hay của người thân trong gia đình. Những thông tin này có thể được sử dụng với mục đích bất hợp pháp. Ví dụ, để gửi thư rác đúng đối tượng người dùng hơn. Nhưng cũng có thể bị sử dụng để làm những điều nghiêm trọng hơn.

  24. Ảnh của lớp Bạn có một bức ảnh đẹp trong chuyến đi dã ngoại của lớp. Mỗi HS đều có thể được nhận thấy trong bức ảnh và có thể nhìn thấy GV của lớp. Vì vậy, bạn muốn công bố bức ảnh này trên trang web của bạn. Chọn mệnh đề đúng nhất: • Bạn có quyền công bố bức ảnh mà không cần hỏi bất cứ ai • Bạn chỉ cần phải xin phép cha mẹ của bạn. • Bạn phải thông báo cho mỗi người trên các bức ảnh về ý định công bố bức ảnh này. Nếu đa số đồng ý, bạn có thể xuất bản các bức ảnh. • Bạn phải yêu cầu mỗi người trong bức ảnh cho phép công bố bức ảnh. Bạn chỉ có thể công bố bức ảnh nếu tất cả mọi người đồng ý. Câu trả lời là D.Theo luật hiện hành, công bố hoặc tái tạo một bức ảnh trong đó một người có thể nhận ra rõ ràng cần có sự đồng ý trước của người trong ảnh. Điều này được áp dụng trên internet. Trong trường hợp bức ảnh của lớp học, cần phải có sự đồng ý của nhứng người có thể nhận ra rõ ràng trên bức ảnh.

  25. Biên soạn câu hỏi/bài tập theo định hướng năng lực, gắn với thực tiễn Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập • Bước 1: Xác định chủ đề/nội dung cần KTĐG • Bước 2: Xác định chuẩn KTKN, thái độ • Bước 3: Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề • Bước 4: Xác định năng lực hướng tới • Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức độ đã mô tả

  26. Dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh Kiến thức Kĩ năng Vận dụng vào tình huống thực tiễn Thái độ

  27. Năng lực Kĩ năng Dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh Tăng cường sử dụng các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học để học sinh vận dụng KTKN vào giải quyết các tình huống thực tiễn

  28. Dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh • Dạy học giải quyết vấn đề • Dạy học theo dự án • Hoạt động NCKH và Cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học • Ứng dụng CNTT-TT dạy học • Webquest

  29. Các hoạt động học tập chính I. Nghe báo cáo/hỏi đáp • Định hướng đổi mới DH và KTĐG và sử dụng diễn đàn trên mạng • Báo cáo tổng quan môn tin học II. Làm việc nhóm/thảo luận • Xây dựng chủ đề, xác định KTKN, thái độ, năng lực hướng tới • Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu, biên soạn câu hỏi, bài tập của chủ đề • Xây dựng tiến trình dạy học cho chủ đề theo hướng tổ chức các hoạt động học tập định hướng phát triển năng lực III. Nộp sản phẩm • Hoàn thiện các chủ đề, phân chia theo mức độ đánh giá và cập nhật

  30. Tài liệu Bản mềm • Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN (lớp 6 đến lớp 12) • Tài liệu bồi dưỡng (bản pdf, word) • Bài trình bày ppt của báo cáo viên

  31. Copy bản mềm tài liệu Trân trọng cám ơn!

More Related