1 / 39

ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊCH TỄ HỌC

ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊCH TỄ HỌC. TS Nguyễn Tuấn Bình. MỤC TIÊU. Trình bày được định nghĩa, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu của dịch tễ học (DTH) Giải thích được một số thuật ngữ thường dùng trong DTH. 1 . ĐỊNH NGHĨA VỀ DỊCH TỄ HỌC.

talasi
Télécharger la présentation

ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊCH TỄ HỌC

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DỊCH TỄ HỌC TS Nguyễn Tuấn Bình

  2. MỤC TIÊU • Trình bày được định nghĩa, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu của dịch tễ học (DTH) • Giải thích được một số thuật ngữ thường dùng trong DTH

  3. 1 . ĐỊNH NGHĨA VỀ DỊCH TỄ HỌC Dịch tễ học là một khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc và chết đói với các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố các yếu tố đó. * Chú ý : • Sự phân bố tần số • Các yếu tố quy định sự phân bố đó

  4. 1 . ĐỊNH NGHĨA VỀ DỊCH TỄ HỌC - Sự phân bố : tần số mắc và tần số chết đối với một bệnh trạng nhất định được nhìn dưới ba góc độ của dịch tễ học : con người - không gian - thời gian - Các yếu tố quy định sự phân bố : + Nội sinh + Ngoại sinh

  5. 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DTH • Dịch tễ học là môn khoa học rất cổ • Hyppocrate là người đặt nền móng cho môn học này. Ông đã chỉ ra rằng sự phát triển của con người có thể liên quan đến các yếu tố môi trường bên ngoài.

  6. 3. MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC Đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiêu nhất để phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế và thanh toán những tình trạng không có lợi cho sức khỏe con người.

  7. 3. MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC 3.1. Xác định sự phân bố các hiện tượng sức khỏe - bệnh trạng trong quần thể theo 3 góc độ con người – không gian – thời gian, nhằm định hướng cho sự phát triển các chương trình và dịch vụ chăm sóc sức khỏe 3.2. Làm bộc lộ các nguy cơ và các yếu tố căn nguyên của tình hình sức khỏe – bệnh trạng đó nhằm phục vụ cho kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, kiểm soát hoặc thanh toán các bệnh trạng 3.3.Cung cấp các phương pháp đánh giá hiệu lực của các dịch vụ y tế giúp cho việc lựa chọn, hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh trạng, cải thiện sức khỏe cộng đồng.

  8. 4. ĐỐI TƯỢNG NC CỦA DỊCH TỄ HỌC * Đối tượng nghiên cứu của dịch tễ học: Là quy luật phân bố của các bệnh trạng xảy ra trong quần thể dân chúng nhất định với các yếu tố nguyên nhân chi phối tình trạng phân bố đó trong những điều kiện nhất định theo thời gian, không gian và chủ thể con người (nam giới và nữ giới)

  9. 4. ĐỐI TƯỢNG NC CỦA DỊCH TỄ HỌC * Đối với chủ thể là con người, đặc biệt quan tâm tới những đặc điểm : • Tuổi • Giới tính • Phong tục tập quán • Chủng tộc, dân tộc ......

  10. 4. ĐỐI TƯỢNG NC CỦA DỊCH TỄ HỌC - Đặc thù sinh học, Tâm lý học ...trong mối tương tác toàn diện - Đặc điểm tự nhiên, xã hội Trong đó các quần thể sinh sống bình thường.

  11. 5. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA DTH * Nhiệm vụ : Xác định căn nguyên của các hiện tượng sức khỏe cộng đồng ở mức thấp nhất đồng thời tìm ra những yếu tố nguy cơ đặc thù cùng với những yếu tố nguy cơ nghi ngờ chi phối sự phát sinh, phát triển và diễn biến của bệnh trạng để rồi từ đó đề xuất những biện pháp đúng đắn hữu hiệu nhằm hạn chế và thu hẹp dần phân bố tần số các bệnh tiến tới thanh toán các bệnh trạng đó trong quần thể.

  12. 5. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA DTH • Nội dung: • Dịch tễ học mô tả • Dịch tễ học phân tích • Dịch tễ học thực nghiệm • Dịch tễ học lý thuyết khái quát

  13. 5. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA DTH • Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học : • Phương pháp mô tả quan sát : • Các nguyên cứu lịch sử • Các nghiên cứu ngang (NC hiện mắc) • Các nghiên cứu dọc ( NC mới mắc) + NC hồi cứu + NC tương lai

  14. 5. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA DTH • Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học : 2. Phương pháp phân tích căn nguyên: • Các nghiên cứu có nhóm đối chứng (quan sát trên các quần thể tự nhiên) Bao gồm : + NC hồi cứu ( NC Bệnh – Chứng) + NC thuận tập ( NC Tương lai) • Các nghiên cứu thực nghiệm (Người, súc vật) là nghiên cứu tương lai có nhóm đối chứng nhưng quan sát trên quần thể thực nghiệm • Các nghiên cứu lý thuyết : Xây dựng những mô hình toán học về các kết hợp nhân quả

  15. 6. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG 6.1. Quá trình phát triển tự nhiên của bệnh: Quá trình phát triển tự nhiên của bệnh là quá trình diễn biến của bệnh khi không có sự can thiệp của điều trị 1. Giai đoạn cảm nhiễm 2. Giai đoạn tiền lâm sàng : cơ thể bắt đầu có những thay đổi bệnh lý do tác động qua lại cơ thể và yếu tố nguy cơ, nhưng những thay đổi này còn ở dưới ngưỡng bệnh lý 3. Giai đoạn lâm sàng : Những thay đổi về cơ thể và chức năng đã đủ để biểu hiện ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể chẩn đoán được 4.Giai đoạn hậu lâm sàng

  16. 6. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG 6.2. Các cấp độ dự phòng: 3 cấp độ 1. Phòng bệnh cấp 1: Phòng cho người khỏe mạnh, bao gồm : nâng cao sức khỏe và bảo vệ đặc hiệu 2. Phòng bệnh cấp 2: Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, nhiệm vụ đặc biệt thầy thuốc y tế cộng đồng. 3. Phòng bệnh cấp 3: Điều trị với hiệu quả tối đa cho những người mắc bệnh nhằm hạn chế các tật nguyền, phục hồi lại các chức năng, hạn chế tử vong...

  17. 6. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG 6.3.Quan niệm về căn nguyên đa yếu tố: 6.3.1. Yếu tố bên trong : - Yếu tố di truyền - Yếu tố tâm lý (tính cách) - Tầng lớp xã hội 6.3.2.Yếu tố bên ngoài : - Các yếu tố môi trường sinh học: các tác nhân gây bệnh, ổ nhiễm khuẩn, vecto truyền bệnh - Các yếu tố môi trường xã hội: thể chế chính trị, phong tục tập quán, trình độ văn hóa, nếp sống ...

  18. 6. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG 6.4.Mô hình sinh thái học: Mô hình sinh thái học chính là sự tương tác của yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. * Bao gồm : - Mô hình tam giác - Mô hình mạng - Mô hình bánh xe

  19. 6. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ VÀ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG 6.5.Một số thuật ngữ thường gặp : * Hiện tượng sức khỏe cộng đồng: Dịch tễ học quan tâm tới các hiện tượng tập thể như hiện tượng sinh lý (sự sịnh trưởng, già cỗi,...); hiện tượng bệnh lý, các hiện trạng về thể chất, tinh thần, xã hội, các chương trình y tế, các dịch vụ y tế .... Các hiện tượng tập thể gắn với khung cảnh sinh học - xã hội, đặc biệt kinh tế xã hội, chính trị ....

  20. * Nguy cơ và yếu tố nguy cơ - Nguy cơ : là xác suất xuất hiện một biến cố không có lợi cho sức khỏe của mỗi cá nhân hoặc một quần thể - Yếu tố nguy cơ : toàn bộ các yếu tố nội, ngoại sinh có ảnh hưởng đến việc hình thành, diễn biến bệnh trạng trong quần thể

  21. * Quần thể : - Quần thể định danh là tập hợp các cá thể có những tính chất nhất định, hình thành một xác suất mắc bệnh tương tự nhau đối với mỗi bệnh trạng nào đó trước những yếu tố nguy cơ nhất định * Dịch và dịch địa phương: Dịch: Một bệnh gây thành dịch trong một khoảng thời gian nhất định, tỷ lệ mặc vượt quá tỷ lệ mắc trung bình ở khu vực đó trong một thời gian dài Dịch địa phương: là một loại bệnh thường xuyên xảy ra ở trong khu vực địa lý nhất định

  22. 7. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC Hình thành giả thuyết nhân quả NC Mô tả NC Phân tích NC Can thiệp NC thực nghiệm Đánh giá Xây dựng mô hình dịch tễ

  23. SƠ LƯỢC VỀ DỊCH TỄ HỌCLÂM SÀNG TS Nguyễn Tuấn Bình

  24. MỤC TIÊU • Trình bày được đại cương về dịch tễ học lâm sàng (DTH LS) • Trình bày được một số nguyên lý cơ bản trong dịch tễ học lâm sàng • Trình bày được nội dung phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng

  25. I . ĐẠI CƯƠNG Dịch tễ học lâm sàng ( DTH LS ) là một môn học về phương pháp khoa học áp dụng trong quan sát và can thiệp lâm sàng đồng thời diễn giải một cách đúng đắn và khách quan kết quả của những quan sát hoặc can thiệp đó.

  26. I . ĐẠI CƯƠNG Các nguyên lý và phương pháp DTH đều được áp dụng cho các vấn đề của Y học lâm sàng, đó là : - Mô tả và phân tích các dữ liệu - Xác suất xuất hiện các sự kiện - Đánh giá một trắc nghiệm chẩn đoán - Phân tích các quyết định lâm sàng - Thiết kế các nghiên cứu mô tả và phân tích - Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng - Kiểm định giả thuyết

  27. I . ĐẠI CƯƠNG DTH LS thường quan tâm giải quyết những vấn đề thường gặp hàng ngày như : - Có bệnh hay không có bệnh ? - Nếu có thì chẩn đoán là bệnh gì? - Điều trị bệnh đó như thế nào? - Tiên lượng gần, tiên lượng xa? - Phương thức phòng bệnh? - Có thể chẩn đoán sớm được không? - Quy mô của bệnh ra sao? - Kết quả quá trình điều trị? ( Tử vong, di chứng....)

  28. I . ĐẠI CƯƠNG * Cần quan tâm đến sự khác nhau giữa nam và nữ: + Những nguyên nhân gây bệnh liên quan đến thói quen không có lợi cho sức khỏe giữa nam và nữ (VD: tỷ lệ hút thuốc lá nam > nữ ,...) + Có biểu hiện bệnh khác nhau giữa nam và nữ ( VD: K phổi: Nam: TT phế quản, nữ : TT tiểu phế quản và nhu mô phổi) + Tỷ lệ có khác nhau giữa nam và nữ ( VD: tỷ lệ mắc K phổi nam cao hơn khoảng 2 lần so với nữ )

  29. II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG * Mục tiêu : Là trạng bị các phương pháp quan sát khoa học cho lâm sàng và lý giải chúng một cách khách quan để có được những kết luạn cso giá trị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh ngày một tốt hơn. * Phương pháp NC:như bài đại cương DTH

  30. II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG * Nội dung của DTH LS: - Lôi cuốn các thầy thuốc lâm sàng hoạt động trong bệnh viện nâng cao kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và kỹ năng phòng bệnh đối với những phương pháp đặc thù cho mỗi công việc - Giúp các thầy thuốc quan tâm hơn đến cộng đồng để có tầm nhìn bao quát, tổng hợp hơn, từ đó kỹ thuật bệnh viện được nâng cao hơn - Chỉ dẫn cho các thầy thuốc lâm sàng tổng kết và nghiên cứu khoa học được chặt chẽ hơn

  31. III. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN 3.1.Quần thể và mẫu : 3.1.1. Quần thể : Một tập hợp nhiều cá thể trong một phạm vi nhất định VD : Quần thể bệnh nhân toàn BV, quần thể bệnh nhân nhập viện vì một bệnh nào đó hoặc quần thể bệnh nhân nhập viện tropng một khoảng thời gian nhất định... 3.1.2.Mẫu : là một bộ phận của quần thể được chọn ra từ quần thể đó. Lưu ý : + Mẫu có đại diện quần thể nghiên cứu không? + Những kết luận từ mẫu có đúng cho quần thể Câu trả lời có hay không tùy thuộc mẫu NC, khả năng có hay không có sai số

  32. III. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN 3.2. Sai số hệ thống: Sai số hệ thống : là quá trình làm cho các kết quả nghiên cứu sai khác một cách có hệ thống so với giá trị thực của nó ở bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu Có nhiều loại sai số hệ thống những thường gặp nhất là : - Sai số do chọn mẫu - Sai số thu thập thập thông tin - Sai số do nhiễu

  33. III. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN • Sai số do chọn mẫu : xảy ra khi đối tượng được chọn không đại diện cho quần thể nghiên cứu • Sai số thu thập thông tin: xảy ra bất cứ một sự sai khác nào khi khai thác, thu thập, ghi chép hoặc hiểu sai thông tin điều tra viên • Sai số do nhiễu: * Nhiễu: là yếu tố làm sai lệch hiệu quả của phơi nhiễm đối với bệnh * Các yếu tố gây nhiễu thường gặp : tuổi và giới

  34. III. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN 3.3.Sai số ngẫu nhiên: - Trên thực tế, các quan sát từ một mẫu thường không tương ứng một cách chính xác với kết quả thực của một số lớn bệnh nhân, mặc dù đã tránh được sai số hệ thống. - Sai số ngẫu nhiên làm kết quả quan sát hoặc tăng lên hoặc giảm xuống so với giá trị thực

  35. III. MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN 3.4. Mối liên quan giữa sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên: Sai số hệ thống, về lý thuyết có thể ngăn ngừa được bằng cách tiến hành những khai thác lâm sàng đúng đắn và chuẩn xác hoặc có thể chỉnh lý khi phân tích số liệu. Sai số ngẫu nhiên: không thể loại bỏ được, hậu quả của nó có thể giảm thiểu nhờ chính thiết kế NC, phần còn lại được ước lượng bằng thống kê học (phân tích số liệu)....

  36. IV.NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ ĐỐI CHỨNG 4.1.Đặc điểm: 3 nguyên tắc cơ bản - Các đối tượng nghiên cứu phải được phân bổ ngẫu nhiên vào các nhóm sẽ đem so sánh nhau. (Nhóm nhận điều trị và nhóm không nhận đtrị) - Nhà nghiên cứu sẽ so sánh điều trị với nhóm thích hợp - Nhà NC tiến hành thủ pháp điều trị để NC sao cho ĐT đúng

  37. IV.NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ ĐỐI CHỨNG 4.2.Trình tự tiến hành: Bước I: Nêu giả thuyết Bước II: Chọn đối tượng nghiên cứu Bước III: Ấn định đối tượng NC vào các nhóm để so sánh Bước IV: Tiến hành điều trị và theo dõi kết quả Bước V: Phân tích kết quả

  38. Xin trân trọng cám ơn!

More Related