1 / 77

MỘT VÀI HÌNH ẢNH TẠI BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA BS NGUYỄN Y ĐỨC VÀ BS HỒ ĐỨC DUY

MỘT VÀI HÌNH ẢNH TẠI BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA BS NGUYỄN Y ĐỨC VÀ BS HỒ ĐỨC DUY TẠI CUNG VĂN HÓA LAO ĐỘNG TP. HCH NGÀY 08 - 11 - 2009. BS NGUYỄN Y ĐỨC ĐANG THUYẾT TRÌNH. PHU NHÂN BS NGUYỄN Y ĐỨC (NGỒI Ở BÌA TRÁI) CÙNG CÁC VỊ KHÁCH MỜI. BS NGUYỄN Y ĐỨC ĐANG NÓI CHUYỆN VỀ TÀI “NiỀM TIN VÀ SỨC KHỎE”.

shiela
Télécharger la présentation

MỘT VÀI HÌNH ẢNH TẠI BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA BS NGUYỄN Y ĐỨC VÀ BS HỒ ĐỨC DUY

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. MỘT VÀI HÌNH ẢNH TẠI BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA BS NGUYỄN Y ĐỨC VÀ BS HỒ ĐỨC DUY TẠI CUNG VĂN HÓA LAO ĐỘNG TP. HCH NGÀY 08 - 11 - 2009

  2. BS NGUYỄN Y ĐỨC ĐANG THUYẾT TRÌNH

  3. PHU NHÂN BS NGUYỄN Y ĐỨC (NGỒI Ở BÌA TRÁI) CÙNG CÁC VỊ KHÁCH MỜI

  4. BS NGUYỄN Y ĐỨC ĐANG NÓI CHUYỆN VỀ TÀI “NiỀM TIN VÀ SỨC KHỎE”

  5. BS HỒ ĐỨC DUY SAY SƯA VỀ “CÂY LÚA ViỆT NAM XƯA”

  6. PHU NHÂN BS NGUYỄN Y ĐỨC ĐÓNG GÓP Ý KiẾN

  7. ĐẶT CÂU HỎI

  8. DS PHAN ĐỨC BÌNH THAM GIA VỀ DƯỢC LiỆU

  9. Niềm Tin với Sức Khỏe Tiến sĩ Y Khoa Nguyễn Ý Đức Texas – Hoa Kỳ Kính Chào Quý Thân Hữu

  10. Một vài danh ngôn • “Trước khi muốn được lành bệnh thì cần tìm kiếm phương thuốc, thử dùng rồi đặt niềm tin vào đó.” Darina Stoyanova • “Niềm tin không phải là điều đưa tay ra chụp lấy mà phải nuôi dưỡng nó”.Mahatma Gandhi

  11. Tin Tưởng và Tín Ngưỡng • “Tin tưởng là sức mạnh của cuộc đời” Leon Tolstoi • “Lòng tin hướng dẫn mọi ý tưởng, mọi tình cảm và do đó đi đến cách xử thế” Gustave Lebon • “Tín ngưỡng không những là một đức tính mà thôi, nó còn là cái cửa thiêng liêng mà các đức tính khác đều đi qua”- Emerson

  12. Môi Trường và Sức khỏe • Các nhà xã hội học và tâm lý học đều đồng ý với nhau: môi trường luôn luôn tác động tới đời sống con người. • Môi trường thường được hiểu theo hai lãnh vực: vật chất và tinh thần.

  13. Môi trường và Đời sống • Trong lãnh vực vật chất, ảnh hưởng của môi trường tới đời sống con người là không khí trong lành hay ô nhiễm, thời tiết nóng hay lạnh, đất cát khô cằn hay phì nhiêu, nước uống trong sạch hay dơ bẩn.

  14. Môi Trường và Đời Sống • Trong lãnh vực tinh thần, những yếu tố tác hại đến môi trường sinh sống của con người gồm có những ảnh hưởng xấu của xã hội: luân lý suy đồi, không khí hận thù, đạo đức xuống dốc.

  15. Niềm Tin • Nhưng nguyên nhân căn bản chi phối trực tiếp đến đời sống, từ đó đưa con người đến hạnh phúc hay bất hạnh, hy vọng hay tuyệt vọng: Ðó là Niềm Tin vào Cuộc Sống.

  16. Niềm Tin • Nền tảng xây dựng Niềm Tin con người vào cuộc sống có thể là • những kinh nghiệm mà họ tích lũy được trên đường đời hoặc • những vốn liếng trí thức họ đã thâu lượm được qua học vấn.

  17. Định nghĩa Niềm Tin • “Niềm tin là định hướng giá trị được xác định vững chắc trong nhận thức và chi phối hành động của con người. • Niềm tin không chỉ tác động đến trí tuệ mà còn tác động đến tình cảm. • Nó có thể làm thay đổi ý thức, động cơ và lối sống của cá nhân” (Vũ Dũng, Tâm lý học tôn giáo, Hà Nội, 1996).

  18. Niềm tin • Khi nghĩ một điều gì cho là đúng với sự thật, với những lý do có ít nhiều cơ sở là tin tưởng. • Nếu lý do không rõ ràng, thái độ nặng về tình cảm, nhằm tìm chỗ dựa hay sự yên tâm, là tín ngưỡng.

  19. Tin Tưởng và Tín Ngưỡng • Tin tưởng và tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội và cá nhân, vì dẫn tới xác định những mục tiêu và biện pháp hành động. • Con người thường hành động ít khi do lý trí dẫn dắt mà do tin ở một số điều nhất định, một số giá trị tinh thần.

  20. Tin Tưởng và Tín Ngưỡng • Từ bỏ những tin tưởng và tín ngưỡng thường rất khó kể cả những lúc sự thực đã được chứng minh là sai. • Chỉ khi nào hình thành tin tưởng hoặc tín ngưỡng mới thì cái cũ mới chịu biến đi. • Không thể phân biệt một bên là hợp lý hoặc phi lý vì ranh giới đôi bên thường không rõ ràng.

  21. Niềm tin Tôn Giáo • Niềm tin tôn giáo là một niềm tin đặc biệt. Bởi lẽ, đối tượng của niềm tin là các lực lượng siêu nhiên, là thế giới không hiện thực mà con người chỉ có thể cảm nhận được qua niềm tin và sự sùng kính. • Đó là niềm tin với sự “bền vững đặc biệt so với các niềm tin khác của con người...tới mức mê muội” (Vũ Dũng).

  22. Niềm tin với Sức khỏe • Tác dụng tích cực của trạng thái tâm lý: Không hoảng loạn khi đối diện với bệnh tật, tập trung cao độ vào mục tiêu và đặc biệt là tin tuyệt đối vào khả năng đấu tranh của cơ thể. • Có niềm tin sắt đá rằng chắc chắn mình sẽ khỏi bệnh. • Tin ở thầy thuốc, dược phẩm, phương thức trị liệu

  23. Niềm tin và Sức khỏe • Một biểu hiện của sức mạnh niềm tin đã được y học tận dụng hiệu quả là giả dược - placebo (tiếng La tinh có nghĩa là “tự mê hoặc”). • Giả dược có thể chỉ là hợp chất của một loại muối sinh học, nước cất hoặc bột ngũ cốc trộn với đường. Tuy không có tính năng chữa bệnh nhưng trong một số trường hợp nhất định, nó vẫn làm cho sức khỏe của không ít người được cải thiện.

  24. Placebo… • Decartes :I think, there for I am”, nghĩ sao, là vậy. • Phật: “You are what you think, having become what you though”, tất cả đều từ tâm trí mà ra.

  25. Placebo… • Robert DeLap: “Sự mong chờ là yếu tố rất mạnh. Càng đặt nhiều tin tưởng vào một trị liệu thì càng thấy trị liệu có vẻ hữu hiệu hơn”.FDA-USA • Sự tin tưởng cũng khích lệ bệnh nhân thay đổi nếp sống, chăm sóc sức khỏe, ăn uống…

  26. Placebo… • Phẫu thuật Rỏm Sham surgery. • Thuốc chích công hiệu hơn thuốc uống. • “Nghệ thuật chữa bệnh là làm vui lòng bệnh nhân để cho thiên nhiên chữa dứt bệnh”-Một triết gia Pháp.

  27. Niềm tin và Sức khỏe • “Người luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống thường trơ lỳ hơn với stress và đối phó có hiệu quả hơn với khó khăn. Họ dễ thỏa mãn với cuộc sống và không bao giờ cảm thấy cô độc. Họ ít bị phiền toái vì chứng cao huyết áp, ít bị mắc bệnh tim mạch và ung thư”. Mary Gilhooly-Scotland

  28. Niềm Tin và Sức khỏe • Niềm tin là đối tượng chính của trường phái y thuật Ấn Độ mang tên Ayusveda (có nghĩa là kiến thức về sự sống.“Sự can thiệp của ý chí và niềm tin đã khiến cho một số trường hợp khỏi bệnh (thậm chí là bệnh nan y) hoặc sống được lâu hơn rất nhiều so với thời gian các bác sĩ dự đoán”. Deepak Chopra

  29. Niềm Tin và Sức khỏe • Nhiều bệnh nhân đã gần mãn phần mà vẫn có thể kéo dài sự sống để hoàn thành một tâm nguyện, chờ đón một sự kiện quan. Họ tin rằng họ sẽ làm được. • Niềm tin ấy đã khiến họ nảy sinh ý chí muốn sống, muốn vượt qua số phận, chiến thắng cái chết.

  30. Niềm Tin và Sức Khỏe • Nhiều nhà khoa học đề nghị “lập trình hóa” trí tuệ và cảm xúc để tạo cho con người niềm tin vượt qua mọi bệnh tật. • Thực ra, từ hàng ngàn năm nay, các tôn giáo, tín ngưỡng đã thực hiện điều đó. • Niềm tin này thể hiện qua việc cầu nguyện, hành hương, nhập thiền... tác động mạnh lên tâm lý con người, giúp chiến thắng bệnh tật.

  31. Có bệnh thì vái tứ phương • Khi bệnh hoạn thì tìm kiếm trị liệu ở: • Bác sĩ, thầy thuốc dân tộc • Thầy cúng, thầy bùa thầy ngải • Cầu xin, cúng bái, lễ lạc • Cây cỏ, động vật quý hiếm • Có tin có lành- Cầu được, ước thấy

  32. Quan niệm Bệnh khi xưa • Thời tiết xấu • Thần thánh quở phạt • Chạm vía thần linh, ma quỷ • Tà ma yêu quái ám ảnh • Ðộng chạm mồ mả ông bà • Trúng bùa, trúng ngải

  33. Chữa Cảm Cúm • “Tôi lạy ông Cúm, bà Co Ông ở xứ Nghệ, ông bò ra đây Khôn thiêng có mâm cỗ này. Ông xơi cho sạch, ông rày tha tôi”

  34. Chữa nổi mề đay • “Tôi lạy ông Tịt, bà Tịt Ăn cỗ phân trâu Ăn trầu lá lốt Ðừng đốt chúng tôi”

  35. Quan điểm Sức khỏe của Tôn giáo • Các tôn giáo luôn quan tâm đến sinh mệnh và hạnh phúc của con người, đã hình thành được quan điểm sức khỏe đặc sắc riêng cho tôn giáo mình để: • trực tiếp hướng dẫn đời sống thực tiễn của con người. • ảnh hưởng, thay đổi trạng thái thân tâm của tín đồ và, • một cách vô tình đã giúp phát huy xã hội và khả năng kinh tế.

  36. Đạo Lão • Quý trọng sinh mệnh, theo đuổi việc đắc đạo thành tiên, mạnh khỏe, trường thọ. • Có một nhân sinh quan hướng thượng, nên sống lạc quan, tôn trọng mạng sống, có đầy đủ lòng tin. • Tập luyện vận hành chân khí, tĩnh tọa dưỡng thần, ăn uống bổ dưỡng, luyện công kiện thân, tu dưỡng đức hạnh.

  37. Đạo Phật • Về mặt sinh lý, lục căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đầy đủ, đoan trang. • Về mặt tâm lý, kiên nghị, khoan thai, đầy đủ trí huệ. • Trọng tâm chữa bệnh là trị tâm bệnh, thông qua các cách thức như nghe pháp, tụng Kinh, trì Giới, tọa thiền v.v.. để làm thanh tịnh tâm mình, thì bệnh tật khó thể xâm nhập, đời sống được an vui tự tại.

  38. Phật giáo với sức khỏe • Vì tin tưởng là sẽ đầu thai thành sinh vật nên họ ăn chay, tránh các chất làm giảm sáng suốt như rượu và chất kích thích. • Luật đầu tiên trong ngũ giới là không sát sinh

  39. Cơ Đốc giáo • Quan điểm về sức khỏe của Cơ Đốc Giáo được thành hình trên niềm tin vào Thượng Đế sáng tạo ra con người. • Kính sợ Thượng Đế, tâm linh trong trắng là cơ sở để đạt được sức khỏe của thân và tâm. • Linh hồn mạnh khỏe là cơ sở của tâm lý mạnh khỏe, mà tâm lý mạnh khỏe sẽ giúp ích được cho sức khỏe của thân.

  40. Trong Kinh Thánh • Miriam và vua Uzziah bị phong cùi vì dám phạm thượng. Thượng Đế trừng phạt, bỏ rơi, bắt mang bệnh hiểm nghèo.

  41. Islam giáo • Các tín đồ giữ được một thể phách cường tráng mạnh khỏe là nhờ tu tập một công phu hoàn thiện, • Nhiều quy định và yêu cầu cụ thể, trong đó bao gồm: Lấy thói quen vệ sinh tốt đề xướng thành hình thức tu hành tôn giáo; • Yêu cầu các tín đồ phải tuân thủ quy định ăn uống hợp lý, thực hành nghiêm túc phương thức sinh hoạt sức khỏe v.v..

  42. Khoa học và Tôn giáo • Đã có 1 ranh giới giữa tôn giáo & khoa học mà xã hội không muốn và không thể kết nối đôi bên. • Khoa học nghiên cứu những gì tự nhiên và giải thích được • Những gì không giải thích được thì nằm trong phạm vi tôn giáo. • Ngày nay, sức khỏe liên quan tới cả thể chất và linh hồn

  43. Khoa học với sự cầu xin • Khoa học là cụ thể, nhìn thấy được mới tin • Cầu xin có tính cách thần bí, không giải thích chứng minh được • Cầu xin có quy luật khác với quy luật khoa học • Cầu xin liên hệ với niềm tin vào một tôn giáo

  44. Quan Niệm Bệnh Hiện Tại • Bệnh tật do các nguyên nhân cụ thể gây ra. • Bệnh có thể điều trị bằng nhiều phương thức khác nhau. • Sức khỏe không chỉ là tình trạng thể chất mà bao gồm tinh thần • Có sức khỏe tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

  45. Nghi Lễ Tôn Giáo • Trong các nghi lễ tôn giáo đều có: • -Lời cầu nguyện sức khỏe cho mọi người • -Cầu chúc mau lành cho người bệnh. • Niềm tin tôn giáo là yếu tố hỗ trợ đáng để cho việc lành bệnh.

  46. Người có niềm tin tôn giáo: • Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn lên bệnh hoạn tử vong của con người, bất luận tuổi tác, phái tính, chủng tộc • Có hành vi lành mạnh: dinh dưỡng đầy đủ, không phung phí sức khỏe, không lạm dụng rượu thuốc • Có tinh thần tự trọng, mục tiêu tốt trong đời sống, tham gia công việc chung. Jeffrey Levin-Đại học North Carolina

  47. Ý Kiến Tán Thành • *Hội thảo về tác dụng tốt của Niềm tin tôn giáo trên sức khỏe do Ðại học Harvard tổ chức năm 2003 • **“ Có nhiều ảnh hưởng tốt của niềm tin trên sức khỏe. Gạt bỏ tôn giáo ra khỏi bệnh viện là sai lầm” BS Harold Koenig-Ðại học Duke

  48. Ý kiến tán thành • “Nhiều nghiên cứu cho là niềm tin tôn giáo có thể : • giúp bệnh nhân đối phó, • giảm đau đớn, • cải thiện kết quả giải phẫu, • phòng tránh trầm cảm cũng • như giảm rủi ro nghiện hút, tự tử”. Bác sĩ Larson DB

  49. Ý Kiến tán Thành • Thăm dò của Newsweek: • 70% dân chúng thường cầu nguyện cho thân nhân bị bệnh. • 79% dân chúng nói tín ngưỡng giúp mau lành bệnh; • 63% nói bác sĩ nên thảo luận về tôn giáo với bệnh nhân

  50. Ý Kiến Tán Thành • Người có niềm tin tôn giáo thường: • -sống lành mạnh, đạo đức, giúp đỡ người khác. • -có lòng tự trọng cao. • -có khả năng thích nghi với căng thẳng. • -đời sống tâm linh thoải mái, lạc quan…

More Related