1 / 75

GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 5/2011

GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 5/2011. Th.S TRẦN THANH PHONG. ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ. I. Lịch sử - Quan niệm về chuyển đổi II.Các khái niệm và định nghĩa III. Đặc điểm và Tính chất của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ- Quy chế

taji
Télécharger la présentation

GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 5/2011

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GIỚI THIỆU VỀTỔ CHỨCĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ5/2011 Th.S TRẦN THANH PHONG

  2. ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ I. Lịch sử - Quan niệm về chuyển đổi II.Các khái niệm và định nghĩa III. Đặc điểm và Tính chất của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ- Quy chế IV. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ IV. Một số việc cần làm

  3. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ • Ra đời năm 1872 tại Đại học Harvard. • Phát triển nhanh, lan rộng ra toàn nước Mỹ. Từ đầu thế kỷ 20, mở rộng ra Bắc Mỹ và thế giới. • Châu Âu bắt đầu áp dụng mô hình nầy. Tuyên bố chung Bologne (19/6/1999) • Tại Việt Nam, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM là trường đầu tiên áp dụng từng bước qui trình đào tạo tín chỉ, từ 1995

  4. TUYÊN BỐ CHUNG BOLOGNE (1999) “Cần thúc đẩy những cải tố cần thiết trong hệ thống giáo dục đại học của mình trong thời hạn tối đa là đến năm 2010, nhằm đạt được sự tương thích trong hệ thống đại học quốc gia, để chuẩn hóa bằng cấp giữa các đại học, song vẫn tôn trọng văn hóa và ngôn ngữ cũng như những đặc thù của các hệ thống giáo dục của mỗi nước”. TB này không yêu cầu các nước thống nhất về giáo trình. Mỗi giáo trình được chuyển đổi định lượng qua hệ thống tín chỉ Châu Âu ECTS (European Credit Transfer System).

  5. (GS.TS LÂM QUANG THIỆP) “Bản chất của học chế tín chỉ là cá thể hóa việc học tập trong một nền giáo dục đại học cho số đông”

  6. Quan niệm về chuyển đổi sang học chế tín chỉ • Học chế học phần (đơn vị học trình): - mang một số yếu tố của học chế tín chỉ - nhưng chưa đủ mềm dẻo vì chưa tận dụng hết các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó (Quy chế 25/2006/QĐBGDĐT ngày 26/6/2006) • Chuyển đổi sang học chế tín chỉ nhằm: - cải tiến học chế học phần - tăng cường áp dụng các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó

  7. Quan niệm về chuyển đổi sang học chế tín chỉ • Việc chuyển đổi sang học chế tín cần: - kết hợp với phát triển và hiện đại hóa chương trình đào tạo - đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập

  8. 4 Mục tiêu việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ 1- Xây dựng một học chế mềm dẻo hướng về sv để tăng tính chủ động và khả năng cơ động của sv 2- Đảm bảo sự liên thông trong quá trình học tập 3- Tạo ra sản phẩm có tính thích nghi cao với thị trường lao động trong nước 4- Đưa hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới theo xu thế toàn cầu hóa

  9. 11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 1. Chương trình đào tạo cấu tạo thành các môđun (học phần) với cáctín chỉ (mỗi học phần có từ 2- 5 tín chỉ); 2. Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học phần (tín chỉ); 3. Ghi danh(đăng ký) học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo từng học phần;

  10. 11ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 4. Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm học có thể chia thành 2 học kỳ (15-16 tuần), 3 học kỳ (10-12 tuần) hoặc 4 học kỳ (10 tuần, theo mùa của năm). Do đó có các loại tín chỉ tương ứng; 5. Đánh giá thường xuyên (quá trình), thang điểm chữ (A,B,C,D,F) điểm trung bình chung tốt nghiệp;

  11. 11ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ • 6. Quy định khối lượng kiến thức phải tích luỹ cho từng văn bằng (được công bố trong quyển sổ tay sinh viên, cố vấn học tập phải nắm vững). Khái niệm “sinh viên năm thứ ”tùy thuộc vào số tín chỉ tích lũy. • 7. Có hệ thống cố vấn học tập: cố vấn để hướng nghiệp và ghi danh học kiểu tích lũy cho đúng quy định và sinh hoạt đoàn thể

  12. 11ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 8. Chương trình đào tạo mềm dẽo: cùng với các học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn, cho phép sinh viên dễ dàng điều chỉnh ngành đào tạo; 9. Có thể tuyển sinh theo học kỳ. Vì tích lũy đủ TC để được cấp bằng, người học không phải chờ đợi một năm học để học lại những gì cần học (do thi không đạt….) Ở Hoa kỳ, Canada,… và Úc, khóa học còn tổ chức theo mùa….(thu, xuân,…)

  13. 11ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ 10. Không thi tốt nghiệp dưới mọi hình thức; 11. Chỉ có một văn bằng chính quy với hai loại hình học tập trung và không tập trung. Việc liên thông thực hiện khá dễ dàng.

  14. Các khái niệm và định nghĩa • Tín chỉ:Là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức và kết quả học tập đã tích luỹ được. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết lý thuyết (LT) quy đổi, trong đó: - 1 tiết lý thuyết quy đổi = 2 tiết bài tập, hoặc thảo luận trên lớp, hoặc thí nghiệm. - 1 tiết lý thuyết quy đổi = (3- 4) tiết thực tập, kiến tập, chuẩn bị khoá luận.  Để tiếp thu một tiết học lý thuyết, sinh viên cần (2-3) giờ chuẩn bị. Để tiếp thu một tiết học bài tập, thí nghiệm, sinh viên cần (1-2) giờ chuẩn bị. Như vậy, tổng số giờ cần thiết tối thiểu để có thể hoàn chỉnh một tín chỉ là 45 giờ.

  15. Học phần: Là khối lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh và có tính độc lập tương đối so với các học phần khác. • Mỗi học phần thí nghiệm, thực tập (gọi chung là thực hành) có khối lượng từ 1 - 3 tín chỉ. • Mỗi học phần lý thuyết (bao gồm lý thuyết, bài tập, thảo luận) có khối lượng từ 2-5 tín chỉ. • Học phần phải được bố trí giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ (15 tuần học). • Có thể xem đồ án hoặc luận văn tốt nghiệp như một học phần đặc biệt.

  16. Học phần bắt buộc: Là học phần chứa đựng các nội dung chính yếu mà SV bắt buộc phải theo học và tích luỹ được. • Học phần tự chọn bắt buộc: Là những học phần chứa đựng các nội dung có liên quan đến ngành học mà sinh viên bắt buộc phải chọn một số trong số các học phần tương đương quy định cho ngành đó. • Học phần tự chọn tự do: Là những học phần mà sinh viên có thể tự do đăng ký hoặc không, tuỳ theo nguyện vọng.

  17. Học phần tiên quyết (đối với học phần X): Là học phần mà sinh viên bắt buộc phải tích luỹ được trước khi theo học học phần X. • Học phần học trước (đối với học phần Y): Là học phần mà sinh viên bắt buộc phải theo học trước khi theo học học phần Y. • Học phần song hành (đối với học phần Z): Là học phần mà sinh viên có thể theo học đồng thời với học phần Z.

  18. (GS LÂM QUANG THIỆP) Các triết lý làm nền tảng cho học chế tín chỉ là“giáo dục hướng về người học”

  19. CƠ SỞ TRIẾT LÝ • Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo.Tạo điều kiện để người học: • Chọn lựa chương trình & môn học • Chủ động xây dựng kế hoạch học tập • Quyết định tiến độ học tập • Tăng thời gian tự học • Phản hồi từ phía người học • Chương trình đào tạo phải mềm dẻo để trường đại học dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực

  20. Xu hướng giảng dạy tích cực – lấy sinh viên làm trung tâm coi trọng tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. • Giảng viên phải viết tài liệu giảng dạy thiết thực liên quan trực tiếp đến mục tiêu của bài giảng, không rườm rà, cô đọng, đầy đủ mà dễ hiểu, các vấn đề phức tạp của bài giảng đều có thể quy về các giai đoạn, các bước cơ bản. • Giảng viên dành thời gian cho sinh viên tham gia vào bài giảng của thầy để sinh viên tự phát hiện ra vấn đề, tự phát hiện ra chân lý bằng các con đường khác nhau. • Giảng viên tổng kết, đánh giá, kết luận, khẳng định. Khái quát lại các vấn đề cốt lõi thuộc về bản chất của từng vấn đề, kèm theo sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy hiện đại như: máy tính xách tay, projecteur, băng hình, trình diễn...

  21. Bối cảnh quốc tế, khi thực hiện HCTC • Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển nhảy vọt; bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức. • Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ • Triết lý về giáo dục thế kỷ 21 biến đổi to lớn, lấy “học thường xuyên suốt đời” làm nền móng, mục tiêu của việc học là "học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người”, nhằm hướng tới xây dựng một “xã hội học tập” .

  22. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ? Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

  23. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO? 1. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG (frame curriculum): • Phần bắt buộc phải có để đào tạo sinh viên một ngành học; • Do Bộ GD&ĐT xây dựng và quản lý. 2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (curriculum): • Thể hiện chi tiết chương trình khung; • Trường đại học xây dựng và quản lý; • BGD&ĐT duyệt trước khi cho chỉ tiêu tuyển sinh Chương trình đào tạo gồm nhiều môn học, môn học (subject) dạy trong một học kỳ gọi là một học phần (subject, course). Mỗi học phần gồm nhiều đơn vị học trình (unit), tín chỉ (credit).

  24. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH &CHƯƠNG TRÌNH KHUNG * Khung chương trình:Khung chương trình là văn bản của Nhà nước qui định khối lượng tối thiểu và cơ cấu kiến thức cho các chương trình. Khung chương trình xác định sự khác biệt về chương trình tương ứng với các trình độ đào tạo khác nhau.* Chương trình khung (chuẩn chương trình):Chương trình khung là văn bản Nhà nước ban hành cho từng ngành đào tạo cụ thể, trong đó quy định cơ cấu nội dung môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn cơ bản và chuyên môn; giữa lý thuyết với thực hành, thực tập.Chương trình khung bao gồm khung chương trình và phần nội dung cứng, tức là những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian và bắt buộc phải có trong chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học và cao đẳng.

  25. NGÀNH & CHUYÊN NGÀNH Ngành đào tạo (ngành học) là một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật hoặc văn hoá cho phép người học tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng mang tính hệ thống cần có để thực hiện các chức năng lao động trong khuôn khổ của một nghề cụ thể; ngành đào tạo phải được ghi trong văn bằng tốt nghiệp.Chuyên ngành đào tạolà sự đào sâu kiến thức và kỹ năng của người học trong những phần hẹp hơn của một ngành, hoặc là sự thu nhận kiến thức và kỹ năng khi xâm nhập từ một ngành này qua ngành mới khác chuyên ngành được ghi trong bảng kết quả học tập của người học khi tốt nghiệp.

  26. Phân biệt tên ngành và tên chương trình • Ngành đào tạo có số lượng giới hạn và tên của nó được gắn với danh mục ngành đào tạo hoặc với bảng phân loại chương trình đào tạo; ngành đào tạo được Nhà nước đặt tên và quản lý.Chương trình đào tạo có số lượng không hạn chế, có thể gắn với một hoặc một số ngành đào tạo; chương trình đào tạo do Trường đặt tên và quản lý.

  27. Một ngành đào tạo được mã hóa thành một số có 8 chữ số. Theo Quyết định số 25/2005/QĐ-TTg ngày 27/01/2005, trình độ và lĩnh vực đào tạo do Thủ tướng Chính phủ quy định, còn nhóm ngành và ngành đào tạo do BGD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH quy định (xem danh mục).Thí dụ: 52 34 03 01 Đại học Kế toán NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ DANH MỤC NGÀNH ĐÀO TẠO

  28. Chương trình đào tạo

  29. Chuyển đổi chương trình 4 năm từ “Niên chế” sang “Học chế tín chỉ” • Chuyển đổi sẽ thành công khi làm tốt việc đổi mới phương pháp dạy và học!

  30. Ba tính chất nổi trội của học chế tín chỉ 1.Tính mềm dẻo: - SV có thể chủ động, tự bố trí sắp xếp chương trình học tập của mình - SV có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập tuỳ theo từng điều kiện, hoàn cảnh riêng - Ngoài các học phần bắt buộc, trong chương trình còn có những học phần tự chọn QUAN TÂM

  31. 2.Tính tích cực Lấy người học làm trung tâm, “hướng về khách hàng”(ISO) - Giảng viên hướng dẫn, giới thiệu và theo dõi, đánh giá (chú trọng dạy phương pháp) - Sinh viên chủ động, tích cực, đặt kế hoạch học tập cho riêng mình, tăng thời gian tự học, nghiên cứu các tài liệu tham khảo, tăng kỹ năng mềm - Các kiến thức được thường xuyên cập nhật. QUAN TÂM

  32. 3.Tính liên thông giữa các cấp học - Các học phần được cấu trúc theo dạng môđun. - Tính liên thông giữa các cấp học được thực hiện tương đối dễ dàng hơn hơn so với học chế niên chế. Chương trình đào tạo 4 năm là 138 TC gồm: 120 tín chỉ và 18 tín chỉ (kiến thức giáo dục đại cương) (môn điều kiện) (Lý luận chính trị, toán, lý, hoá, sinh, (Giáo dục quốc phòng, tin học,xã hội học…); Kiến thức cơ sở giáo dục thể chất, ngành; Kiến thức chuyên ngành ngoại ngữ) với TCTự chọn (15-25%)

  33. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn

  34. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 1.Rút kinh nghiệm việc thực hiện học chế học phần,chuyển dần sang học chế tín chỉ 2. Nêu những yếu kém cần khắc phục và phương hướng phát triển. 3. Chuẩn bị đầy đủ các văn bản khung. 4. Điều chỉnh những quy định trong các văn bản đã có trái với bản chất của học chế tín chỉ

  35. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 4. Tổ chức thiết kế lại hoặc rà soát lại chương trình đào tạo 5. Phân chia và xây dựng lại chương trình, đề cương chi tiết các học phần theo tinh thần HCTC và kiến thức hiện đại. 6.Tổ chức tập huấn cho giáo chức, cán bộ quản lý và sinh viên.

  36. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC ? Đề cương môn học phải cung cấp thông tin chủ yếu về nội dung và tổ chức dạy - học của môn học. Đề cương môn học bao gồm: - Thông tin về đơn vị đào tạo (tên trường, khoa, bộ môn,…). - Thông tin về môn học (tên môn học, bắt buộc hay tự chọn, số lượng tín chỉ, loại giờ tín chỉ, các môn học tiên quyết,…). - Thông tin về tổ chức dạy và học. - Mục tiêu, nội dung cơ bản và phương pháp giảng dạy môn học. - Giáo trình sử dụng và danh mục tài liệu tham khảo. - Các yêu cầu và quy định về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập. - Một số thông tin liên quan khác theo quy định và hướng dẫn của Trường

  37. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 7.Tìm biện pháp tăng số lượng đội ngũ giáo chức, giảm tải trọng giảng dạy, tạo cơ chế nâng cao thu nhập của giáo chức. 8.Trường triển khai cuộc vận động đổi mới - mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy và học - phương pháp đánh giá kết quả học tập

  38. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 9. Chuẩn bị nghiệp vụ cho đội ngũ cố vấn học tập 10.Nghiên cứu hình thức thích hợp cho tổ chức và hoạt động của đoàn thể sv 11.Xây dựng các công cụ phổ biến cho sv (sổ tay sinh viên) 12.Chương trình và quy trình học tập 13.Xây dựng niên lịch giảng dạy (niên giám)

  39. NIÊN GIÁM, SỔ TAY SINH VIÊN • Niên giám giúp người học hiểu rõ hoạt động của trường, chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành, đề cương chi tiết các học phần trong chương trình. • Sổ tay sinh viêncung cấp cho người học bảng mã các học phần và kế hoạch giảng dạy trong năm học như các học phần đưa vào giảng dạy (HP tự chọn, HP bắt buộc), thời khóa biểu dự kiến các lớp học phần trong học kỳ để sinh viên đăng ký chọn học phần, chọn lớp học của từng học phần…

  40. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 14.Xây dựng hệ thống tài liệu học tập - Thông báo tài liệu liên quan qua mạng - Khai thác các nguồn tư liệu mở trên mạng - Biên soạn các tài liệu phục vụ các học phần không đủ tài liệu 15.Liên kết xây dựng và phổ biến, chuyển giao các công nghệ điều hành đào tạo - phần mềm quản lý đào tạo - công cụ chuyên dụng để đăng ký học phần - phần mềm tiếp cận trực tuyến...

  41. Lộ trình chuyển đổi – Kinh nghiệm từ các trường bạn 16.Hợp tác và hội nhập: Tổ chức trao đổi ký kết công nhận lẫn nhau.Thỏa thuận về việc công nhận văn bằng và tín chỉ giữa CĐ cộng đồng, ĐH có chuyên ngành liên quan. Chủ động tham gia Tổ chức điều phối GDĐH (khu vực, thế giới)

  42. HỌC CHẾ TÍN CHỈ Thuận lợi, Khó khăn & Thách thứctrong việc triển khai đào tạo

  43. Những thuận lợi: • Nghị quyết 114/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học 2006-2020, trong đó có đề cập đến vấn đề từng bước chuyển đổi chương trình đào tạo theo học chế niên chế sang học chế tín chỉ. Các Chỉ thị, Chủ trương của Bộ GD&ĐT về học chế tín chỉ  Sự chỉ đạo của Ban Giám Hiệu về việc thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ trong tất cả các khoa trong trường kể từ năm học 2008-2009.  Sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức trong trường.  Có sự hỗ trợ tích cực của BGH, cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và của các thành viên trong trường.  Kinh nghiệm đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số cơ sở đào tạo trong nước.  Xu thế tất yếu về sự phát triển giáo dục hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá.

  44. CĂN CỨ PHÁP LÝ • Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và ở nước ngòai(Nghị quyết 14/2005). “…Các trường chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết và lộ trình hơp lý để chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ vào năm học 2009-2010 hoặc muộn nhất là vào năm học 2010-2011”(Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của GDĐH của Bộ trưởng Bộ GDĐT từ năm học 2008-2009)

  45. NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ (14/2005/NQ-CP) Dự báo 2015 • Số sinh viên: 2.000.000 người • Số giảng viên: 100.000 người • Số tiến sỹ phải có: 25.000 người • Hiện tại mỗi năm có: 1.200 tiến sỹ được đào tạo (cả trong và ngoài nước) • Từ nay đến 2015 cần có thêm 20.000 tiến sỹ • Như vậy trong 10 năm tới cần mỗi năm 2000 tiến sỹ

  46. CĂN CỨ PHÁP LÝ • “Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học” được ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. • Quy chế 43/2007/BGDĐT ngày 15/8/2007 về đào tạo ĐH,CĐ hệ chính quy theo học chế tín chỉ (gọi tắt là Quy chế 43).

  47. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụnga. Áp dụng cho các khóa đào tạo ĐH, CĐ chính quy thực hiện theo học chế tín chỉ.b. Đây là quy chế khung chỉ đưa ra những đặc điểm cơ bản của hệ thống tín chỉ => đòi hỏi từng trường phải soạn thảo thành quy chế cụ thể cho phù hợp với điều kiện của mình

  48. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 3: Học phần và tín chỉĐơn vị học trình và tín chỉ đều được sử dụng để đo khối lượng lao động học tập của sinh viên và đều được tính bằng 15 tiết học lý thuyết (quy chuyển). Tuy nhiên thời gian chuẩn bị cá nhân trước khi lên lớp trong 2 trường hợp này lại hòan tòan khác nhau, tùy theo phương pháp day và học: 15 giờ cho mỗi đơn vị học trình và 30 giờ cho mỗi tín chỉ. Do đó 1 tín chỉ = 1,5 đơn vị học trình. Các trường chỉ được chuyển qua sử dụng đơn vị tín chỉ để đo khối lượng lao động học tập của sinh viên khi đã thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính chủ động của người học.

  49. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 4: Thời gian họat động giảng dạyThời gian hoạt động giảng dạy thường xuyên theo học chế tín chỉ được kéo dài cả ngày (khỏang từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối hoặc muộn hơn) và không phân thành các ca, buổi. Do đó cơ sở vật chất của nhà trường cần bảo đảm cho sinh viên có thể học và làm việc tại trường trong suốt thời gian trên.

  50. GIẢI THÍCH MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ 43/2007/QĐ-BGDĐT • Điều 8: Tổ chức lớp họcLớp học được tổ chức theo từng học phần dựa trên kết quả đăng ký khối lượng học tập của sinh viên vào đầu mỗi học kỳ. Không tổ chức những lớp có sinh viên đăng ký quá ít.

More Related