1 / 7

Lễ Phật Đản

wauna
Télécharger la présentation

Lễ Phật Đản

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Phật Đản (chữ Nho 佛誕; sa. Vaisakha; p. Visakha) là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh (sinh ra) tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á ngày này chỉ là ngày kỉ niệm Phật đản sanh; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch[2]. Ngày hội Vesak Lễ Phật Đản Chánh lạc thịnh – Từ Mẫn Hụê

  2. Lịch sử Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống nam và bắc tông. Ngày nay người ta thường biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak. Vesak là tiếng Sinhala có thể được đọc trại ra từ Vaishākha trong tiếng Pali, là tên gọi của tháng Hai lịch pháp Ấn Độ giáo. Ở Ấn Độ, Bangladesh và Nepal, Vesak còn được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah), Buddha Purnima hay Buddha Jayanti; Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa và Myanma gọi là Ka-sone-la-pyae (nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanma). Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi.

  3. 1963 là cuộc khủng hoảng liên quan đến Phật giáo tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963. Sự kiện này dẫn đến khủng hoảng chính trị trầm trọng và dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đây là một sự kiện gây xúc động lớn tại Việt Nam và trên quốc tế và có ảnh hưởng to lớn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam cũng như trong lịch sử tôn giáo và lịch sử chính trị Việt Nam. Sự kiện Phật Đản Chánh lạc thịnh – Từ Mẫn Hụê

  4. Biết trước Phật tử sẽ treo cờ Phật giáo, Tổng thống Diệm đã ra lệnh thi hành lệnh không treo cờ Phật giáo gây nhiều bất bình cho giới Phật tử. Thượng tọa Thích Trí Quang, ngay trong buổi lễ Phật Đản, đã đọc bài chỉ trích chính quyền Ngô Đình Diệm và khích động lòng bất mãn của Phật tử lên cao. Bài nói chuyện này được thu âm, và Thượng tọa Thích Trí Quang dẫn đầu nhóm Phật tử đến đài phát thanh yêu cầu truyền thanh cho tất cả mọi người cùng nghe. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên đã cho binh sĩ đến bao vây đoàn biểu tình tại Đài Phát thanh Huế. Trong lúc lộn xộn xảy ra vụ nổ làm 7 người chết cùng nhiều người khác bị thương. Liên Hiệp Quốc cử đặc sứ đến dàn xếp vụ việc. Sự kiện này mở đầu cuộc khủng hoảng tôn giáo kéo dài nửa năm lan rộng khắp miền Nam Việt Nam mà đỉnh cao là các cuộc tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức cũng như một số nhà sư và Phật tử khác để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo. Cuộc khủng hoảng này đã làm chính quyền Việt Nam Cộng hòa mất hết uy tín trong và ngoài nước. Chính quyền Ngô Đình Diệm trong vụ khủng hoảng này đã thể hiện rõ các yếu kém cực kỳ nghiêm trọng về kiến thức, chính trị, tổ chức không những không có thiện chí và kỹ năng tháo gỡ các mâu thuẫn đang ngày càng sâu sắc mà ngược lại bằng các hành động thiếu cân nhắc và quá khích của chính quyền, đặc biệt của vợ chồng cố vấn Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân và của cố vấn Trung kỳ Ngô Đình Cẩn, đã đổ thêm dầu vào lửa bất chấp những khuyến cáo khẩn cấp của đồng minh Hoa Kỳ.

  5. Hình Chú Tiểu XUỐNG TÓC Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn Chánh lạc thịnh – Từ Mẫn Hụê

  6. “Trên trời dưới đất chỉ có cái Ta chân thật là đáng quý.” ( Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn ) Trời quang mây tạnh thoang thoảng có mưa nước tám công đức. Đại địa sáu cách chấn động. Ngay khi ấy tự nhiên muôn loài không tham, sân, si. Những bịnh hoạn đói khát như được quên đi. Hôn mê sực tỉnh, điên dại trở về chân chánh. Ai nấy sáu căn cảm thấy thoải mái. Địa ngục tối tăm đau khổ như được nghỉ ngơi. Bàng sanh nhút nhát như thoát khỏi sợ hãi. Ngạ quỷ đói khát tự thấy no đủ mát vui. Tất cả như được hưởng sự an lạc, hạnh phúc từ ngài toả ra. Chánh lạc thịnh – Từ Mẫn Hụê

  7. Mừng Phật đản PL2555 THE END Chánh lạc thịnh – Từ Mẫn Hụê

More Related