1 / 29

Hai năm thí điểm Cùng học tin học

Hai năm thí điểm Cùng học tin học. 2005-2006, 2006-2007 Nguyễn Xuân Huy E-mail1: nxhuy564@gmail.com MB: 0903203800. Nội dung báo cáo. 1. Xuất xứ và nội dung ba quyển 2. Các đặc điểm chung 3. Các định hướng của nhóm tác giả 4. Ý kiến của giáo viên và phụ huynh HS về bộ sách

brice
Télécharger la présentation

Hai năm thí điểm Cùng học tin học

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Hai năm thí điểm Cùng học tin học 2005-2006, 2006-2007 Nguyễn Xuân Huy E-mail1: nxhuy564@gmail.com MB: 0903203800

  2. Nội dung báo cáo 1. Xuất xứ và nội dung ba quyển 2. Các đặc điểm chung 3. Các định hướng của nhóm tác giả 4. Ý kiến của giáo viên và phụ huynh HS về bộ sách 5. Kết quả học tập 6. Góp ý chi tiết 7. Kiến nghị 8. Khó khăn 9. Kết luận

  3. Cùng học tin học: Nhóm biên soạn • Bùi Việt Hà • Nguyễn Xuân Huy • Lê Quang Phan • Hoàng Trọng Thái • Bùi Văn Thanh • Vũ Mai Hương • Nguyễn Tích Lăng • Ngô Ánh Tuyết • Nguyễn Thanh Xuân

  4. Những mốc chính... Chương trình 1994 1996 2005 2006 2007 Cùng học Tin học, Q1 Cùng học Tin học, Q3 Tin học Cùng học Tin học, Q2

  5. Mạch kiến thức • Thông tin và máy tính – công cụ xử lý tin • Đa phương tiện: văn bản, hình ảnh, âm thanh • Công cụ trợ giúp học tập: phần mềm dạy học • Giải trí: phần mềm trò chơi (vui mà học, luyện chuột, luyện gõ phím) • Yếu tố thuật toán, kiến thiết, vi thế giới: Logo

  6. Đặc điểm chung • Dựa trên bộ chuẩn kiến thức do Bộ GD&ĐT ban hành năm 2006. • Gồm sách cho học sinh và sách giáo viên. • Có thể áp dụng mềm dẻo tùy theo điều kiện. • Dạy thí điểm 1 năm trước khi in và phát hành đại trà. • Q1 và Q2 đã được in đại trà, Q3 bắt đầu triển khai thí điểm năm học 2007-2008.

  7. Định hướng • Gắn với thực tiễn • Vừa học vừa chơi với máy tính. • Phong cách hiện đại: nhiều tranh ảnh minh họa hấp dẫn • Trình bày rõ ràng, mạch lạc nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Lời văn trong sáng, dí dỏm, cuốn hút. Hình vẽ và màu sắc chọn lọc, các ví dụ khá gần gũi với học sinh tiểu học. • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phương pháp dạy học đổi mới, đánh giá kết qủa đầu ra ngay trong khi truyền đạt kiến thức mới, phát huy tính tích cực chủ động của học sịnh.

  8. Thí điểm 2005-2006, 2006-2007 • 14 tỉnh: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tp HCM, Đồng Nai, Vĩnh Long, Đắc Lắc, Đắc Nông, Quảng Nam. • Tập huấn: năm 2005, 2006, 2007 • Lấy ý kiến của các giáo viên, chuyên gia tin học và sư phạm.

  9. Ý kiến của giáo viên và phụ huynhHS • Có tính sư phạm cao, khoa học, chính xác. Hình thức đẹp, được in màu với nhiều hình ảnh phù hợp với lứa tuổi. Cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng. Nội dung sách nhẹ nhàng, học sinh dễ tiếp thu. Các bài tập trắc nghiệm cùng những phần thực hành hết sức thiết thực giúp học sinh kiểm tra và ghi nhớ kiến thức dễ hơn. Các phần mềm được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi, gây hứng thú cho các em.

  10. Ý kiến của giáo viên và phụ huynh HS(tiếp) • Chương trình học được biên soạn khoa học, quy trình hợp lý, chú trọng nhiều về thực hành, không nặng về lý thuyết nên phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học.

  11. Ý kiến của giáo viên và phụ huynh HS(tiếp) • Câu viết ngắn gọn, nội dung từng mục kiến thức không dài và không khó, tranh ảnh đan xen đẹp và hợp lý, lời văn và cách biểu đạt phù hợp lứa tuổi học sinh Tiểu học.

  12. Ý kiến của giáo viên và phụ huynh HS(tiếp) • Trình bày đẹp, hấp dẫn, vui tươi, phù hợp với lứa tuổi học simh Tiểu học. Bộ sách là món quà quý cho các em học sinh cấp học này.

  13. Ý kiến của giáo viên và phụ huynh HS(tiếp) • Trên thị trường có khá nhiều sách về tin học nhưng còn rất thiếu sách Tin học cho học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu học. “Cùng học tin học” là bộ sách có hình thức và nội dung phù hợp với lứa tuổi này và được các tác giả trình bày khá công phu.

  14. Ý kiến của giáo viên và phụ huynh HS (tiếp) • Sách được thiết kế theo phương pháp dạy học kết hợp giữa chơi và học là rất phù hợp với bậc Tiểu học.

  15. Kết quả học tập Q1 & Q2 (%)

  16. Góp ý chi tiết Q11. Làm quen với máy tính Bài 1. Người bạn mới của em Bài 2. Thông tin xung quanh ta Bài 3. Bàn phím máy tính Bài 4. Chuột máy tính Bài 5. Máy tính trong đời sống Bài đọc thêm. Người máy - Các bài 1, 3, 4, 5 rất phù hợp với nhận thức và hiểu biết của học sinh. Nhìn chung, khi giáo viên hướng dẫn xong thì các em hiểu được. Các em thấy được tầm quan trọng của máy tính giúp con người làm việc rất tốt trong thời đại công nghệ phát triển. - Bài 2 và bài đọc thêm: hầu như chưa được phù hợp lắm với đối tượng học sinh Tiểu học vì khi giáo viên hướng dẫn thì các em lại mơ màng, khó hiểu.

  17. Góp ý chi tiết Q12. Chơi cùng máy tính Bài 1. Trò chơi Block Bài 2. Trò chơi Dot Bài 3. Trò chơi STICK • - Tốt. Cách lựa chọn phần mềm và bố trí nội dung của chương khá phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh Tiểu học, không nhàm chán. • Không có đĩa chương trình kèm theo. • www.tinhocphothong.nxbgd.com.vn/

  18. Góp ý chi tiết Q13. Em tập gõ bàn phím - Chương này rất khó đối với học sinh lớp 3, chỉ có một số em làm tương đối tốt. Giáo viên cố gắng rèn luyện từ từ cho các em gõ đúng cách. Một hạn chế nữa là bản thân các giáo viên cũng chưa có thói quen tập gõ 10 ngón.

  19. Góp ý chi tiết Q1 • 4. Em tập vẽ - Tốt và rất phù hợp với học sinh Tiểu học • 5. Em tập soạn thảo- Tốt và rất phù hợp với học sinh Tiểu học. • Nên hoán đổi trật tự giữa Chương 4 và Chương 5 vì sau khi tập gõ bàn phím nên để các em được học ngay soạn thảo văn bản. • 6. Học cùng máy tính - Tốt và rất phù hợp với học sinh Tiểu học -

  20. Góp ý chi tiết Q2 • 1. Khám phá máy tính - Tiếp tục phát triển những kiến thức đã học ở Quyển 1. Học sinh tiếp thu tốt, không gặp khó khăn gì. • 2. Em tập vẽ - Đây là chương học sinh rất thích thú trong học tập vì các em được ôn lại và được rèn luyện thêm kĩ năng sử dụng các công cụ đồ họa. Các em còn có cơ hội vận dụng được kiến thức của môn kĩ thuật vào các hoạt động sáng tạo trên môi trường đồ họa máy tính. -

  21. Góp ý chi tiết Q2(tiếp) • 3. Em tập gõ 10 ngón - Tiếp tục là một vấn đề khó thực hiện đói với giáo viên và học sinh Tiểu học, mặc dù giáo viên chúng tôi cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón một cách khoa học. Không thể dành nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp. -

  22. Góp ý chi tiết Q2(tiếp) • 4. Chơi và học cùng máy tính - Học sinh được học toán với phầm mềm Cùng học toán 4, tham gia hai trò chơi Khám phá rừng nhiệt đới và Tập thể thao với trò chơi Golf. Nội dung phong phú, gây được hứng thú cho các em, không có khó khăn gì trong truyền đạt kiến thức. • 5. Em tập soạn thảo - Cung cấp và rèn luyện kiến thức, kĩ năng tốt, phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học. -

  23. Góp ý chi tiết Q2(tiếp) • 6. Thế giới LOGO của em - Nội dung chương phong phú và hấp dẫn. Thời lượng 6 tiết là không đủ để các em làm quen với ngôn ngữ lập trình Logo. • 7. Em học nhạc - Có khó khăn trong truyền đạt nội dung chương. Thứ nhất là giáo viên Tin học ở trường Tiểu học đa phần là không chuyên tin, làm theo hợp đồng, lại ít người có kiến thức âm nhạc. Thứ hai là thời lượng 6 tiết thì không đủ để các em tiếp thu kiến thức. -

  24. Kiến nghị • - Đề nghị cung cấp giáo viên Tin học • - Đề nghị cung cấp trang thiết bị Công nghệ thông tin • - Đề nghị cho phép tăng thời lượng 3 tiết / tuần đối với các lớp học bán trú (2 buổi/ngày). • - Đề nghị tăng thời lượng cho các Chương Thế giới Logo của em và Em học Nhạc. • - Đề nghị hàng năm cung cấp phân phối chương trình cụ thể. • - Đề nghị cung cấp các mẫu bài kiểm tra định kì để kiểm tra chất lượng học tập của học sinh và năng lực giảng dạy của giáo viên. • - Đề nghị cung cấp các phần mềm kèm với sách giáo khoa hoặc sách giáo viên. -

  25. Khó khăn • 1. Thiếu hụt đội ngũ giáo viên Tin học về số lượng và chất lượng (mức 10) • 2. Thiếu cơ sở vật chất: phòng học, máy tính, mạng, đường truyền, các phương tiện trình chiếu… (mức 8) • 3. Thiếu kinh phí duy tu, bảo trì. (mức 5) -

  26. Khó khăn (tiếp) • 4. Thiếu phần mềm bản quyền. (mức 5) • 5. Được sự ủng hộ, quan tâm của nhà trường. (mức 3) • 6. Tâm lý phụ huynh (mức 3) -

  27. Kết luận • Bám sát nội dung Chương trình đã phê duyệt • Mạch kiến thức được tổ chức hợp lý, khoa học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học • Nội dung hiện đại, phản ánh được các yêu cầu về trang bị các tri thức cơ bản, bước đầu về công nghệ thông tin cho học sinh tiểu học. Đảm bảo được yêu cầu giảm tải. Lượng tri thức là nhẹ nhàng, căn bản và gây hứng thú cho học sinh • Hình thức đẹp, vui.

  28. Kết luận (tiếp) • Có thể sử dụng đại trà cho chương trình môn Tin học tự chọn trong các trường Tiểu học. • Sách giáo khoa (cho học sinh) và hai tập sách giáo viên tương ứng có thể được sử dụng làm tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tin học cho bậc Tiểu học. • Hàng năm các bộ phận phụ trách chuyên môn cần cung cấp phần mềm, xây dựng phân phối chương trình và chỉ đạo chuyên môn cho việc triển khai được thuận lợi.

  29. Xin chân thành cảm ơn

More Related