0 likes | 6 Vues
u0110u1ec3 nu00e2ng cao chu1ea5t lu01b0u1ee3ng giu00e1o du1ee5c tou00e0n diu1ec7n, u0111u1ed9i ngu0169 nhu00e0 giu00e1o u0111u00f3ng mu1ed9t vai tru00f2 quan tru1ecdng. u0110iu1ec1u 15 Luu1eadt giu00e1o du1ee5c nu0103m 2005 u0111u00e3 ghi: "Nhu00e0 giu00e1o giu01b0u0303 vai tru00f2 quyu1ebft u0111u1ecbnh trong viu1ec7c bu1ea3o u0111u1ea3m chu1ea5t lu01b0u1ee3ng giu00e1o du1ee5c". u0110u1ed1i vu1edbi cu00e1c cu01a1 su1edf giu00e1o du1ee5c nu00f3i chung, tru01b0u1eddng THPT nu00f3i riu00eang, giu00e1o viu00ean chu1ee7 nhiu1ec7m cu00f3 vai tru00f2 hu1ebft su1ee9c quan tru1ecdng, nhu1ea5t lu00e0 trong giu00e1o du1ee5c vu00e0 u0111u1ecbnh hu01b0u1edbng su1ef1 phu00e1t triu1ec3n nhu00e2n cu00e1ch, tri thu1ee9c, bu00f4u0300i du01b0u1ee1ng tu00e2m hu00f4u0300n, lu00fd tu01b0u1edfng cho hu1ecdc sinh, giu00e1o du1ee5c cu00e1c em cu00e1c kiu0303 nu0103ng cu00e2u0300n thiu1ebft u0111u1ec3 bu01b0u1edbc vu00e0o cuu1ed9c su1ed1ng tu1ef1 lu1eadp.
E N D
PHẦNMỞĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Nhà văn MacximGorki trong tác phẩm Một con người ra đời đã viết “Con người, hai tiếng ấy vang lên tự hào và kiêu hãnh xiết bao”, “hạnh phúc biết bao khi được sinh ra làm người trên trái đất”.Con người là sản phẩmkết tinh tinh hoa của trời đất, vì thế, từ cổ chí kim, trong mọithời đại, chúng ta đều đã chú ý đến con người. Vai trò nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được Đảng ta hết sức coi trọng, con người đã trở thành mục tiêu, độnglực của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quan điểm chỉ đạo, qua nhiều kỳ đại hội, Đảng ta chú ý khẳng định vai trò của yếu tố con người, nguồn nhân lực - yếu tố quan trọng trong sự phát riển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Trung ương 2, Khóa 8 nêu: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục –Đào tạo, phát huy nguồn lực con người - yếu tốcơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Trách nhiệm to lớn của hệ thống giáo dục nói chung và nhàtrường phổ thông nói riêng là tạo ra những con người có tài năng, phẩm chất, phát triển toàn diện. Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 (Hội nghị Trung ương 8 ) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo đã nêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng caochất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đội ngũ nhà giáo đóng một vai trò quan trọng. Điều 15 Luật giáo dục năm 2005 đã ghi: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục". Đối với các cơ sở giáo dục nói chung, trường THPT nói riêng, giáo viên chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong giáo dục và định hướng sự phát triển nhân cách, tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, lý tưởng cho học sinh, giáo dục các em các kĩ năng cần thiết để bước vào cuộc sống tự lập. Trường THPT số 1 Bảo số 1 Bảo Yên, tỉnh Lào Cai làcơ sở giáo dục tuyển sinh học sinh từ 18 xã và thị trấn Phố Ràng của huyện Bảo Yên. Trường ở trung tâm thị trấn Phố Ràng nhưng chủ yếu học sinh của trường đến từ các xã vùng sâu, vùng xa. Đa số các em hạn chế vềkỹ năng sống, đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, ứng phó với các tình huống căng thẳng… Phần lớncác em học sinh sống xa gia đình, đi ở trọ, vì thế, sự quan tâm, quản lý, giúp đỡ, bảo ban các em từ gia đình rất hạn chế.Vì thế, vai trò của các thầy cô giáo, nhất là thầy cô giáo chủ nhiệm rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, công tác chủ nhiệmở trường THPT số 1 Bảo Yên chưa được đánh giá đúng mức, nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa làm tròn trách nhiệm, hiệu quả quản lý của giáo viên chủ nhiệm chưa cao… Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chủ nhiệm, đổi mới công tác chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn 1 https://topdalat.vn/
bản, toàn diện giáo dục,đề tài “Biện pháp quản lý đổi mới hoạt động của tổ chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường THPT số 1 Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”được người viết Sáng kiến kinh nghiệm lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu. Đã có một sốtài liệu, công trình nghiên cứu về Công tác giáo viên chủ nhiệm của các nhà nghiên cứu giáo dụctại các trường Đại học, Cao đẳng và một số Luận văn Thạc sĩ, tuy nhiên, hầu hết các tài liệu, công trình nghiên cứu dừng lại ở mức khái quát về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên, chưa đi sâu và đề xuất các biện pháp quản lý cụ thể công tác chủ nhiệm trong trường THPT, đặc biệt là công tácchủ nhiệm trong một vài nămgần đâyvới những mục tiêu và yêu cầu mới. Từ việc tìm hiểu, học tập chủ trương Nghị quyết của Đảng, chỉ thị của ngành, bằng thực tế công tác, người viết nhậnthấy, “Biện pháp quản lý đổi mới hoạt động của tổ chủ nhiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh” là đề tài chưa được nghiên cứu, áp dụng ở trường THPT số 1 Bảo Yên. 3. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở chỉđạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của tổ chủ nhiệm ở trường THPT số 1 Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, người viết đề xuất một số biện pháp đổi mới hoạt động của tổ chủ nhiệm trong trường THPT trong giai đoạn hiện nay, trước hết áp dụng chotrường THPTsố 1 Bảo Yên, góp phần thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 4. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu những hoạt động đổi mới quản lý tổ chủ nhiệm, cách thức tổ chức, giải pháp quản lý tổ chủ nhiệm và những kết quảđã đạt được trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong trường THPT số 1 Bảo Yên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm và quản lý tổ chủ nhiệm. - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và việc quản lý công tác nàyở các trường Trung học phổ thông trong tỉnh Lào Cai giai đoạn hiện nay. - Đề ra các biện pháp quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. 6. Phạm vi nghiên cứu. - Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên và biện pháp quản lý hoạt động tổ chủ nhiệm lớpở trường THPTsố 1 Bảo Yên và những kết quảđạt được trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. - Giới hạn thời gian: Đề tài áp dụng các biện pháp đổi mới hoạt động của tổ chủ nhiệmnăm học 2013-2014, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT số 1 Bảo Yên 7. Cấu trúc của đề tài. 2 https://topdalat.vn/
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1:Cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viênvà việc quản lý hoạt động của tổ chủ nhiệmở trường Trung học phổ thông Chương 2:Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viênvà việc quản lý hoạt động của tổ chủ nhiệmở các trường Trung học phổ thông tỉnh Lào Cai Chương 3:Biện pháp đổi mới quản lý tổ chủ nhiệmtrong trường THPT số 1 Bảo Yên. 3 https://topdalat.vn/
Chương 1 Cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viênvà việc quản lý hoạt động của tổ chủ nhiệmở trường trung học phổ thông 1.1. Một sốkhái niệm cơ bản trong giáo dục phổ thông. 1.1.1. Quản lý: Quan niệm truyền thống: “Quản lý là quá trình tác động có ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu xác định”. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song chúng ta có thể hiểu một cách khái quát như sau: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra” 1.1.2. Quản lý nhà trường. “Quảnlý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ, với từng học sinh” (Phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung học phổ thông - Hà Nhật Thăng (Chủ biên). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004). Quản lý trường học là những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (lãnh đạo trường học) đến giáo viên, học sinh và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn lực hướng vào đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo của nhàtrường. Trường THPT là cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Quản lý trường THPT là bản chất sư phạm của quá trình giáo dục, trong đó giáo viên, học sinh vừa là khách thể quản lý nhưng lại đồng thời là chủ thể tự quản lý. Họ là những người đang tham gia một hoạt động rất đặc thù màsản phẩm của hoạt động là nhân cách được tạo ra bao hàm cả tự đào tạo. Tính đặc thù của hoạt động quản lý trường THPT thể hiện tập trung ở hoạt động dạy học. Trong công tác quản lý nhàtrường, Điều 54, Luật Giáo dục năm 2005 qui định Hiệu trưởng có vai trònhư sau: - Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. - Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học. - Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định. Theo điều 19 của Điều lệ trường THCS, trường THPT vàtrường phổ thông có nhiều cấp học Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; 4 https://topdalat.vn/
- Thực hiện các nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; - Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của nhànước, quản lý hồsơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên. - Quản lý và các hoạt động của học sinh do nhàtrường tổ chức; xét duyệt kết quảđánh giá xếp loại học sinh, kĩ xác nhận vào học bạ; quyết định khen thưởng, kỉ luật theo quy định; - Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; - Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; - Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật. Trong trường THPT người giáo viên cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽvới người đứng đầu nhà trường. Trên cơ sở tính năng động và sáng tạo của người Hiệu trưởng xây dựng và tổ chức quản lý hiệu quả các hoạt động giáo dục hướng tới thực hiện được mục tiêu đề ra. 1.1.3. Giáo dục toàn diện. Giáo dục toàn diện trong nhà trường thường biểu hiện ở nội dung giáo dục bao gồm đầy đủ các mặt: đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục nghề nghiệp… phù hợp với điều kiện và đặc điểm đặc thù của từng cấp học, bậc học. “Thực hiện giáo dục toàn diện nhằm đào tạo những người lao động có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức, có tri thức văn hoá, có sức khỏe và có kỷ luật. “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên”. Giáo dục truyền thống cách mạng, văn hoá dân tộc xuyên suốt các hoạt động và mọi hình thức giáo dục. ởđây, việc chú trọng cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với từng bậc học, cấp học là hết sức quan trọng, quan tâm đến việc tăng cường học ngoại ngữ, tin học” (Giáo dục Việt nam hướng tới tương lai – vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004, trang 237) 1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THPT. 1.2.1.Vị trí và vai trò củagiáo viên chủ nhiệm lớp. Điều lệ trường Trung học qui định vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm như sau: - Là người thay mặt Hiệu trưởng thực hiện nguyên lígiáo dục của Đảng, Nhà nước, thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhàtrường trong một lớp học . - Là người trực tiếp quản lí giáo dục toàn diện học sinh, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra các hoạt động của lớp mình, chịu trách nhiệm trước nhà trường và hội đồng nhà trường về chất lượng giáo dục toàn diện của lớp mình. 5 https://topdalat.vn/
phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội khác để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh, hình thành và phát triển nhân cách của học sinh trong lớp học. - Là cầu nối giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khác với tập thể học sinh và mỗi cá nhân học sinh: truyền đạt và tổ chức thực hiện những kế hoạch, nội qui, nền nếp, các chỉ thị, yêu cầu của Hiệu trưởng đến từng học sinh trong lớp học. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm lớp cũng báo cáo cho Hiệu trưởng những thông tin từ phía học sinh, phản ánh kịp thời và đầy đủ diễn biến của tập thể học sinh và từng cá nhân học sinh về những tâm tư nguyện vọng, đề đạt kiến nghị của học sinh để giúp Hiệu trưởng quản lí có hiệu quả hơn. - Giáo viên chủ nhiệm còn phải biết dự báo xu hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện và khả năng của từng học sinh. 1.2.2. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp. - Thay mặt Hiệu trưởng làm nhiệm vụ quản lý toàn diện học sinh của một lớp học bao gồm: xây dựngkế hoạch giáo dục học sinh, tổ chức thực hiện kế hoạch, xây dựng tập thể học sinh tự quản trong mọi hoạt động; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thông qua kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào của tập thể lớp, điều chỉnh kế hoạch…. Như vậy để đạt được mục tiêu quản lý một tập thể học sinh, Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm travà đánh giá chất lượng của các hoạt động. - Thông qua việc tổ chức các hoạt động của một tập thể lớp giáo dục những phẩm chất, nhân cách của mỗi học sinh, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với những người khác, hướng vào việc hình thành cho học sinh những thói quen, hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Như vậy, giáo viên chủ nhiệm phải đồng thời quản lý học tập và quản lý sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh. Hoạt động giáo dục đạo đức hiệu quả sẽcó tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng hoạt động học tập. - Truyền đạt yêu cầu, mục tiêu giáo dục đối với học sinh để mỗi học sinh và tập thể lớp nêu cao ý thức, trách nhiệm phải tuân thủ các yêu cầu và tự giác thực hiện. - Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh một cách hợp pháp. Phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình học sinh, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về những nguyện vọng chính đáng của học sinh và của tập thể lớp. Học sinh THPTcó độ tuổi từ 15 đến 18, các em đã trải qua quá trình giáo dục ở bậc học mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn cho học sinh chứ không làm thay cho học sinh. Xây dựng nền nếp, giáo dục ý thức tự quản cho ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, cán sự bộ môn, tổ trưởng, tổ phó. Giáo viên chủ nhiệm phải khêu gợi tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch - Phối hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, 6 https://topdalat.vn/
hoạt động toàn diện của mỗi tháng, mỗi học kỳ, của từng năm học, giúp học sinh tự tổ chức thực hiện và tựđánh giácác hoạt động đã được kế hoạch hoá. Vai trò của chủ nhiệm lớp làcùng hoạt động, điều chỉnh hoạt động, kịp thời giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động, tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo diều kiện thuận lợi cho học sinh của lớp tổ chức hoạt động. 1.2.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm ởtrường THPT. Người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải thực hiện tốt nhiệm vụ của người thầy giáo nói chung đó là mẫu mực về đạo đức, gương mẫu chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những qui định của ngành, nắm vững mục tiêu giáo dục và đào tạo, kế hoạch và chương trình hoạt động của nhà trườngnhư: Mục tiêu cấp học, chỉ thị của ngành, chương trình giảng dạy các môn học, kế hoạch năm học của nhà trường, các văn bản hướng dẫn liên quan đến vấn đề giáo dục và dạy học…để có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm còn đảm nhận giảng dạy một môn học ở lớp mình và các lớp khác do đó, giảng dạy tốt là điều kiện cần thiết để tạo ra uy tín trước tập thể và cá nhân học sinh, tăng hiệu quả của công tác chủ nhiệm. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm được quy định tại điều 29 Điều lệ trường THCS, trường THPT vàtrường phổ thông có nhiều cấp học như sau: - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp. - Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh; chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh; - Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề xuất danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải thi lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng. Có thể nói giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý giáo dục, quản lý và giáo dục một tập thể nhỏ, thế hệ công dân trẻ, chuẩn bị bước vào đời. Để thực hiện tốt vai trò là nhà quản lý gíao dụcngười giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, nhân cách của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa, không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới công tác giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trường trung học phổ thông. 1.3. Nội dung và phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. 1.3.1. Nắm vững học sinh và tập thể học sinh. Nắm vững đặc điểm, tâm sinh lý của học sinh, điều kiện, hoàn cảnh gia đình của học sinh, những mối quan hệ của cá nhân học sinh, tính cách và những hành vi đạo đức, trình độ, khả năng, năng lực của học sinh… dự báo xu hướng phát triển nhân cách của từng học sinh trong lớp đểtừ đó có phương hướng tổ 7 https://topdalat.vn/
chức hoạt động giáo dục và dạy học phù hợp với điều kiện và khả năng của từng học sinh. Nắm vững những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi, những khó khăn của tập thể lớp do mình phụ trách. Thường xuyên tìm hiểu học sinh và tập thể học sinh, bám sát lớp chủ nhiệm, linh hoạt để xử lý thông tin, là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch công tác giáo dục học sinh và xây dựng tập thể học sinh. 1.3.2. Thực hiện tốt công tác phốikết hợptrong thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. - Phối hợp với các giáo viên bộ môn. Giáo dục học sinh là trách nhiệm của tất cả các giáo viên, các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong đó giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chủ đạo. Sự phối hợp trong công tác giáo dục học sinh là hoạt động trao đổi với nhau về tình hình học tập các môn học, kết quả học tập, tinh thần và thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập, thống nhất những biện pháp giáo dục để nâng cao chất lượng học tập các môn học, hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức cần thiết, đồng thời thông báo những ý kiến và nguyện vọng chính đáng của học sinh về việc học tập các môn học; lấy ý kiến giáo viên bộ môn khi đánh giá nhận xét học sinh. Bằng cách thường xuyên gặp gỡ trao đổi với giáo viên bộ môn đang giảng dạy tại lớp của mình, giáo viên chủ nhiệm có thể dự một số giờđể quan sát ý thức, hứng thú học tập và phát hiện những khó khăn của học sinh trong học tập. Mời giáo viên bộ môn cùng tham dự các buổi sinh hoạt và các hoạt động tập thể của lớp để hiểu rõ hơn học sinh và công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm . - Phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Thường xuyên phốihợp với tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để tiến hành giáo dụchọc sinh. Hướng dẫn, cố vấn, giúp đỡ chi đoàn lớp xây dựng kế hoạch công tác, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, cho ban chấp hành chi đoàn tổ chức các hoạt động giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm cần xác định rằng tập thể lớp có một chi đoàn vững mạnh, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ thì đó là một tập thể lớp tốt; ủng hộ hoạt động của đoàn, xây dựng chi đoàn vững mạnh chính là xây dựng tập thể lớp vững mạnh, đạt được mục tiêu của công tác chủ nhiệm. - Phối hợp với cha mẹ học sinhtrong công tác giáo dục. Nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với gia đình mới giáo dục học sinh có hiệu quả. Gia đình là môi trường giáo dục, lực lượng giáo dục có ảnh hưởng một cách sâu sắc đến học sinh. Vì vậy giáo dục gia đình trở thành một bộ phận quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho nhà trường giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp trong từng năm học. Trên cơ sở đó,thống nhất với gia đình về yêu cầu, nội dung,biện pháp, hình thức giáo dục và các điều kiện cần thiết để học sinh học tập, rèn luyện ở nhà theo mục tiêu giáo dục của nhà trường. 1.3.3. Xây dựng tập thể học sinh. 8 https://topdalat.vn/
đến phong trào của nhà trường. Để xây dựng được một tập thể học sinh vững mạnh, trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững từng học sinh, nắm vững tập thể học sinh là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch công tác, xây dựng tập thể, trong đó cần tập trung vào những nội dung sau: - Lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn vững mạnh làm nòng cốt cho việc tổ chức mọi hoạt động, mọi phong trào của tập thể. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức ban cán sự của lớp gồm: lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng, các cán sự bộ môn, đội cờ đỏ, ban chấp hành chi đoànvà hướng dẫn các em cách thức hoạt động, biết tự quản lí các công việc của lớp, biết xây dựng mục tiêu của tập thể. - Tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch,kiểm tra, đánh giá; kịp thời động viên khen thưởng, uốn nắn, sửa chữa những sai sót, lệch lạc, thu hút học sinh tham gia việc thực hiện kế hoạch, phối hợp với các lực lượng giáo dục khác, đặc biệt giáo viên bộ môn, để xây dựng tập thể học sinh vững mạnh. - Kịp thời phát hiện chính xác bản chất, nguyên nhân, động cơ của những học sinh chưa ngoan để từ đó lựa chọn những biện pháp giáo dục phù hợp. 1.3.4. Giáo dục cá nhân học sinh trong tập thể lớp. Giáo dục mỗi thành viên của tập thể lớp là một trong những nội dung công tác quan trọng của người Để giáo dục mỗi học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững học sinh một cách toàn diện, trên cơ sở lựa chọn những biện pháp giáo dục và tác động đến học sinh một cách phù hợp.... Giáo viên chủ nhiệm phải hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, giúp học sinh có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, văn hoá thẩm mỹ, văn hoá lao động, văn hoá thể chất…. Giáo dục đạo đức, pháp luật và nhân văn cho học sinh; tổ chức thi đua học tập, rèn luyện đạo đức trong học sinh; có kiểm tra, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng cá nhân, nhóm,tổ hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học. Đềra những yêu cầu học tập, xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, giúp học sinh xác định rõ động cơ, thái độ, nghĩa vụ học tập của mình, tích cực, sáng tạotìm biện pháp học tập tốt nhất để đạthiệu quả. Định hướng, giáo dục ý thức lao động, lựa chọn nghề nghiệp: Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường, dựa vào tình hình cụ thể của lớp, giáo viên chủ nhiệmxây dựng kế hoạch lao động cụ thể để giáo dục học sinh, giúp các em tìm hiểu về nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, của địa phương đểlựa chọn được nghề thích hợp với khả năng của các em và yêu cầu của xã hội. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí: giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm cố vấn cho cán bộ lớp, cán bộ đoàn tổ chức cho cả lớp vui chơi, giải trí, rèn luyện sức khoẻ như: các trò chơi, các hoạt động thể thao, văn nghệ, tham quan du lịch, cắm trại, xem triển lãm, xem phim tập thể, thihọc sinhthanh lịch, thi tìm hiểu về văn hoá xã hội, tìm hiểu về truyền thống nhà trường, địa phương, hoạt động giao lưu văn hoá giữa các trường, các dân tộc. Giúp các em sảng khoái tinh thần, phát triển trí tuệ,thể chất, tăng cường sức khoẻ, hình thành các phẩm chất, nhân cách cơ bản như: lòng yêu nước, yêu Tập thể học sinhxuất sắc có ảnh hưởng và có tác dụng giáo dục rất lớn 9 https://topdalat.vn/
quê hương, tình cảm thầy trò, tinh thần tập thể, lòng nhân ái, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.…Đồng thời hình thành các phẩm chất trung thực, kỷ luật, khiêm tốn, tự trọng, kiên trì, dũng cảm, lễ phép, lịch sự, tế nhị, biết tự kiềm chế tạo điều kiện, môi trườngcho học sinh giao tiếp, hình thành ý thức, năng lực hoà nhập vào cộng đồng xã hội. Để giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững học sinh một cách toàn diện, trên cơ sở lựa chọn những biện pháp giáo dục và tác động đến học sinh một cách phù hợp. 1.4. Những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý một tập thể lớp về mọi mặt. Trong trường THPT, giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất sau: Giáo viên chủ nhiệm phải là người mẫu mực về đạo đức, tác phong, ứng xử, có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Phải nắm vững nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường để chỉ đạo học sinh của lớp mình thực hiện theo yêu cầu, kế hoạch đề ra. Triển khai và thực hiện tốt các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, của Ngành như: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “dạy tốt-học tốt”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Thầy giúp thầy, trò giúp trò, thầy giúp trò, trường giúp trường”… giáo viên chủ nhiệm phải biến những chủ trương, kế hoạch, nghị quyết của Hội đồng trườngthành chương trình hành động của lớp, của mỗi học sinh, làm cho các em tự giác và say mê học tập, rèn luyện. Cần nghiên cứu đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh để có nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình có trách nhiệm, có uy tín với bạn bè, có khả năng điều hành, làm nòng cốt trong các hoạt động của lớp. Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò cố vấn, quan sát, giúp đỡ, uốn nắn các hoạt động của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải biết khêu gợi tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất mọi hoạt động phù hợp với yêu cầu của lớp, của trường, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Phải giáo dục học sinh toàn diện: Từ tư tưởng, đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống… đến truyền đạt kiến thức cho các em. Trong đó, giáo dục tư tưởng là quan trọng vì các em có nhận thức đúng về trách nhiệm học tập, rèn luyện mới tự giác, có khả năng vượt khó, mang lại hiệu quả trong học tập và rèn luyện. Công việc này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải làm thường xuyên, liên tục vì ở lứa tuổi các em suy nghĩ chưa chín chắn, thiếu kinh nghiệm, rất dễ bị lôi kéo bởi những cám dỗ đời thường. Tuy nhiên ở lứa tuổi của các em đang muốn khẳng định mình, giàu ước mơ, hoài bão, giáo viên chủ nhiệm khéo động viên, có nghệ thuật giáo dục rất dễ kích thích tư duy sáng tạo, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có của các em. Phải chăm sóc học sinh như người cha, người mẹ thứ hai của các em. Các em đến trường hầu hết ở độ tuổi 15, 16, độ tuổi “trăng rằm”, “hoa niên” - lứa tuổi đẹp đẽ nhất của đời người, nhưng cũng là lứa tuổi đang rất cần vòng tay nuôi dưỡng, chăm sóc của cha mẹ mà cuộc sống tập thể là một gia đình lớn, có rất nhiều vướng mắc cần giải quyết. Chỉ bằng tấm lòng, tình thương của cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm học sinh mới vượt lên chính mình để hoàn thành nhiệm vụ 10 https://topdalat.vn/
khó khăn đó, có cha mẹ, thầy cô nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng các em cảm thấy được chở che, đượcquan tâm, chăm sóc và yên tâm học tập. Kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài trường để cùng giáo dục học sinh, đây là nguyên tắc trong giáo dục nhằm thực hiện tốt chức năng phối hợp, khép kín quá trình giáo dục về không gian, thời gian tác động đến học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Liên hệ mật thiết với gia đình để cùng giáo dục học sinh. Gia đình nơi các em sinh ra, lớn lên và đã được sự giáo dục, giáo viên cần liên hệ với gia đình để có thêm thông tin chính xác về học sinh, kết hợp để cùng giáo dục học sinh, thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh đến gia đình định kỳ hoặc đột xuất. Định hướng cho học sinh chọn nghề trong tương lai. Do điều kiện ở vùng khó khăn, các em và gia đình thiếu thông tin cần thiết về nghề nghiệp. Giáo viên chủ nhiệm là người biết rõ khả năng của các em, giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn để các em chọn nghề phù hợp với khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nắm vững tình hình của lớp về mọi mặt, báo cáo cho Ban giám hiệu biết theo định kỳ hoặc đột xuất những vấn đề cần thiết để nhà trường có hướng giải quyết kịp thời. Chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp chủ nhiệm. Để làm tốt công tác chủ nhiệm, mỗi giáo viên cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức tốt phong trào thi đua giữa các nhóm, các tổ, giữa lớp này với lớp khác, tạo động lực cho mỗi cá nhân và tập thể phấn đấu vươn lên không ngừng. Khen thưởng phải rõ ràng, minh bạch, khen chê đúng lúc, đúng nơi giúp các em nhận thức được những mặt mạnh cần được phát huy, những điểm yếu cần khắc phục để rèn luyện tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm không ngừng rèn luyện, hình thành những kỹ năng sau: Kỹ năng nắm vững học sinh và tập thể học sinh một cách toàn diện; kỹ năng tiếp cận đối tượng: học sinh, phụ huynh, cáclực lượng xã hội cần giao tiếp; năng lực cảm hoá, thuyết phục, xây dựng uy tín; kỹ năng kế hoạch hoá công tác chủ nhiệm; kỹ năng tổ chức lãnh đạo mọi hoạt động tập thể; kỹ năng phối hợp. 1.5. Quản lý hoạt động của tổchủ nhiệm trong trường THPT. Là người lãnh đạo quản lýgiáo dục, người Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhà trường, quản lý mọi tổ chức trong nhà trường, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn, chịu trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân, tổ chức và quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo đường lối giáo dục của Đảng. Hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ có kết quả cao khi Hiệu trưởng biết huy động sự tham gia đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp của các bộ phận trong trường trong đó có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Sự phát triển của nhà trường, chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện của nhà trường phải kể đến sự đóng góp đáng kể của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệmlà lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục, trực tiếp quản lý toàn diện các lớp học sinh; báo cáo cho hiệu trưởng những thông tin cần thiết về học sinh, về tập thể lớp, về các hoạt động giáo dục theo 11 https://topdalat.vn/
định kỳ và đột xuất,khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông.Để phát huy hiệu quả vai trò của giáo viên chủ nhiệm, người hiệu trưởng cần có phương pháp quản lý, tổ chức tốt hoạt động của tổ chủ nhiệm. Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng biểu hiện ở một số nội dung sau: 1.5.1 Xác định mục tiêu và lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm. Để quản lý trực tiếp một lớp học nhà trường cử ra những giáo viên giỏi, nhiệt tình để làm chủ nhiệm lớp, thay mặt Hiệu trưởngquản lý toàn diện một lớp học, chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh của mình. Để giúp cho người giáo viên chủ nhiệm có định hướng đúng đắn và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý học sinh của mình ở mỗi lớp, người cán bộ quản lý nhà trường phải đề ra mục tiêu chung cho công tác giáo viên chủ nhiệm của toàn trường. Động viên toàn trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Sau khi xác định mục tiêu người Hiệu trưởng phải đưa ra các biện pháp cải tiến công tác giáo viên chủ nhiệm. - Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm. - Qui định cách thưc, biện phápliên hệ thường xuyên giữa Ban giám hiệu với giáo viên chủ nhiệm(chế độ hội họp, báo cáo,…) - Đề ra được qui chế hoạt động cho tổ chủ nhiệmvà từng giáo viên chủ nhiệm. Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội dung công tác chủ nhiệm, coi trọng hình thức, nội dung sinh hoạt, hoạt động tự quản; xây dựng tập thể lớp, chi đoàn vững mạnh toàn diện…. Những nội dung thi đua thật cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động, cho từng thời kỳ, từng nội dung thi đua. - Xây dựngkế hoạch chung của nhà trường về các hoạt động ngoại khoá, lao động, văn nghệ, thể dục thể thao… để giáo viên chủ nhiệm chủ động đề ra kế hoạch hoạt động của lớp mình. - Tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm được được rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ. Những yêu cầu công việc của người quản lý đưa ra phải có tính thực tế và cái đích cuối cùng của mọi công việc là phải có tác dụng giáo dục cao. 1.5.2. Bố trí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Mỗi năm học Hiệu trưởng trường THPT lại thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho phù hợp với đặc điểm nhà trường và đáp ứng yêu mục tiêu giáo dục. Việc phân công giáo viên chủ nhiệm đầu năm cần: - Căn cứ vào qui mô nhà trường: số học sinh, số lớp, số giáo viên hiện có. - Giáo viên được phân công chủ nhiệm phải có giờ dạy trên lớp. - Giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm là người có chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm trong công tác giáo dụchọc sinh. - Giáo viên chủ nhiệm phải có am hiểu về học sinh người dân tộc thiểu số, có những phẩm chất như: nhiệt tình, chu đáo, tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm, thương yêu, chăm sóc học sinh, biết lằng nghe, công bằng… 1.5.3. Động viên và theo dõi công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong hoạt động quản lý của Hiệu trưởng, việcphát động các phong trào thi đua trong nhà trường một cách thường xuyên, liên tục, sôi nổi mang lại hiệu quả cho công tác giáo dục. Các dợt thi đua cần xây dựngđược những chỉ tiêu, 12 https://topdalat.vn/
tiêu chí cho cả năm học, cho từng kỳ, cho từng đợt thi đua phù hợp với đối tượng học sinh ở các khối lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá chính xác, công bằng. Sau mỗi đợt thi đua, phảisơ kết tổng kết đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu để có phương hướng phấn đấu, khắc phục. Người quản lý cần đặc biệt chú trọngviệc tuyên dương, khen thưởng đối với nhữngtập thể,cá nhân học sinh có tiến bộ, đạtnhiều thành tích. Phải nhìn nhận, đánh giá công lao của các giáo viên chủ nhiệmmột cách công bằng, khen chê kịp thời. Kịp thời động viên, khuyến khích Giáo viên chủ nhiệm khi họ đạt được kết quả tốt trong công tác. Kịp thời uốn nắn những lệch lạc, sai sót trong công tác giúp họ vượt qua những khó khăn và tạo các điều kiện cần thiết để giáo viên chủ nhiệm hoàn thành nhiệm vụ. Quan tâm, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần cho các hoạt động thuộc công tác chủ nhiệm. Trong chỉ đạo, Hiệu trưởng phải biết thu thập thông tin nhanh, chính xác để xử lý kịp thời. Mặt khác phải nhanh nhạy phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên chủ nhiệmtrong công tác quản lý lớp để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, phát huy…làm cho phong trào thi đua liên tục, sôi nổi, hào hứng đạt được mục tiêugiáo dục. 1.5.4. Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớpcủa giáo viên. Để nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm, kịp thời nắm bắt thông tin, tìm ra các biện pháp quảnlý hiệu quả. Việc kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệmcủa Hiệu trưởng phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Hình thức kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ, có kiểm tra phải có đánh giá, có kiểm tra khắc phục hạn chế, khuyết điểm. Hiệu trưởng kiểm tra công tác giáo viên chủ nhiệm thông qua hoạt động của các lớp, thông qua xếp loại thi đua hàng tuần, thông qua hồ sơ, báo cáo hàng tháng, học kỳ…, cần lưu ý việc kiểm tra đánh giá học sinh của giáo viên chủ nhiệmsao cho đảm bảo sự thống nhất chung trong toàn trường. Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệmđánh giá hạnh kiểm học sinh sát với các tiêu chí chung, đúng với Hướng dẫn, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh. 13 https://topdalat.vn/
Chương 2 Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viênvà việc quản lý hoạt động của tổ chủ nhiệmở trường Trung học phổ thôngsố 1 Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 2.1. Thực trạng về mức độ quan tâm, tìm hiểu mọi mặt về học sinh của giáo viên chủ nhiệm: Bảng 1: Mức độ quan tâm, tìm hiểu mọi mặtvề học sinh của giáo viên chủ nhiệm: Số lượng N=410 TT Mức độ Tỉ lệ % Hiểu hoàn cảnh gia đình tất cả các học sinhtrong lớp, thường xuyênđến lớp, biết rõ tình hình lớp, nhắc nhở, uốn nắn, động viên… học sinh kịp thời. Cơ bản hiểuhoàn cảnh gia đình các em học sinh, có đến lớp nhưng không thường xuyên; nắm bắt cơ bản tình hình, nhắc nhở, uốn nắn, động viên… kịp thời. Hiểu hoàn cảnh gia đình một số học sinh cá biệtcó đến lớp nhưng không thường xuyên; nắm bắt cơ bản tình hình, nhắc nhở, uốn nắn, động viên nhưng chưa kịp thời. Không nắm bắt được hoàn cảnh gia đình từng học sinh, tình hình lớp chủ nhiệm. Chưa nhắc nhở, uốn nắn, động viên…học sinh. Bảng số liệu cho thấy, nhìn chung giáo viên chủ nhiệm của trường THPT số 1 Bảo Yên đã quan tâm đến công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, qua phỏng vấn, và phát phiếu thăm dò, chúng tôi nhận thấy, số học sinh đánh giá giáo viên chủ nhiệm quan tâm, hiểu rõhoàn cảnh gia đình các em, có đến lớp thường xuyên biết rõ tình hình lớp, nhắc nhở, uốn nắn, động viên… học sinh kịp thời tỉ lệ thấp (24%); Giáo viên chủ nhiệm chỉ hiểu hoàn cảnh gia đình một số học sinh cá biệt, không thường xuyên đến lớp; có động viên nhưng chưa kịp thời chiếm tỷ lệ cao (40%). Giáo viên chủ nhiệm thực hiện đủ các chương trình giáo dụcnhư: Thực hiện nền nếp các tiết học, các tiết ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động của học sinh, các tiết sinh hoạt cuối tuần…thực hiện tốt chủ trương dân chủ hoá trường học, công khai nội dung chương trình giáo dục và đào tạo, công khai việc cho điểm, đánh giá, công khai kết quả thi đua, khen thưởng, kỷ luật học sinh; đặc biệt thực hiện tốt các qui trình đánh giá xếp loại về hạnh kiểm, văn hoá của học sinh, tôn trọng ý kiến của chi đoàn lớp, của tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp đã phát huy vai trò của cán bộ đoàn trong việc tổ chức tự quản của học sinh, đặc biệt giúp các em tổ chức các hoạt động tập thể ngoài giờ, hoạt động nhân đạo… khen thưởng, kỉ luật là biện pháp được sử dụng kịp thời đã tác động mạnh mẽ đến học sinh, khích lệ sự cố gắng vươn lên ở học sinh, hình thành ở các em động cơ phấn đấu đúng đắn, tin tưởng vào khả năng của bản thân. Đòng thời cũng kịp thời trấn chỉnh những lệch lạc trong thực hiện nội quy nền nếp của nhà trường. Trong đánh giá xếp loại, khen thưởng kỉ luật học 1 58 24% 2 148 36% 3 164 40% 4 0 0% 14 https://topdalat.vn/
sinh luôn khách quan, công bằng.Giáo viên chủ nhiệm đãphối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý, giáo dục học sinh thông qua các buổi họp chamẹ học sinh, bằng hệ thống phiếu thông tin (Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình học sinh), liên lạc, trao đổi trực tiếp khi cần nhằmthông báo tình hình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh và tình hình chung của lớp cho cha mẹ học sinh và nhận được những thông tin cần thiết của học sinh từ gia đình. 2.2. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động của giáo viên chủ nhiệm của Hiệu trưởng quản lý. Bảng số:Thực trạng vềcông tác quản lý lớp của giáo viên chủ nhiệm : Số lượng N=50 TT Đánh giá của giáo viên Tỉ lệ % GVCN đã nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm. Phân công giáo viên đảm nhận nhiệm vụ chủ nhiệm căn cứ vào khả năng quản lý, năng lực chuyên môn của giáo viên. 96% 1 48 Xây dựng qui chế hoạt độnghợp lý, tổ chức sinh hoạt tổ chủ nhiệm định kỳ theoĐiều lệ trường Trung học, các thành viên triển khai thực hiện tốt kế hoạch của tổ chủ nhiệm. 2 26 52% Giáo viên chủ nhiệm quan tâm, xây dựng kế hoạchphối kết hợp với các bộ phận, tổ chức đoàn thể và triển khai, chỉ đạo và kiểm soát, đánh giá kết quảhoạt động của lớp thường xuyên. Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt, giáo viên đã đổi mới đáp ứng nhu cầu của học sinh. Triển khai, áp dụng nội dung tập huấn,hội thảo, bồi dưỡng kỹ năng, năng lực quản lý vào hoạt động của lớp chủ nhiệm. Xây dựng nền nếp, phong trào học tập kết hợp với việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống. 3 29 58% 4 37 74% 5 32 64% 6 39 78% Phân tích bảng số liệu ta nhận thấy phần lớn giáo viên đánh giá Hiệu trưởng nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, vai trò của giáo viên chủ nhiệm, phân công nhiệm vụ hợp lý (tỉ lệ 96%); Hơn một nửa số giáo viên được hỏiđánh giá về quan điểm chỉ đạo, sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ, về kỹ năng chủ nhiệmcủa Hiệu trưởng (64%); Nội dung và hình thức sinh hoạt hợp lý, đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện được đánh giá ở mức khá (74%)… 2.3. Hạn chế và những vấn đề đặt ra trong công tác chủ nhiệm và quản lý tổ chủ nhiệm 2.3.1. Một số giáo viên chủ nhiệm thiếu nhiệt tình, tâm huyết với công tác chủ nhiệm, xem nhẹ việc quản lý giáo dục, động viên, khuyến khích học sinh. 2.3.2. Một số giáo viên ít bám sát lớp, không kịp thời tìm hiểu thông tin, nắm được diến biến tâm lý, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của học sinh, 15 https://topdalat.vn/
thậm chí nắm bắt tình hình và tổ chức các hoạt động chủ nhiệm hời hợt, không gắn với hoạt động kiểm tra, đánh giá, không suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. 2.3.3. Việc triển khai thực hiện nội dungkế hoạch của tổ chủ nhiệm, chỉ đạo và kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động kế hoạch của lớp chưa thường xuyên. 2.3.4. Việc xây dựng qui chế hoạt động, tổ chức sinh hoạt tổ chủ nhiệm định kỳ theo Điều lệ trường Trung học, triển khai thực hiện kế hoạch của tổ chủ nhiệm chưa tốt. 2.3.5. Giáo viên chủ nhiệm quan tâm, xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các bộ phận, tổ chức đoàn thể và triển khai, chỉ đạo và kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động của lớp thường xuyên chư a được đánh giá cao. 2.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác chủ nhiệm và quản lý tổ chủ nhiệm: 2.4.1. Giáo viên chủ nhiệm chủ quan, duy ý chí. Cho rằng học sinh trung học phổ thông đã lớn, triển khai kế hoạch hoạt động, đề ra yêu cầu, nội qui, qui chế…học sinh sẽ tự giác chấp hành. 2.4.2. Giáo viên chưa xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với lớp chủ nhiệm. Những giáo viên này thường quản lý lớp qua một số “vệ tinh” - đó là những học sinh mà giáo viên chủ nhiệm tin tưởng, thường là những học sinh trung thực, thẳng thắn. Tuy nhiên, sự quan sát, nhìn nhận của học sinh thường phiến diện, có sự việc, hiện tượng thiếu tính khách quan. Một số việc phức tạp, diễn biến tâm lý của các bạn trong lớp không phải “vệ tinh” nàocũng nắm bắt được, và cũng không phải lúc nào cũng có điều kiện để báo cáo. Chế độ chính sách đối với giáo viên chủ nhiệmchưa hợp lý so với nhiệm vụ họ đảm nhận, Trường có nhiều học sinh đi ở trọ, có lớp học sinh đi ở trọ chiếm tỉ lệ gần 100%, giáo viên chủ nhiệm ngoài giờ trên lớp còn phải quản lý, kiểm tra, giáo dục học sinh ý thức tự lập, kỹ năng quản lý thời gian, đối phó với các tình huống nguy hiểm…tổ chức cuộc sống nội trú cho học sinh bán trú…nhưng chế độ của giáo viên chủ nhiệm cũng chỉ như một giáo viên chủ nhiệm ở các trường THPT khác. Vì vậy, không phải giáo viên nào cũng “mặn mà” với nhiệm vụ đức phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp. Một bộ phận giáo viên không muốn làm công tác chủ nhiệm vì quyền lợi không hơn gì giáo viên khác mà trách nhiệm lại nặng nề, hao tổn sức lực, tinh thần, thời gian nhiều hơn. Do đó nhiều giáo viên chủ nhiệm muốn xin thôi chủ nhiệm để đầu tư vào giảng dạy, nâng cao năng lực chuyên môn phấn đấu trở thành giáo viên giỏi. 2.4.3. Quản lý, sắp xếp thời gian của giáo viên chủ nhiệm chưa khoa học. Nhiệm vụ làm giáo viên chủ nhiệm chỉ là một trong nhiều nhiệm vụ mà một giáo viên đảm nhiệm.Một số giáo viên, không ắp xếp thời gian hợp lý, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, công tác Công đoàn, Đoàn thanh niên đã hết thời gian. Những giáo viên này, thường chỉ lên lớp vào giờ sinh hoạt, nắm bắt tình hình qua bao cáo sơ kết củ lớp trưởng, kiểm điểm, phê bình, triển khai kế hoạch hoạt động tuần sau, hướng dẫn học sinh tổ chức hoạt động theochủ đề…. Như vậy, việc kiểm soát, đánh giá rất hạn chế. Kịch bản hoạt động hoàn toàn phụ 16 https://topdalat.vn/
thuộc vào học sinh. Vì vậy, kế hoạch hoạt động được tổ chủ nhiệm triển khai chưa đạt hiệu quả cao. 2.4.4.Qui chế hoạt động chưa bám sát thực trạng công tác chủ nhiệm. Thực tế cho thấy, một giờ sinh hoạt lớp trong phạm vi một trường học thì có rất nhiều giáo viên làm theo cách riêng của mình vì không có sự thống nhất chung giữa giáo viên các lớp. Có giáo viên tổ chức rất tốt nhưng có giáo viên lại tổ chức hời hợt, qua loa. Phê bình, kiểm điểm, xử phạt học sinh thiếu tính đồng bộ, thống nhất và ít tác dụng giáo dục. Xử phạt không những không đem lại tác dụng tích cực, thúc đẩy học sinh tiến bộ, nhiều khi còn phản tác dụng giáo dục, tạo nên ấn tượng không tốt trong ý thức học sinh và phụ huynh học sinh. Bồi dưỡng tại trường thông qua hình thức thăm lớp, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ, tổ chức các hội thảo theo chuyên đề. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ,chuẩn hoá đội ngũ thông qua các hình thức kèm cặp giúp đỡ theo nhóm, tổ chuyên môn hoặc tổ chủ nhiệm. Chú trọng công tác viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài công tác chủ nhiệm lớp. Tổ chức cuộc thi ứng xử sư phạm trong tập thể giáo viên bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao năng lực sư phạm và khả năng giao tiếp với học sinh. Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan các trường điểm, các trường bạn để học hỏi và rút kinh nghiệm. Để tổ chức bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm có hiệu quả và chất lượng, cần nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng trong giáo viên, đề ra các chuyên đề bồi dưỡng để giáo viên lựa chọn hoặc cho giáo viên đăng kí những chuyên đề mà họ thấy cần thiết, tập hợp và lập kế hoạch bồi dưỡng. Cần căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm của giáo viên để phân loại, lựa chọn nội dung bồi dưỡng, tổ chức các chuyên đề và bố trí giáo viên tham gia các đợt bồi dưỡng theo chuyên đề phù hợp. 2.4.5. Sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng trong xã hội chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả. Ở bậc trung hoc phổ thông, một lớp có mười một môn học, chưa kể Dạy nghề, Hướng nghiệp và Hoạt động ngoài giờ lên lớp. thông thường có từ 9 đến 10 giáo viên dạy học trên một lớp. Môn nhiều tiết như Toán, NgữVăn lớp 10 có 5 tiết trên tuần, ít tiết như Công nghệ, Giáo dục công dân, Tin học có 2 tiết/tuần. Giáo viên bộ môn với những môn nhiều tiết có mặt ở lớp thường xuyên. Ngoài nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tìm hiểu tri thức, giáo viên bộ môn còn giáo dục ý thức học tập, xây dựng phong trào học tập, dạy học tích hợp, bồi dưỡng tâm hồn, lý tưởng, nhân cách, định hướng lựa chọn nghề nghiệp… cho các em. Giáo viên chủ nhiệm giỏi là những người biết tận dụng lợi thế này, kết hợp thường xuyên với giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình, quản lý, giáo dục học sinh. Tuy nhiên, thực tế quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn với nhiều giáo viên chưa phải là quan hệ hai chiều. Giáo viên bộ môn ít thông tin về học sinh cho giáo viên chủ nhiệm, hoặc thông tin chưa kịp thời hoặc giáo viên chủ nhiệm chậm xử lýthông tin từ giáo viên bộ môn vẫn còn khá phổbiến. Hiện tượnggiáo viên chủ nhiệm nắm bắt thông tin một chiều, chủ yếu từ phản hồi của học sinh lớp chủ nhiệm mà không chú ý tìm hiểu, nắm thông tin từ các giáo viên bộ môn vàlực lượng khác trong nhà trường vẫn còn phổ biến. 17 https://topdalat.vn/
Nhiều giáo viên chủ nhiệm không có sự phối kết hợp tốt với Đoàn trường, không nắm bắt đượccụ thể kế hoạch hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên do đó cũng không thực hiện tốt vai trò là cố vấn cho chi đoàn lớp học sinh về định hướng và phương pháp tổ chức hoạt động của chi đoàn. Một số giáo viên chủ nhiệm coi hoạt động đoàn là của Đoàn trường, do Đoàn trường tổ chức và chỉ đạo trong đó không có vai trò của chủ nhiệm hoặc vai trò của chủ nhiệm chỉ là hỗ trợ, giúp đỡ đoàn thanh niên. Nhiều giáo viên chủ nhiệm không tham dự một lần nào sinh hoạt định kì của chi đoàn lớp chủ nhiệm, chỉ dự một lần duy nhất Đại hội đoàn do đoàn trường chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Hạn chế này không phát huy được sức mạnh tiên phong trong hoạt động của đoàn viên thanh niên là học sinh. Một số ít giáo viên đánh giá học sinh chưa công bằng, việc khen thưởng, kỉ luật với học sinh không kịp thời, hạn chế hiệu quả giáo dục, thậm chí một số giáo viên nhận thức không đầy đủ, không hiểu rõ vai trò, vị trí và trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm nên có thể vì kết quả thi đua của tập thể lớp mà bỏ qua lỗi của học sinh, hoặc có thái độ bảo vệ học sinh, khó khăn trong việc tiêp cthu ý kiến góp ý, trao đổi của đồng nghiệp... một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự là “tấm gương sáng"cho học sinh noi theo, do đó hiệu quả công tác chủ nhiệm không cao Do điều kiện của huyệnmiền núi, đa số học sinh của trường từ các xã vùng cao ra thị trấn học, gia đình học sinh ở xa trường, đường xá đi lại khó khăn nên việc phối hợp với cha mẹ học sinh trong hoạt động giáo dục không đạt mục tiêu. Hiện tượng cha mẹ chỉ liên lạc với giáo viên chủ nhiệm qua điện thoại là phổ biến. Việc đến thăm gia đình học sinh của giáo viên chủ nhiệm còn ít, vì vậy sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh chưa thường xuyên. Thông thường giáo viên chủ nhiệm chỉ gặp cha, mẹ học sinh thông qua các kỳ họp phụ huynh đầu năm học, cuối kỳ một và kết thúc năm học, nhưng không phải gia đình nào cũng đi họp đầy đủ, có những gia đình gần như phó mặc con cho nhà trường. Nhiều cha mẹ học sinh là người dân tộc thiểu số, hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ thì việc phối hợp của giáo viên với gia đình học sinh càng có nhiều khó khăn, phần lớn cha mẹ học sinh khi gặp các thầy cô giáo chủ nhiệm không trao đổi gì về biện pháp giáo dục mà chỉ trông chờ vào giáo viên chủ nhiệm. Ngoài việc học tập, trau dồi và chiếm lĩnh tri thức còn có các hoạt động ngoài giờ, vui chơi, giải trí. Nhưng hiệnnay vì nhiều lý do khách quan: kinh phí, thời gian, công tác quản lý học sinh,…nên việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp không được các nhà trường, giáo viên chủ nhiệm quan tâm tổ chức thường xuyên. Điều kiện làm việc của giáo viên chủ nhiệm chưa được đảm bảo:cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí đầu tư cho hoạt động ngoài giờ rất ít,chưa phát huy hết năng lực, sở trường hoặc chưa quan tâm giúp đỡ, động viên kịp thời đội ngũ giáo viên chủ nhiệm . Một số giáo viên mới ra trường chưa được đào tạo bài bản, chưa được chuẩn bị tốt về tâm lý, về kiến thức, kỹ năng làm công tác giáo viên chủ nhiệm, 18 https://topdalat.vn/
nên trong công tác thực tế ở trường THPT nhiều thầy, cô cònbỡ ngỡ, lúng túng trong tổ chức các hoạt động chủ nhiệm. Mặt khác, do xu thế chung của xã hội nhiều thầy, cô, học sinh, cha mẹ học sinhchỉ quan tâm đến dạy học văn hoá, ít chú ý tới việc giáo dục toàn diện. Trong điều kiện hiện đại, xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội càng phong phú, học sinh tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau, rất dễ bị lôi kéo, kích động, dễ bị nhiễm tư tưởng bàng quan, thói quen hưởng thụ, lười lao động; nhiều tệ nạn xã hội tác động, xâm nhập vào nhà trường như: văn hoá phẩm đồi truỵ, ma tuý, cờ bạc, chia bè phái gây gổ đánh nhau, nghiện trò chơi điện tử,… Một số giáo viên không muốn làm công tác chủ nhiệmmột phần do ngại đối đầu, giáo dục học sinh “cá biệt’’. Những học sinh này thường xuyên quậy phá, vi phạm nội qui, qui chế của trường, của lớp gây ảnh hưởng tới phong trào thi đua của lớp. Việc giáo dục các em thường gặp nhiều khó khăn và không đạt hiệu quả như mong muốn. Điều đó tạo ra tâm lý chán nản, làm giảm ngọn lửa nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ trong lòng người giáo viên. Một số cha mẹ còn bao che những sai lầm khuyết điểm của con em mình, thường không muốn hoặc khôngcộng tác với nhà trường và giáo viên chủ nhiệmđể có các hình thức giáo dục kịp thời, vì không muốn con mình bị phạt hay bị xử lý kỷ luật. Một bộ phận cha mẹ học sinh khác lại coi việc giáo dục học sinh là công việc của nhà trường, của giáo viên, nên phó mặc, không quan tâm đến sự tiến bộ con cái, một số bậc cha mẹ học sinh lại quan tâm không đúng cách, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con cái mà không cần biêt yêu cầu đó có chính đáng hay không. Thực tế này đã làm cho công tác giáo dục học sinh, nhất là công tác chủ nhiệm của các nhà trường gặp khó khăn hơn. Các cấp quản lý giáo dục từ Sở GD&ĐT đến các nhà trường ít tổ chức hội thảo trao đổi biện pháp hoạt động hiệu quả, rút kinh nghiệm,sinh hoạt chuyên đề về công tác chủ nhiệm, chưa có các hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi.Việc động viên khen thưởng của Sở GD&ĐT và các trường cho giáo viên chủ nhiệm còn ít hoặc chưa kịp thời. Những nguyên nhân trên dẫn đến những hạn chế trong công tác tổ chức các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm ở các trường THPT. Để khắc phục được tình trạng này bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ giáo viên chủ nhiệmcần có sự phối hợp, giúp đỡtừ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 19 https://topdalat.vn/
Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chủ nhiệm ở trường trung họcphổ thôngsố 1 Bảo Yên 3.1. Biện pháp 1: Thành lập tổ chủ nhiệm. * Nội dung: Để việc quản lý công tác chủ nhiệm có hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường THPT nhất thiết phải thành lập tổ chủ nhiệm, Hiệu trưởng là tổ trưởng tổ chủ nhiệm. * Ban chỉđạo có nhiệm vụ: - Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động hàng năm và chỉđạo thực hiện chương trình kế hoạch. - Tổ chức thực hiện những hoạt động lớn, qui mô trường và thực hiện sự phối kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn, các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường trong các hoạt động. - Tổ chức hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm lớp và các cán bộĐoàn, lớp tiến hành các hoạt động ởđơn vị mình đạt kết quả. - Giúp Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục của hoạt động. * Thành phần Ban chỉđạo: Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi trường mà cách bố trí Ban chỉđạo sao cho hợp lý. Trên cơ sở nghiên cứu cũng như hoạt động thực tiễn mà bản thân đang trực tiếp tham gia, chúng tôi xin đưa ra dự kiến cho Ban chỉđạo hoạt động GDNGLL như sau: - Trưởng ban: Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng; Chủ tịch công đoàn hoặc đại diện cấp uỷ chi bộ. - Các thành viên: Bí thư Chi bộ, Bí thưĐoàn TN, Bí thư Chi đoàn GV, Tổ trưởng tổ bộ môn; Đại diện BCH Công đoàn; Đại diện nữ công; Hội chữ thập đỏ; đại diện hội cha mẹ học sinh; một số GV chủ nhiệm có năng lực tổ chức tốt. Cơ cấu Ban chỉđạo: Tuỳ theo điều kiện từng trường mà xây dựng cơ cấu Ban chỉđạo sao cho hợp lý. Có thể chia nhỏ thành các tiểu ban để chỉđạo được sát sao hơn. Cụ thể: - Tiểu Ban tổ chức các hoạt động tuyên truyền về các vấn đề chính trị, xã hội. - Tiểu ban tổ chức các hoạt động VHVN-TDTT. - Tiểu ban tổ chức lao động công ích. Các hoạt động chăm sóc và bảo vệ môi trường học đường Xanh - Sạch - Đẹp. - Tiểu ban tổ chức các hoạt động ngoại khóa; tìm hiểu khoa học; các câu lạc bộ; các cuộc thi tìm hiểu... - Tiểu ban tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện, uống nước nhớ nguồn; chăm sóc các di tích lịch sử tại địa phương. 20 https://topdalat.vn/
- Tiểu ban tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính, dân số, môi trường; phòng chống ma tuý các tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập vào môi trường học đường. - Tiểu ban tổ chức các hoạt động tham quan dã ngoại; du lịch; giao lưu với các đơn vịđóng trên địa bàn... * Cách thức thực hiện: Bước 1: Triển khai kế hoạch xây dựng Ban chỉđạo hoạt động GDNGLL của nhà trường đến các tổ chức trong nhà trường. Bước 2: Các tổ chức lựa chọn nhân sự phù hợp với nhiệm vụ của các nhân phụ trách giới thiệu cho Hiệu trưởng làm cơ sở ra quyết định thành lập. Bước 3: Hiệu trưởng xem xét, đề xuất đề án nhân sự của các tổ chức, ra quyết định thành lập Ban chỉđạo. Bước 4: Công bố quyết định thành lập Ban chỉđạo hoạt động GDNGLL trước hội đồng giáo dục nhà trường vào tuần thứ 3 của tháng 8. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cho hoạt động của tổ chủ nhiệm 3.2.1. Xác định các căn cứ xây dựng kế hoạch. - Mục tiêu và nhiệm vụ, kế hoạch năm học của nhà trường. - Đặc điểm tình hình của từng khối, đặc điểm tình hình học sinh trong lớp và gia đình của các em. Các mục tiêu phấn đấu của tập thể, chú ý các vấn đề cần phải giải quyết là: đạo đức, văn hoá, lao động, văn thể, xây dựng tập thể, các hoạt động sinh hoạt tập thể... Kế hoạch giúp đỡ học sinh chưa cố gắng trong học tâp, rèn luyên, hoặc kết quả học tập, rèn luyện chưa tốt. Chỉ tiêu phấn đấu theo từng thời gian. - Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài ảnh hưởng tới học sinh. - Kế hoạch công tác của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 3.2.2.Yêu cầu của kế hoạch hoạt động: - Phải phù hợp với điều kiện cụ thể của trường, đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương; kế hoạch phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi, sở thích của học sinh. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chủ nhiệm phải dựa trên kế hoạch giáo dục của nhà trường, gắn liền với các kế hoạch khác như: kế hoạch hoạt động chuyên môn, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường cũng như kế hoạch hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội khác trong trường. Kế hoạch phối kết hợp trong việc quản lý tổ chức các hoạt động Giáo dục nói chung và giáo dục của tổ chủ nhiệm nói riêng. - Kế hoạch phải linh hoạt, từ tổng thểđến chi tiết cho từng khối lớp gắn liền với từng thời điểm cụ thể. Có kế hoạch hoạt động xuyên suốt từđầu năm học cho đến hè. 3.2.3. Nội dung kế hoạch: - Kế hoạch hoạt động của tổ chủ nhiệm: bắt đầutừ tháng 8 đến hết hè khi bàn giao học sinh cho tổ chức Đoàn tại các chi Đoàn xã, thị trấn. Dưới đây là mẫu bảng kế hoạch của tổ chủ nhiệm. 21 https://topdalat.vn/
Bảng số Nội dung hoạt động Phân công thực hiện; Thời gian thực hiện Mục đích yêu cầu Ghi chú- điều chỉnh (nếu có) Chủ điểm Hình thức hoạt động Điều kiện CSVC Thời gian Tháng 8 Tháng 9 Tháng 11 ........... Tháng 6,7 lý tổ chức các hoạt động của tổ chủ nhiệm trong cả năm học. Từđó, có kế hoạch điều chỉnh, phân bố nguồn nhân lực hợp lý. Chủđộng trong việc hoạch định nguồn kinh phí chi cho mảng hoạt động này. Kế hoạch chi tiết cho hoạt động tổ chủ nhiệmtheo thời gian từng tuần, tháng, học kỳ, năm họcvà nội dung, hình thức hoạt động hè. Kế hoạch hoạt động chi tiết đồng nghĩa với việc hình thành nề nếp học tập và rèn luyện cho học sinh trong trường. Hơn nữa góp phần cụ thể hóa nhiệm vụ năm học mà nhà trường đã xây dựng từđầu năm. 3.2.4. Biện pháp 3: Tuyên truyền, giáo dục cán bộ giáo viên về hoạt độngcủatổ chủ nhiệmvà qui định tiêu chuẩn thi đua đối với việc tham gia tổ chức đổi mới hoạt động của lớp chủ nhiệm. * Nội dung: - Chọn giáo viên cốt cán tham gia các lớp tập huấn về tổ chức hoạt động tổ chủ nhiệm do Sở Giáo dục –Đào tạo tổ chức. - Lồng ghép vào nội dung nhiệm vụ năm học và quán triệt đến giáo viên ngay từđầu năm học. - Xây dựng tiêu chí thi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức hoạt động cho tổ chủ nhiệmđối với GV trong học kỳ và cả năm học. - Tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi. * Cách thức thực hiện: Bước 1: Tuần đầu tiên của tháng 8 tổ chức cho giáo viên toàn trường tiếp thu nội dung tổ chức hoạt động của tổ chủ nhiệm, kế hoạch thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, kế hoạch hoạt động GDNGLL của năm học do giáo viên cốt cán đã đi tập huấn hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi triển khai. Bước 2: Cung cấp các tài liệu liên quan đến Hoạt động của tổ chủ nhiệm, GDNGLL và tổ chức thảo luận tại tổchủ nhiệmđểđưa ra ý kiến đề xuất cho việc tổ chức hoạt động của tổ chủ nhiệm, hoạt động GDNGLL trong cả năm học. Bước 3:Trong các buổi họp tổ chủ nhiệm, họp giao ban, họp Hội đồng giáo dục, Hiệu trưởng cần chỉđạo cỏc thành viên của tổ chủ nhiệm,Ban chỉđạo hoạt động GDNGLL nhà trường đánh giá sơ kết và triển khai nhiệm vụ trong Với bản kế hoạch này Hiệu trưởng có cái nhìn tổng quát về tình hình quản 22 https://topdalat.vn/
thời gian tiếp theo; phân công nhiệm vụ cho tập thể (tổ, nhóm phối hợp tổ chức), cá nhân có nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức hoạt động ứng với chủđề của tháng. 3.2.5. Biện pháp 4: Chỉđạo tổ chuyên môn, giáo viên đứng lớp hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động GDNGLL;Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý cho giáo viên chủ nhiệm.. - Nội dung: Đầu năm học, trên cơ sở kế hoạch tổ chức hoạt động của tổ chủ nhiệm đã được thông qua cuộc họp quán triệt nhiệm vụ năm học. Hiệu trưởng nhà trường phân công trách nhiệm cho từng khối, nhóm lớp,tổ, nhóm chuyên môn, tuỳ thuộc vào đặc điểm chuyên môn của tổ, nhóm mình mà xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động cho lớp chủ nhiệmsao cho hiệu quả. Kế hoạch hoạt động của lớp, khốiphải thống nhất với kế hoạch tổ chức hoạt động giỏo dục ngoài giờ lên lớpcủa trường. Cụ thể: - Nhóm giáo viên dạy Giáo dục thể chất : phụ trách các hoạt động TDTT - TổNgữ văn: phụ trách các hoạt động văn hoá, văn nghệ; hoạt động của các Câu lạc bộ thơ, trang báo tường và các hoạt động tuyên truyền khác. - Nhóm giáo viên Lịch Sử: phụ trách các hoạt động giáo dục truyền thống, về nguồn, các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn. - Nhóm giáo viên Sinh học: phụ trách các hoạt động giáo dục sức khoẻ, giới tính, phòng chống HIV/AIDS. - Nhóm giáo viên Địa: phụ trách các hoạt động giáo dục môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch... Ngoài ra, các bộ phận khác cũng phải tham gia như bộ phận phụ trách thư viện đảm bảo khâu chuẩn bị tài liệu, các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động; bộ phận bảo vệ nhà trường đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra hoạt động. Nói như vậy có nghĩa là để tổ chức được hoạt động có hiệu quả phải có sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. - Cách thức thực hiện: - Trên cơ sở kế hoạch của tổ chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn và kế hoạch cá nhân, Ban chỉđạo giám sát việc thực hiện tổ chức hoạt động của Tổ chủ nhiệmtheo chủđề, chủđiểm hàng tuần, tháng. - Tiếp thu các ý kiến phản hồi, đóng góp cũng như tư vấn kịp thời kỹ năng tổ chức hoạt động cho tổchủ nhiệm, tổ chuyên môn và cá nhân trong quá trình thực hiện. - Có nhận xét đánh giá việc thực hiện tổ chức hoạt động GDNGLL của tổ chủ nhiệm trong các buổi họp giao ban hàng tuần. - Bồi dưỡng tại trường thông qua hình thức thăm lớp, dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ, tổ chức các hội thảo theo chuyên đề. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuẩn hoá đội ngũ thông qua các hình thức kèm cặp giúp đỡ theo nhóm, tổ chuyên môn hoặc tổ chủ nhiệm. Chú trọng công tác viết sáng kiến kinh nghiệm về đề tài công tác chủ nhiệm lớp. Tổ chức cuộc thi ứng xử sư phạm trong tập thể giáo viên bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao năng lực sư phạm và khả năng giao tiếp với học sinh. Tạo điều 23 https://topdalat.vn/
kiện cho giáo viên tham quan các trường điểm, các trường bạn để học hỏi và rút kinh nghiệm. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệmthông qua hội thảo, tập huấn, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi; nâng cao khả năng tự học, tự bồi dưỡng trong giáo viên, đề ra các chuyên đề bồi dưỡng để giáo viên lựa chọn hoặc cho giáo viên đăng kí những chuyên đề mà họ thấy cần thiết, tập hợp và lập kế hoạch bồi dưỡng. Cần căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá công tác chủ nhiệm của giáo viên để phân loại, lựa chọn nội dung bồi dưỡng, tổ chức các chuyên đề và bố trí giáo viên tham gia các đợt bồi dưỡng theo chuyên đề phù hợp. 3.2.6. Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng xã hội, hỗ trợ hoạt động của Đoàn thanh niên. - Phối hợp với hội phụ huynh học sinh, tuỳ theo tính chất của từng hoạt động mà yêu cầu hội hỗ trợ cả về vật chất lẫn tình thần để tham gia cùng tổ chức các hoạt động GDNGLL cho học sinh. - Phối kết hợp với các đơn vị hành chính trên địa bàn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là các hoạt động diễn ra bên ngoài nhà trường. Các tổ chức đoàn thể trong trường, đứng đầu là giáo viên chủ nhiệm có vai trò tiên quyết trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho Đoàn viên thanh niên trong nhà trường. Tổ chức Đoàn thanh niên, tạo ra sân chơi bổ ích để các Đoàn viên thanh niên thuộc các chi đoàn tham gia. 3.2.7. Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức các hoạt động của tổ chủ nhiệm. Trước hết, các nhà trường nên có biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có. Xây dựng kế hoạch dài hạn về tăng cường cơ sở vật chất bằng nhiều nguồn khác nhau: Kêu gọi các nguồn kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ (từ các doanh nghiệp, cá nhân có tâm huyết với giáo dục của nhà trường). Huy động sựủng hộ của Hội phụ huynh hàng năm hỗ trợ kinh phí, công sức cho việc tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động: Bê tông hoá sân trường; mua sắm dụng cụ thể dục thể thao; sửa sang, xây dựng đểkhuôn viên nhà trường Xanh - Sạch - Đẹp... Nhà trường cũng có kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí tích luỹ hàng năm cho việc tổ chức các hoạt động. Để làm tốt được điều này, cán bộ quản lýmà đứng đầu là Hiệu trưởng phải biết tận dụng sựủng hộ của phụ huynh học sinh, sự nhất trí và tạo điều kiện của các cấp uỷĐảng, chính quyền địa phương, tham mưu cho các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có hoạt động tổ chủ nhiệm. 3.2.8. Biện pháp 7: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở trong từng giai đoạn thực hiện. Việc đánh giá rút kinh ngiệm phải được thực hiện từ cơ sở: Từ lớp học, các bộ phận phụ trách tổ chức; lấy ý kiến của học sinh, giáo viên và bộ phận chỉ đạo để có những điều chỉnh kịp thời. 24 https://topdalat.vn/
Ban chỉđạo xây dựng lực lượng kiểm tra hoạt động của tổ chủ nhiệm, bao gồm: lãnh đạo nhà trường,đại diện các giáo viên chủ nhiệm giỏi, đại diệnĐoàn thanh niên, Công đoàn, tổ chuyên môn. Nhiệm vụ: theo dõi, kiểm tra đánh giá hoạt động của các Chi đoàn; của giáo viên chủ nhiệm, lớp chủ nhiệm. Kết quả đánh giá hoạt động tổ chủ nhiệmlà một tiêu chí thi đua quan trọng của tập thể, cá nhân để xếp loại thi đua cho cả năm học. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp. Mỗi biện pháp có vai trò vị trítrường. Biện pháp thứ nhất Biện pháp 1: Thành lập tổ chủ nhiệmlà tiền đề pháp lý cho công tác chỉ đạo hoạt động của tổ chủ nhiệm.Biện pháp 2:Xây dựng kế hoạch cho hoạt động của tổ chủ nhiệm: tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tổ chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ “thuận buồm xuôi gió”, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với nguyên tắc quản lý. Biện pháp 3: Tuyên truyền, giáo dục cán bộ giáo viên về hoạt độngcủa tổ chủ nhiệm và qui định tiêu chuẩn thi đua đối với việc tham gia tổ chức đổi mới hoạt động của lớp chủ nhiệm;Biện pháp ngày tạo không khí thi đua, ý thức theo dõi, giám sát giữa các thành viên trong Hội đồng giáo dục, giữa các giáo viên chủ nhiệm.Biện pháp thứ 3 là động lực để giáo viên thực hiện tốt biện pháp 4, 5 (Biện pháp 4: Chỉđạo tổ chuyên môn, giáo viên đứng lớp hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động GDNGLL; Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý cho giỏo viờn chủ nhiệm.Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng xã hội, hỗ trợ hoạt động của Đoàn thanh niên.) Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức các hoạt động của tổ chủ nhiệm.Là hình thức hỗ trợ hợp pháp, là đòn bẩy, động viên, khích lệ giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện.Biện pháp 7: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở trong từng giai đoạn thực hiện phản ánh kết quả của 6 biện pháp trên.Biện pháp này có tính “phân loại” giáo viên, kích thích tư duy sáng tạo, danh dự nghề nghiệp của giáo viên (Điều giáo viên trăn trở nhất) đồng thời tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh; không khí thi đua sôi nổi giữa các lớp, các khối lớp và giữa các viên chủ nhiệm. 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của bảy biện pháp trình bày ở trên Các biện pháp trình bày trong SKKN đãđược chúng tôi đưa vào thực tiễn công tác chỉđạo hoạt động của tổ chủ nhiệm. Bảng số Tính cần thiết Rất cần (%) (%) cần(%) 3.2.1. 60,2 35,8 3.2.2 95,7 4,3 3.2.3 72,7 27,3 3.2.4 62,4 37,6 3.2.5 82,5 17,5 3.2.6 54,7 45,3 3.2.7 84,6 15,4 Tính khả thi Khả thi (%) 42,8 44,2 52,7 50,0 36,3 60,6 54,8 Biện pháp Cần Không Rất khả thi(%) 57,2 55,8 47,3 38,6 63,7 31,2 45,2 Không khả thi(%) 0 0 0 12,4 0 8,2 0 4,0 0 0 0 0 0 0 25 https://topdalat.vn/
kh¶ thi cña c¸c biÖn ph¸p qu¶n lý của tổ chủ nhiệmmà chúng tôi đãđề xuất. Như vậy, để quản lý hoạt động của tổ chủ nhiệm, các nhà trường nên sử dụng các biện pháp trên, đồng thời cũng là tư liệu tham khảo cho các địa phương khác có thể nghiện cứu và áp dụng. Kết quả thử nghiệm: Trong năm học 2013-2014, tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, nhà trường đã lựa chọn và công nhận 6 chủ nhiệm giỏi và 6 đơn vị lớp xuất sắc. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh như sau: Qua b¶ng kh¶o s¸t cho thÊy, ®¹i ®a sè ®¸nh gi¸ cao tÝnh cÇn thiÕt vµ tÝnh Về hạnh kiểm Trung bình Tổng học sinh số Năm học Tốt % Khá % % Yếu % 2012-2013 985 541 55,5 332 34,1 92 9,4 10 1,0 2013-2014 997 509 51 374 38 100 10 14 1,0 Kết quả học tập của học sinh như sau: Tổng số học sinh Xếp loại học lực Năm học Trung bình Giỏi % Khá % % Yếu % Kém % 2012-2013 985 50 5,1 452 46,4 402 41,2 71 7,3 2 0,2 2013-2014 997 55 5,5 495 49,6 404 40,5 42 4,2 1 0,1 Về thành tích thi học sinh giỏi năm học 2012-2013: - Năm học 2012-2013 đạt 59 giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tăng 16 giải so với năm học 2011-2012. - Có 3 học sinh đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia: Em Nguyễn Huyền Trang lớp 12A1 đạt giải Ba môn Ngữ Văn, em Nguyễn Thanh Huyền lớp 12A1 đạt giải khuyến khích MTCT môn Toán; em Phạm Hằng Nga học sinh lớp 11A2 nhận bằng danh dự trong kỳ thi IOE. Về thành tích thi học sinh giỏi năm học 2013-2014 Chất lượng học tập năm học 2013 - 2014 được nâng lên rõ rệt so với năm học, số học sinh giỏi, HS tiên tiến tăng, HS yếu giảm. Giữ vững các tiêu chí của trường đạt Chuẩn quốc gia. Học sinh giỏi cấp tỉnh 72 giải, có 02 học sinh đạt giải trong kỳ thi Giải Toán trên Internet cấp Quốc gia. Em Nguyễn Văn Tư Anh lớp 11A1 đạt Huy chương đồng, em Vũ Thị Thìn lớp 11A1 đạt giải khuyến khích. Có 5 sản phẩm Dạy học theo chủ đề tích hợp của giáo viên được lựa chọn tham gia kỳ thi cấp quốc gia. Có 5 sản phẩm Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết Các vấn đề thực tiễn được tham gia kỳ thi cấp quốc gia đang chờ kết quả. 26 https://topdalat.vn/
rõ rệt. 100% giáo viên đã thấy rõ hoạt động củatổ chủ nhiệmcó tác dụng vô cùng to lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Từđó tích cực chủđộng tham gia tổ chức hoạt động theo các chủđề, tích cực đổi mới sinh hoạt lớp, tổ trưởng tổ chủ nhiệm hoặc các ủy viên tổ chủ nhiệm duyệt kịch bản trước khi tổ chức hoạt động, của Bộgiáo dục qui định cũng như kế hoạch tổ chức của nhà trường. - Về hoạt động của tổ chủ nhiệmnăm học 2013-2014 cũng đạt được những kết quả khả quan: 100% các lớp đổi mới nội dung sinh hoạt lớp. Các hoạt động theo chủđề hàng tháng cũng như các hoạt động do nhà trường tổ chức: xây dựng cảnh quan xung quanh lớp học và khuôn viên sân trường; các hoạt động nhân đạo, từ thiện, uống nước nhớ nguồn; tham gia dự thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; viết cam kết loại trừ các tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập vào học đường…được học sinh tích cực hưởng ứng. Năm học 2013-2014 nói riêng và nhiều năm liên tục học sinh của trường THPT số 1 Bảo Yên không có học sinh nghiện và liên quan đến ma túy. Việc tuyên truyền, giáo dục cho CBGV và học sinh nhận thức sâu sắc về vai trò của hoạt động của tổ chủ nhiệm trong nhà trường có một ý nghĩa to lớn góp phần xây dựng “trường học Thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. - Về nhận thức của GV về hoạt động của tổ chủ nhiệmcó sự chuyển biến 27 https://topdalat.vn/
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. Công tác quản lý nói chung, công tác chủ nhiệm lớp nói riêng là một hoạt động nhiều khó khăn và phức tạp. Quản lý học sinh ở độ tuổi đang trưởng thành, nhiều hoài baõ, ước mơ. Ở lứa tuổi này, các em có nhiều khát khao học tập và tìm hiểu, khám phá tri thức nhân loại, những bài học làm người. Muốn khẳng định bản thân, quyết tâm lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng bộc lộ những nét tâm lý khó kiểm soát, các em không thích bị phụ thuộc, muốn thể hiện, dễ bị kích động, dễ thay đổi, hay bị lôi két, kích động… Vì vậy cũng dễ mắc sai lầm, lệch lạc về nhận thức, hành động, kể cả sa ngã. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng, họ là những người định hướng, như “Trái tim Đan Cô”, như ngọn hải đăng giữa biển khơi, như ngọn đuốc trong đêm đen soi đường, chỉ lối, chỉ bảo, uốn nắn, giúp đỡ các em bước qua những khó khăn, thử thách, cạm bẫy của cuộc đời. Muốn phát huy được vai trò đó, giáo viên chủ nhiệm phảicó kiến thức, kĩ năng, nghệ thuật quản lý học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm tốt vừa phải khái quát nhưng cũngphải rất cụ thể trong các biện pháp giáo dục. Bản chất của hoạt động chủ nhiệm là hoạt động tổ chức giáo dục con người. Sự phát triển của tập thể lớp phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm chủ nhiệm vừa là nhà tổ chức, là người chỉ huy, là người cố vấn, có lúc lại hòa nhập với tập thể lớp với tư cách là một thành viên nhưng bất kì lúc nào người giáo viên chủ nhiệm cũng là người định hướng, là thần tượng của học sinh. Hiệu trưởng là nhà quản lý giỏi phải giúp đỡ giáo viên, hướng dẫn, thống nhấtphương pháp công tác chủ nhiệm, tạo điều kiện cần thiết để nâng cao nghiệp vụ và nghệ thuật sư phạm. Hiệutrrưởng cần có quan điểm, nhận thức đúng đắn, biết nhìn xa trông rộng, có kế hoạch làm việc cụ thể, có biện pháp tổ chức và quản lý chỉ đạo khoa học để đạt kết quả tối ưu.Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt được hiệu quả cao với điều kiện họ nhận được sự đánh giá công bằng, nhận được sự quan tâm, giúp đỡ cói trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường, nhất là của Hiệu trưởng. Cán bộ quản lý trường học phải nâng cao nhận thức và hiểu biết về công tác chủ nhiệm. Tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng chủ nhiệm, gần gũi, quan tâm đến công việc của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục làm cho giáo viên có nhân thức đúng đắn về công tác chủ nhiệm lớp. Tổ chức tốt Hội nghị công chức hàng năm, giao chỉ tiêu phấn đấu cho từng lớp và thực hiện ký cam kết giữa giáo viên chủ nhiệm với Hiệu trưởng về từng mặt phấn đấu cụ thể như: chỉ tiêu về mặt đạo đức, học tập, chỉ tiêu về mặt phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu kém,… để từ đó giáo viên có những định hướng và nhận thức rõ về công tác chủ nhiệm. Triển klhai, quán triệt cho giáo viên chủ nhiệmnắm được mục tiêu cấp học, chương trình giảng dạy các môn học, kế hoạch năm học của nhà trường, các văn bản hướng dẫn liên quan đến giáo dục và dạy học, chế độ chính sách đối 28 https://topdalat.vn/
với con thương binh, liệt sỹ, quy chế khen thưởng học sinh, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của giáo viên chủ nhiệm, quản lý nội trú, xây dựng tập thể tự quản ... để từ đó giáo viên thấy rõ được vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình. Tổ chức tốt các cuộc Hội thảo về công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục học sinh nội trú, bán trú, xây dựng nội qui, biện pháptự quản học tập, giáo dục đạo đức ... để giáo viên có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh. Muốn thực hiện tốt chức năng, vai trò lãnh đạo quản lý, vai trò của tổ trưởng tổ chủ nhiệm, trước hết người Hiệu trưởng phải luôn không ngừng tự học, tự nghiên cứu để đổi mới, để tìm ra những biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động của tổ chủ nhiệm hiệu quả hướng tới đạt được mục tiêu giáo dục. 2. Khuyến nghị. Từ thực trạng công tác quản lý giáo dục nói chung, công tác quản lý giáo viên chủ nhiệmở trường THPT số 1 Bảo Yên nói riêng chúng tôi xin đề xuất như sau: 2.1. Đối với hệ thống các trường Đại học Sư phạm: Cần đổi mới, bổ sung nội dung, chương trình đào tạo về công tác chủ nhiệm ở trường phổ thông. Đặc biệt chú ý bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm kỹ năng quản lý, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngời giờ lên lớp, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng quản lý, giáo dục kỷ luật tích cực. 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: - Tiếp tục xây dựngkế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm cho giáo viên. Tổ chức cho chủ nhiệm đi học tập các điển hình chủ nhiệm giỏi ở các địa phương.Tăng cường kiểmtra, đánh giá công chủ nhiệm. Có kế hoạch tổ chức hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh. - Tham mưu cho các cấp có thẩm quyền tăng định mức lao động (5 tiết/tuần) với giáo viên chủ nhiệm ở các trường, các lớp có học sinh bán trú. 2.3. Đối với các trường trung học phổ thông: Tiếp tục đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm.Phát động phong trào thi đua, phấn đấu trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi. Tổ chứccuộc thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp cơ sở.Tạo điều kiện về quỹ thời gian, tăng cường kinh phí cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,hoạtđộng của tổ chủ nhiệm, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh. Bảo Yên, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Người viết sáng kiến kinh nghiệm Ngô Thị Nghi 29 https://topdalat.vn/
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1.]Điều lệ Trường trung học cơsở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). [2.] Nghị Quyết Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 “về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế". [3.] Đề tài vai trò của Giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học (Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận văn, giáo trình tham khảo). [4]. Bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp –Tài liệu tập huấn Giáo viên chủ nhiệm năm 2011-2012 của Sở GD&ĐT Lào Cai [5]. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm lớp (Thư viện giáo án điện tử). [6]. Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT; Sở GD&ĐT Lào Cai 30 https://topdalat.vn/