0 likes | 3 Vues
Nhu1eefng biu1ec7n phu00e1p giu00e1o du1ee5c hiu1ec7n nay ru1ea5t u0111a du1ea1ng, phong phu00fa nu00f3 phu1ee5 thuu1ed9c vu00e0o u0111u1eb7c u0111iu1ec3m tu00e2m lu00fd hu1ecdc sinh, tu00ecnh hu00ecnh thu1ef1c tu1ebf cu1ee7a u0111u1ecba phu01b0u01a1ng, mu1eb7t bu1eb1ng du00e2n tru00ed, tu00f9y thuu1ed9c vu00e0o u0111u1ecba phu01b0u01a1ng, vu1ecb tru00ed tru01b0u1eddng hu1ecdc, phu1ee5 thuu1ed9c vu00e0o tu1eebng lou1ea1i tru01b0u1eddng; phu1ee5 thuu1ed9c vu00e0o su1ef1 quan tu00e2m cu1ee7a lu00e3nh u0111u1ea1o ngu00e0nh, cu1ee7a chu00ednh quyu1ec1n u0111u1ecba phu01b0u01a1ng; phu1ee5 thuu1ed9c vu00e0o mu1ee9c u0111u1ed9 hiu1ec3u biu1ebft cu00e1c bu1eadc phu1ee5 huynh vu00e0 nhu00e2n du00e2n trong u0111u1ecba bu00e0n vu1edbi viu1ec7c phu00e1t triu1ec3n giu00e1o du1ee5c tru00ean u0111u1ecba bu00e0n.
E N D
MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 2 I. Lời nói đầu ………....................................................................................... 2 II. Thực trạng của biện pháp chỉ đạo......................................................... 3 III. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 3 IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu................................................................... 3 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu...………………………………….. 4 B. NỘI DUNG.................................................................................................. 4 I. Cơ sở lý luận ….............................................................................................. 4 II. Thực trạng kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh ............................ 5 III. Cách thứcthực hiện những giải pháp nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh……………………….…………..……………….…..…………..…. 6 1. Tạo không khí tiết học sôi nổi, nhẹ nhàng, hấp dẫn ……….………… 6 2. Bồi dưỡng những học sinh thành thạo tiếng Việt để làm "trợ giảng" cho giáo viên .................................................................................................... 7 3.Tổ chức các hoạt động ngoại khoa……................................................... 8 IV. Kết quả đạt được.....................................................................................9 V. Kết luận ..................................................................................................... 10 --------------------------------------------------------------------------------- 1 https://dethilop12.com/
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌCVĨNH BÌNH C A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời nói đầu Những biện pháp giáo dục hiện nay rất đa dạng, phong phú nó phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý học sinh, tình hình thực tế của địa phương, mặt bằng dân trí, tùy thuộc vào địa phương, vị trí trường học, phụ thuộc vào từng loại trường; phụ thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo ngành, của chính quyền địa phương; phụ thuộc vào mức độ hiểu biết các bậc phụ huynh và nhân dân trong địa bàn với việc phát triển giáo dục trên địa bàn. Trong những nhiệm vụ quan trọng, mất nhiều thời gian, công sức và đặc biệt là sự tâm huyết của người quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, xây dựng và giáo dục học sinh (Học sinh dân tộc) là công hết sức cần thiết. Chất lượng giáo dục học sinh dân tộc ở các trường vùng sâu, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thuộc xã Vĩnh Bình (Trường TH Vĩnh Bình C) còn thấp. Là một người làm công tác quản lý ở vùng học sinh dân tộc nhiều năm qua, thấy được những khó khăn khi trình độ nhận thức của học sinh còn hạn chế,vốn Tiếng Việt của các em chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến chất lượng dạy và học ở đây còn thấp. Tôi cùng với đồng nghiệp luôn trăn trở và tìm ra những giải pháp nhằmnâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc như xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, vận động trẻ ra lớp, đổi mới phương pháp dạy học... đặc biệt là tìm ra các giải pháp để tăng cường Tiếng Việt giúp các em có vốn tiếng Việt đủ để chủ động tiếp thu kiến thức và có khả năng giao tiếptrong quá trình dạy và học, giáo viên và học sinh giảm bớt đi những khó khăn, rào cản về ngôn ngữ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và duy trì phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. Sau nhiều năm nghiên cứu và áp dụng chỉ đạo thực hiện một số giải pháp cụ thể về tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học Vĩnh Bình C, chất lượng giáo dục ở đây đã được nâng lên. 2 https://dethilop12.com/
Khi các em có được vốn Tiếng Việt đủ để nghe, để hiểu thì việc giao tiếp hàng ngày đặc biệt là quá trình tiếp thu bài của các em sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thực tế cho thấy, những em học sinh người dân tộc có được vốn Tiếng Việt cơ bản khi đến lớp thì lực học của các em này không kém nhiều so với những em học sinh người Kinhthậm chí học lực ngang bằng hoặc hơn. Với tầm quan trọng và cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số giúp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc nói chung và học sinh dân tộc trường Tiểu học Vĩnh Bình Cnói riêng nên tôi đã quan tâm đến đề tài "Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số" từ nhiều năm nay. II. Thực trạng biện pháp chỉ đạo Đề tài này đúc kết những kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc vùng khó khăncủatrường Tiểu học Vĩnh Bình C- huyện Hòa Bình trong đó chủ yếu đề cập đến những giải pháptăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Thống kê, tổng hợp những số liệu về thực trạng trình độ dân trí, tình hình đội ngũ CBGVNV, học sinh, chất lượng giáo dục, những khó khăn, thuận lợi và trình độ tiếng Việt của học sinh dân tộc của nhà trường, tìm ra giải pháp đểkhắc phục những nhược điểm và đề xuất một sốgiải pháptăng cường, nâng cao Tiếng Việt cho học sinh dân tộc trong quá trình giảng dạy trên lớp và những hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dụchọc sinh. III. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những giải pháp tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc mà giáo viên của nhà trường đã thực hiện trong quá trình giảng dạy những năm học qua, những hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc. IV. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các phương pháp dạy và học, những thành tựu trong việc đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh dân tộc đặc biệt là kết quả của việc thực hiện để tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc của tất cả giáo viên đứng lớp vàcác giáo viên bộ môn ở trường Tiểu học Vĩnh Bình C. 3 https://dethilop12.com/
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Phát hiện thực trạng khả năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh, đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường và trang bị, làm giàu vốn Tiếng Việt cho học sinh. Góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân và giáo viên cùng áp dụng sáng kiến trong công tác giảng dạy. Trang bị thêm cho giáo viên một số phương pháp dạy học tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Giảm cơ bản tỷ lệ học sinh mắc lỗi trong quá trình sử dụng Tiếng Việt B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọngđối với tất cả các bậc học của nước ta hiện nay. Với học sinh là người dân tộc, việc tăng cường Tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc là một trong những vấn đề đang được các cấp, các ngành, các trường họcđặc biệt quan tâm. Do đó, trình độ Tiếng Việt (vốn từ, kiến thức về tiếng Việt và kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập, giao tiếp) có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng học tập các môn học của học sinh. Thực tế cho thấy, học sinh người dân tộc càng học lên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chương trình các môn học càng thấp vì nhiều nguyên nhân như cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, trình độ nhận thứccủa phụ huynh học sinh, về môi trường sống,... trong đó, sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng trên. Trong những năm vừa qua, Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn đã và đang được Đảng, Nhà nước và các địa phươngquan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bịphục vụ cho dạy và học.Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có rất nhiều thay đổi về khung thời gian, chương trình,sách giáo khoa đối với học sinh dân tộc; nhưtăng thời lượng môn Tiếng Việt, giảm tảichương trình sách giáo khoa; soạn thảo chương trình sách giáo khoa tiếng dân tộc... song chất lượng vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả giáo dục vẫn còn thấp, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành lớp học, lưu ban, bỏ học vẫn còn cao, thậm chí vẫn còn những học sinh "ngồi nhầmlớp". 4 https://dethilop12.com/
Các em vào lớp khi vốn Tiếng Việtcòn hạn chế thì việc tiếp thu kiến thức vô cùng khó khăn. Các em chủ yếu tiếp thu kiến thức một cách thụ động (học vẹt) vì nhiều học sinh đang nghe, đang nói mà không biết mình đang nghe gì, nói gì do không hiểu được nên rất nhanh quên.Khi vốn Tiếng Việtcòn hạn chế thì các em thường rất nhút nhát, thiếu tự tin, nếu không được hướng dẫn thì các em cũng không muốn tham gia vào các hoạt động tập thể. Cũng nguyên nhân này tuy kết quả học tập có một khả quan, học sinh lưu ban có giảm so với vài năm trước, nhưng ở trường vẫn còn tình trạng học sinhchưa hoàn thành lớp học, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ họcvẫn còn hơi cao. II. Thực trạng kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh Trường tiểu học Vĩnh Bình Clà một trường nằm ở vùng sâu, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc chiếm đa phần của huyện Hòa Bình. Địa bàn giữa điểm trung tâm và điểm lẻ còn xa, đường sá đi lại gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa, phải qua nhiều sông, kinh, cầu cây tạm bợ,... Nhà trường có 2 điểm trường trên ba, ấpNinh Lợi, ấp Thanh Sơn và ấp Thạnh Hưng 2. Trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn(Đặc biệt ở ấp Ninh Lợi và ấp Thanh Sơn có trên 70% học sinh là người dân tộc khmer theo học ở điểm trung tâm). Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã cố gắng tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới phương pháp dạy học;tăng thời lượng một số môn học cơ bản như Toán, Tiếng Việt;tăng cường phụ đạo học sinh chưa hoàn thành; tổ chức các hình thức học tập như học theo nhóm, đôi bạn cùng tiến, nhiều tiết học kéo dài 40 đến 50 phút... song chất lượng vẫn chưa được nhu mong muốnvì rất nhiều học sinh vốn Tiếng Việt rất hạn chế có khi 1 câu hỏi mà giáo viên đưa ra đến vài ba lần nhưng các em vẫn chưahiểu, chưatrả lời được. Học sinh sau khi lên lớp vẫn còn tình trạng đọc chưa thông(lớp 1), viết chưa thạo, tỷ lệ chưa hoàn thành chương trình lớp học sau mỗi năm học vẫn còn cao (lớp 1lưu ban 5 đến 6%),... Xảy ra tình trạng này không phải là do giáo viên cho học sinh lên lớp khi chưa đủ điều kiện lên lớp mà do các em còn ít vốn tiếng Việt nên các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động nên rất dễ quên. Do đó 5 https://dethilop12.com/
trong thời gian nghỉ hè các em đã quên khá nhiều kiến thứctrong đó đặc biệt quan trọng là quên việc đọc, viết và làm toándẫn đến tình trạng nhiều học sinh trình độ chưa ngang bằng nhau, nhiều trình độ trong lớp học. Tôi mạnh dạn đưa ra đây một số giải pháp mà bản thân đã tích lũy nhiều năm bằng những kinh nghiệmthực tế giảng dạy và quản lý. Những giải pháp này đã được áp dụng và thực hiện có hiệu quả tại đơn vị (có thể các đơn vị khác và các bạn đồng nghiệp đã thực hiệnmột trong những giải pháp này) để cùng đồng nghiệp chia sẻ.Thiết nghĩ, nếu những trường có nhiều học sinh dân tộc mà thực trạng giống như trường tiểu học Vĩnh Bình Ccũng đưa những giải pháp này và áp dụng một cách khoa học, phù hợp tại đơn vịchắc chắn chất lượng giáo dục học sinh dân tộc sẽ được nâng lên. III. Cách thứcthực hiện những biện pháp chỉ đạo nhằm tăng cường Tiếng Việt cho học sinh 1. Tạo không khí tiếthọcnhẹ nhàng,sôi nổi, hấp dẫn Học sinh là người dân tộc vốn dĩ hơinhút nhát, ngại giao tiếp với bạn bè người vàthầy cô giáo. Nhiều em khi thầy côgọi đứng dậy trả lời chỉ đứng và im lặng vì hoặc là không hiểu được câu hỏi hoặc là không tự tin với những câu trả lời bằng tiếng phổ thông của mìnhdo vốn Tiếng Việt của các em còn hạn chế. Do đó tiết học thường rơi vào tình trạng hối hả nhưng trầm lặng, nặng nề, khô khan và thường diễn ra theo hướng một chiều. Vì vậy, muốn tiết dạy đạt hiệu quả cần tạo ra một không khí thậtnhẹ nhàng, hấp dẫn. Đây là giải pháp đặc trưng trong quá trình giảng dạy đối với học sinh dân tộc ở tất cả các Bậc học đặc biệt là bậc Tiểu học. Hiểu được tâm lý của học sinh, trường Tiểu học Vĩnh Bình Cđã có những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và nhiềugiáo viên ởtrường tiểu học Vĩnh Bình Cđã áp dụngnhững phương pháp phù hợp tùy theo các môn học nhưng đều chú trọng đến những yếu tố vừa truyền đạt kiến thức của bài học đồng thời tăng cường Tiếng Việt bằng những trò chơi ở tất cả các môn học (chủ yếu là các trò chơi về ngôn ngữ, trò chơi trítuệ sử dụng ngôn ngữ) như: Đóng vai, thảo luận theo nhóm,… 6 https://dethilop12.com/
2. Bồi dưỡng những học sinh có năng lực và thành thạo Tiếng Việt để hỗ trợ giúp giáo viên trong hoạt động Những năm trước đây, dự án SEQAP đã hỗ trợ kinh phí để hợp đồng nhân viên hỗ trợ giáo viên, là người dân tộc thiểu số nhằm giúp đỡ giáo viên trong việc "phiên dịch", hướng dẫn, làm quen giúp cho học sinh hiểu được những yêu cầu của giáo viên và ngược lại nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình giảng dạy. Song việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn nên hiệu quả mang lại không được như mong muốn. Khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi cả thầy và trò phải có sự chuẩn bị trước khá công phu, khoa học, phối hợp nhịp nhàngđặc biệt trong lớp phải có những học sinh mạnh dạn, tự tin, đọc tốt, để có thể thực hiện được ý đồ của giáo viên. Giáo viên phải có thời gian bồi dưỡng những em này với một phương pháp đặc biệt. Hệ thống câu hỏi, yêu cầu được giáo viên hướng dẫn cho những học sinh khá giỏi trong lớp "thay mặt" giáo viên đưa ra để cả lớp suy nghỉ và trả lời. Nhiều em sau khi đặt câu hỏi bằng tiếng phổ thông cảm thấy nhiều bạn chưa hiểu nên hỏi thêm bằng tiếng dân tộc...Hình thức này nhằm khuyến khíchhọc sinh mạnh dạn và hình thành kỹ năng đặt câu hỏi,trả trước đám đông, giúp các em có động lực tìm tòi, học hỏi để tự nâng cao vốn Tiếng Việt của mìnhkhi được thầy cô tin tưởng giao nhiệm vụ. Những em học sinh khác cũng có động lực cố gắng có được vốn tiếng Việt để trả lời được những câu hỏi do chính bạn mình đặt ra bằng tiếng Việt. Qua thời gian thực hiện giải pháp này ở một số lớp có kết quả đem lại rất khả quan. Tiết học rất nhẹ nhàng, các em rất hứng thú với phương phápdạy học này vì được tham gia vào các hoạt động. Nhiều em học sinh được giáo viên bồi dưỡng đã trở thành những học sinh học hoàn thành tốt nội dung các môn học, có kỹ năng nghe và diễn đạt tiếng Việt rất tốt. Vì vậy trong năm học vừa qua, nhà trường đã tổ chức Hội giảng để góp ý, xây dựng hoàn thiện và nhân rộng hình thức dạy học này đến tất cả các lớp trong nhà trường.Các lớp cũng đã thực hiện, bước đầu đã đem lại hiệu quả. 7 https://dethilop12.com/
3. Tổchức các hoạt động ngoại khóa Là một trường ở vùng sâu, vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng tôi đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và xem đây là điều kiện thuận lợi để các em có được những khoảng thời gian hoạt động vui chơi tập thể giúp các em mạnh dạn, tự tin và có cơ hội để bồi dưỡng Tiếng Việt một cách hiệu quảnhằm nâng cao chất lượng giáo dụcvì học sinh của trường chiếm trên 70% là học sinh dân tộc, việc nâng cao chất lượng Giáo dục gặp rất nhiều khó khăn do phần lớn học sinh vốn tiếng Việt chưa đáp ứng được yêu cầu nên việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những giải pháp hiệu quả để tăng cường Tiếng Việt cho các em. Do đó, tôi đãcó kế hoạch cụ thể cho các đoàn thể, khối lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một số hoạt động nhằm tạo sân chơi lành mạnh giúp học sinh hứng thú đểhọc tập tốt hơn và tăng cường Tiếng Việt mà trườngtổ chức hàng năm như: - Tổ chức các hoạt động phong trào Thường nhà trường tổ chức vào dịp kỷ niệm ngàyNhà giáo Việt Nam 20/11; Ngày thành lập đoàn 26/3,tổ chức giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc,…Đâyđược xem là một hình thức tổ chức quy mô, để tổ chức các nội dung bao gồm nhiều hoạt động trong đó chủ yếu là các hoạt động tập thể như thi nghi thức, kiến thức về đội,giao lưuvăn nghệ, tổ chức các trò chơi truyền thống,... Những hoạt độngnày rất phù hợp để tăng cường Tiếng Việt cho các emvì để thực hiện tốthoạt động này thì các em phải tập trung luyệntập, chuẩn bị, trao đổi những thông tin giữa bạn bè trong tổ, trong lớp có điều kiện -Giao lưu Tiếng Việt giữa các khối lớptrong trường, giữa các trường trong huyện Chương trình "Giao lưu tiếng Việt của chúng em" là hoạt động với ý nghĩa nhằm khơi dậy ở các em học sinh dân tộc lòng ham thích Tiếng Việt, yêu quý trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc, tạo không khí vui tươi "Học mà chơi, chơi mà học" góp phần xây dựng các tiêu chí trường học thân thiện, đồng thời phát hiện năng khiếu, khả năng nghe, nói, đọc, viết, khả năng diễn thuyết của học sinh 8 https://dethilop12.com/
dân tộc thiểu số cấp tiểu học.Qua hoạt động giao lưu Tiếng Việt giúp các em học sinh hình thành kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt. Nhà trường đã tổ chứcgiao lưu giữa các lớp trong khối, giữa các khối với nhau và xây dựng nhiều hình thức gồm nhiều hoạt động liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt dựa trên hướng dẫn của phòng Giáo dục- Đào tạo nhưkể chuyện, hát dân ca, diễn kịch, đọc thơ,... Qua quá trình chuẩn bị và luyện tập, các em được hướng dẫn một cách bài bản để có được những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Nhà trường đã phát hiện và bồi dưỡng được khá nhiều học sinh dân tộc để thành lập đội tuyển tham dự giao lưu cấp Huyện. Chương trình này, các em có nhiều cơ hội giao lưu, tiếp xúc và bổ sung vốn Tiếng Việt giúp cho các em rất nhiều trong học tập. IV. Kết quả đạt được Qua hơn hai năm chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Bình C đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những giải pháp nêu trên vào quá trình giảng dạynhằm tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc (bước đầu là lớp 1 và lớp 2) góp phần nâng caochất lượng dạy và học, giảm số lượng học sinh lưu ban, bỏ học. Kết quả, nhiều giáo viên đã thấy được hiệu quả của việc tăng cường Tiếng Việt trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục nên đã hưởng ứng nhiệt tình và đang tìm thêm những giải pháp mới có hiệu quả để áp dụng vào giảng dạy.Hiện nay,gia đình cũng đã có ý thức sử dụng một phần Tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày với trẻ nên đã có nhiều em có được vốn Tiếng Việt tương đối khi vào lớp 1; chất lượng học sinh đã tăng từ 4 đến 5 % mỗi năm; học sinh lưu ban đến năm 2015-2016 đã giảm xuống còn 2%. Đến nay tất cả các trườngtrung tâm và điểm lẻđã có lớp mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn xã.Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để bồi dưỡng, tạo tiền đề cho các em có vốn Tiếng Việt cơ bản trước khi vào lớp Một. C. KẾT LUẬN Trong quá trình Giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học phụ thuộc rất nhiều yếu tố song đối với các trường có nhiều học sinh dân tộc, việc tăng cường Tiếng Việt cho học sinh là một yếutố hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc tăng 9 https://dethilop12.com/
cường Tiếng Việtkhông được phép nóng vội mà phải kiên trì để tìm và kết hợp những phương pháp, giải phápphù hợp với điều kiện của học sinh thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Để các em có được điều kiện học tập và nâng cao vốn Tiếng Việt ở trường, ở gia đình và nơi cư trú thì trước hết lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể, tổ khối phải có kế hoạch hoạt động cụ thể; đội ngũ giáo viên phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần tự học,thiết kế những tiết học sôi nổi, hấp dẫn,thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp,kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học ở nhà và thường xuyên sử dụng tiếng phổ thông trong việc giao tiếp ở nhà và ở cộng đồng. Gia đình và các tổ chức đoàn thể ở địa phương,luôn là môi trường thuận lợi trong việc làm quen và bồi dưỡng vốn Tiếng Việt cho trẻ trong thời gian ở nhà và sinh hoạt ở nơi cư trú. Đặc biệt trong dịp hè, tổ chức Đoànthểnên thường xuyên tạo cho các em những sân chơi giúp cho các em có được những ngày hè vui tươi, bổ íchvà tạo điều kiện nâng cao vốn Tiếng Việt cho các em. Vĩnh Bình, ngày 22 tháng 10 năm 2018 Người viết Danh Sa Bít 10 https://dethilop12.com/
TÀI LIỆU THAM KHẢO Hồ sơ của trường tiểu học Vĩnh Bình C ở các năm học: 2015-2016; 2016- 2017 và 2017-2018 11 https://dethilop12.com/