1 / 19

Tiết 7- Bài 8

Tiết 7- Bài 8. TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC. Nguyễn Thị Nam Anh – GV Vật lý Trường THCS Lê Lợi – TP Vinh – Nghệ An. KIỂM TRA BÀI CŨ. Câu hỏi : + Hãy nêu những kết quả gây bởi tác dụng của lực?

Télécharger la présentation

Tiết 7- Bài 8

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Tiết 7- Bài 8 TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC Nguyễn Thị Nam Anh – GV Vật lý Trường THCS Lê Lợi – TP Vinh – Nghệ An

  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi : + Hãy nêu những kết quả gây bởi tác dụng của lực? Lực tác dụng lên một vật có thể làm vật đó bị biến dạng hoặc bị biến đổi chuyển động hoặc đồng thời cả hai. +Thế nào là hai lực cân bằng? Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật cùng cường độ,cùng phương nhưng ngược chiều.Dưới tác dụng của hai lực cân bằng thì vật sẽ đứng yên.(Nếu ban đầu vật đứng yên) + Hãy nêu 1 ví dụ minh hoạ kết quả của lực tác dụnggây ra làm vật biến đổi chuyển động và làm biến dạng vật? -Một quả bóng đang nằm yên trên sân cỏ bỗng có một học sinh đá vào quả bóng làm quả bóng bị biến dạng, đồng thời quả bóng bị biến đổi chuyển động.

  3. BÀI 8 - TIẾT 7 TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC

  4. Bắc cực Bố ơi!Tại sao những người sống ở Nam cực không bị rơi ra khỏi Trái Đất? Con không biết là trái đất hút tất cả mọi vật, kể cả những vật ở nam cực Nam cực

  5. Tiết 7 – Bài 8:TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I. Trọng lực là gì ?: 1.Thí nghiệm : a. Treo một vật nặng vào đầu một lò xo, đầu kia treo cố định ta thấy lò xo dãn ra ( H 8.1). C1  Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không? Lực đó có phương và chiều như thế nào? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên? Hình 8.1

  6. Tiết 7 – Bài 8:TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I. Trọng lực là gì ?: 1.Thí nghiệm : C1  Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không? Lực đó có phương và chiều như thế nào? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên? C1 Trả lời : Lò xo tác dụng vào quả nặng lực kéo. Lực này có phương thẳng đứng và chiều hướng lên. Quả nặng vẫn đứng yên vì có một lực khác cân bằng với lực kéo của lò xo. Hình 8.1

  7. Tiết 7 – Bài 8:TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I. Trọng lực là gì ?: 1.Thí nghiệm : b. Cầm một viên phấn trên cao rồi đột nhiên buông tay ra. C2:Điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn? Lực này có phương và chiều như thế nào ? Trả lời : - Viên phấn có sự thay đổi chuyển động (rơi xuống) chứng tỏ có lực tác dụng vào nó. - Lực này có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

  8. Tiết 7 – Bài 8:TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC • Trọng lực là gì ?: • 1.Thí nghiệm : - lực hút - Trái Đất - cân bằng - biến đổi C3:Tìm từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong các câu sau : Lò xo dãn ra tác dụng vào quả nặng một lực kéo lên phía trên. Thế mà quả nặng vẫn đứng yên. Vậy phải có một lực nữa đã tác dụng vào quả nặng hướng xuống phía dưới để (1)……………………với lực của lò xo. Lực này do (2)……………………tác dụng lên quả nặng.  Khi vật được buông ra, nó bắt đầu rơi xuống. Chuyển động của nó đã bị (3)………………Vậy phải có một (4)………………vật xuống phía dưới. Lực này do (5)…………………tác dụng lên vật. cân bằng Trái đất biến đổi lực hút Trái đất

  9. Tiết 7– Bài 8:TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I. Trọng lực là gì ?: 1.Thí nghiệm : 2.Kết luận: a) Trái Đất tác dụng một lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực. b) Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật.

  10. Tiết 7 – Bài 8:TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I. TRỌNG LỰC LÀ GÌ ?: II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA TRỌNG LỰC: 1. Phương và chiều của trọng lực: Dây dọi là dụng cụ mà thợ nề (thợ xây) dùng để xác định phương thẳng đứng. Dây dọi gồm một quả nặng treo vào đầu một sợi dây mềm.Phương của dây dọi là phương thẳng đứng.

  11. Tiết 7 – Bài 8:TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I. TRỌNG LỰC LÀ GÌ ?: II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA TRỌNG LỰC: 1. Phương và chiều của trọng lực: C4: Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: a)Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lượng của quả nặng đã(1)…………… với lực kéo của sợi dây. Do đó, phương của trọng lực cũng là phương của (2)……………tức là phương (3)…………......… b) Căn cứ vào 2 thí nghiệm ở hình 8.1 & 8.2 ta có thể kết luận là chiều của trọng lực hướng (4). . . . . . . ..... . . . . . . . . . . - thẳng đứng - từ trên xuống dưới - cân bằng - dây dọi cân bằng dây dọi thẳng đứng từ trên xuống dưới

  12. Tiết 7– Bài 8:TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I. TRỌNG LỰC LÀ GÌ ?: II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA TRỌNG LỰC: 1. Phương và chiều của trọng lực: 2. Kết luận : C5:Tìm từ thích hợp điền vào các chỗ trống trong câu sau : thẳng đứng Trọng lực có phương ( 1 ) . . . . . . . . . . . . và có chiều ( 2 ). . . . . . . . . . . . . . . . . . từ trên xuống dưới

  13. Tiết 7 – Bài 8:TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I. TRỌNG LỰC LÀ GÌ ?: II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA TRỌNG LỰC: III. ĐƠN VỊ LỰC: *Để đo độ mạnh (cường độ) của lực, hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam dùng đơn vị niu-tơn, kí hiệu N Gọi m là khối lượng của vật, P là trọng lượng của vật. Vật có m = 100 g = 0,1kg thì P = 1N Vật có m = 1 kg thì P = 10N Vật có P = 2 N thì m = 200 g = 0,2 kg Như vậy giữa trọng lượng và khối lượng có mối liên hệ: P=10.m (hoặc P=9,8.m)

  14. Tiết 7 – Bài 8:TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC I. TRỌNG LỰC LÀ GÌ ?: II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA TRỌNG LỰC: III. ĐƠN VỊ LỰC: VI.VẬN DỤNG: C6:Treo một dây dọi phía trên mặt nước đứng yên của một chậu nước. Mặt nước là mặt phẳng nằm ngang. Hãy dùng một ê-ke để tìm mối liên hệ giữa phương thẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang. Trả lời : Phương thẳng đứng và mặt phẳng nằm ngang vuông góc nhau .

  15. GHI NHỚ Trọng lực là lực hút của Trái Đất lên vật. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng xuống (hướng về tâm Trái Đất). Trọng lượng là cường độ của trọng lực Đơn vị của lực là niu-tơn (N). Trọng lượng của vật nặng 100g là 1N( P=10.m).

  16. Bài tập bổ sung: • Phát biểu nào sau đây không chính xác: • A.Trọng lực là lực hút của trái đất . • B.Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái đất. • C.Trọng lực của một vật còn gọi là trọng lượng của vật đó và có đơn vị là Niutơn. • D.Trọng lượng của một quả cân 100g là 1N. Sửa lại câu C:Trọng lực tác dụng lên một vật hay còn gọi là trọng lượng của vật đó và có đơn vị là Niutơn.

  17. Có thể em chưa biết: • Trọng lượng của một vật là cường độ của lực hút của trái đất tác dụng lên vật đó.Do đó, trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên Trái đất.Chẳng hạn,khi lên cao thì trọng lượng của vật giảm đi chút ít.Trái lại, khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật,vì khối lượng chỉ lượng chất chứa trong vật. • Thực ra,trọng lượng của quả cân 100g chỉ có 0,98N.Tuy nhiên,nếu không yêu cầu độ chính xác cao,ta có thể lấy tròn trọng lượng của quả cân 100g là 1N. • Khi đổ bộ lên Mặt trăng thì trọng lượng trên mặt trăng của nhà du hành vũ trụ (tức là lực hút của mặt trăng lên người đó)chỉ bằng 1/6 trọng lượng của người đó trên Trái đất ,còn khối lượng của người đó không đổi.

  18. Bài 8 : TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC Con người trong môi trường không trọng lượng

  19. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC I.BÀI VỪA HỌC:  Học thuộc phần ghi nhớ trang 29.sgk.  Làm bài tập 8.1 - 8.4 trang 13.sbt.  Đọc mục “Có thể em chưa biết”. I.BÀI SẮP HỌC: KIỂM TRA 1 TIẾT - Học thuộc phần ghi nhớ từ bài 1 đến bài 8 trong sách giáo khoa. - Trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5 trang 53/sgk

More Related