1 / 10

BÌNH PHƯỚC

Một số Chùa ở. BÌNH PHƯỚC. Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Hụê. Trụ Trì: Sư Cô Thích Nữ Huệ Bảo Ấp Thạnh Trung Xã Lộc Thạnh Huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước Tel:0651. 547226. Chùa Quang Minh. Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Hụê. CHÙA TỨ PHƯƠNG TĂNG.

cyma
Télécharger la présentation

BÌNH PHƯỚC

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Một số Chùa ở BÌNH PHƯỚC Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Hụê

  2. Trụ Trì: Sư Cô Thích Nữ Huệ Bảo Ấp Thạnh TrungXã Lộc ThạnhHuyện Lộc NinhTỉnh Bình PhướcTel:0651. 547226 Chùa Quang Minh Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Hụê

  3. CHÙA TỨ PHƯƠNG TĂNG Xã Phước An, Ấp Xa Trạch, Huyện Bình Long,Tỉnh Bình PhướcÐT:Trụ trì: Tỳ khưu THIỆN HÒA Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Hụê

  4. Chùa Long Đức Vào Chùa Long đức và Miếu Bà đối diện ngay bên đường Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Hụê

  5. Chùa Pháp Lạc Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Hụê Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Hụê

  6. Một số Chùa ở BÌNH DƯƠNG Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Hụê

  7. Ngày 12 tháng 8 năm 2008 (nhằm ngày 12 tháng 7 âm lịch năm Mậu Tý), tại Tổ đình Chùa Hội Khánh đã tổ chức lễ động thổ xây dựng Trung tâm Văn hoá Phật giáo Bình Dương. Đây là công trình lớn, được hình thành bằng tâm huyết và “trí lực, vật lực, tài lực” của nhiều người. Toàn bộ kiến trúc công trình hài hoà với nghệ thuật kiến trúc cổ của tổng thể tổ đình chùa. Chùa Hội Khánh xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), sự gắn bó giữa đạo Pháp và dân tộc từ khi thành lập cho đến nay đã trải qua 10 vị trụ trì, đạo đức tài năng nổi danh cả Nam Bộ. Chùa Hội Khánh còn là nơi ẩn náu các nhân sĩ, nhà sư yêu nước. Chính vì vậy, năm 1861 chính phủ thực dân Pháp điều động Thiếu tướng Hải quân Pháp Rigault De Genouilly thiêu hủy chùa. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại trên diện tích 1.211 m2 Chùa Hội Khánh Năm 1923 -1926 Hòa thượng Từ Văn , Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụ Tú Cúc qui tụ các nhà nho, nhân sĩ, nhà sư yêu nước cùng thành lập “Hội danh dự” nhằm mục đích cổ vũ cho lối sống đề cao đạo đức, coi trọng danh dự và lòng yêu quý đồng bào, gây được ảnh hưởng đáng kể.           Tuy đã được sửa chữa , trùng tu nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Nét nổi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử- văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích , cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay.  Đặc biệt là tượng Phật Thích ca nhập Niết bàn nằm dài 52m, là một trong những tượng Phật dài nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay. Tượng Đức Phật nằm ẩn hiện trong khu rừng Dầu và Sao gợi cho khách thập phương hình ảnh Phật Thích ca nhập Việt (chết) trong rừng Tala Song Thọ cách đây trên 2500 năm. Nói về công trình, TT Thích Huệ Thông cho biết “Công trình hoàn thành sẽ góp phần làm cho tổng thể không gian Khu di tích văn hoá lịch sử Tổ đình chùa Hội Khánh càng thêm rộng lớn, trang nghiêm và tráng lệ”.

  8. Dấu ấn của tổ Đạo Trung- ThiệnHiếu Vào năm Mậu Tý (1768) đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 29, ở vùng đất Thới Hoà, Bến Cát ( nay thuộc xã Tân Định, Bến Cát, Bình Dương), dân chúng lập am cho Hòa thượng Đạo Trung tu hành sau này lấy tên là chùa Long Hưng . Thiền sư Đạo Trung – Thiện Hiếu là một cao Tăng thuộc thế hệ thứ 38 phái Thiền Lâm Tế truyền theo dòng kệ của Tổ Liễu Quán: Thiệt Tế Đại Đạo. Thiền sư Đạo Trung là đệ tử đắc pháp với Thiền Sư Đại Quang- Chí Thành ( Theo Hòa thượng Mật Thể trong Việt Nam Phật giáo sử lược và Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang cũng như lịch sử Phật Giáo Đàng trong của Hiền Đức, thì Đạo Trung là đệ tử của Đại Cơ- Đức Huân. Nhưng theo bản truyền thừa mà chúng tôi có, thì Đạo Trung là đệ tử của Ngài Đại Quang- Chí Thành. Thiền Sư Đại Quang là người có công xiển dương Phật giáo ở miền Tây). -Từ vân pháp vũ sâm la biến địa giai thành thanh tịnh cảnh-Huệ nhật đàm hoa tự tại gian tranh đổ hỉ hoan tràng Tạm dịch : -Mây lành mưa pháp, phủ khắp ở cõi trần gian, đều trở thành nơi thanh tịnh.-Ngày huệ hoa đàm, tự tại như miền Thiên Trúc, sẽ trông thấy chốn an vui. Long Hưng cổ tự Trong khi Sư ngồi chú nguyện đỉa quay quanh Sư rất nhiều và có một con đỉa thật to màu trắng (có lẽ là đỉa chúa ) bò thẳng lên đầu Sư, nhưng Sư vẫn an nhiên thiền định. Một lát sau, đỉa chúa và các đỉa khác ngã lăn ra chết. Từ đó, vùng này không còn đỉa. Dân chúng dễ dàng cày cấy ruộng đồng, cuộc sống dần sung túc. Sau này, dân chúng gọi sư Đạo Trung là " Tổ Đỉa” ( theo truyền tích dân làng kể lại). Theo lời kể, ngày xưa ở nơi đây vô cùng vắng vẻ, u tịch, trên rừng có thú, dưới bưng thì đỉa vô cùng nhiều, người dân không thể sống được. Một ngày nọ có vị sư đến đây nghe dân làng nói thế nên cảm động dừng chân, cùng với dân làng phát nương làm rẫy, tỉa lúa, Thầy Tổ - vị sư nọ - đã phát tâm nguyện xua đuổi bầy đỉa đói giúp dân có miếng ruộng nương khoai sinh sống mà ngày nay người dân vẫn còn xưng tụng với danh hiệu Tổ Đỉa Thiền sư... Nằm khuất trên một triền đồi thuộc xã Tân Định, huyện Bến Cát, Long Hưng cổ tự đang là điểm đến của các tăng ni, phật tử và người mộ đạo từ các nơi trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu. Long Hưng cổ tự còn gọi là chùa Tổ được lập nên từ năm 1768, cách nay gần 240 năm. Một quãng thời gian khá dài so với cuộc sống con người. Ngài Đạo Trung từ chùa Hội Sơn ở Thủ Đức đi hoằng hóa đạo pháp, Ngài đến khai lập chùa Linh Sơn ở núi Điện Bà ( Tây Ninh ) vào năm 1763 ( theo Việt Nam Phật giáo sử luận). Từ chùa Linh Sơn, Ngài về vùng đất Thới Hòa, Bến Cát. Thấy cảnh thanh tịnh, đồng ruộng thoáng mát nên Sư thường tới dừng chân nghỉ dưới gốc cây Trâm ở ven “ Bưng Đỉa”. Tương truyền vùng bưng này đất đai phì nhiêu nhưng rất nhiều đỉa nên nông dân ở đây không cấy lúa, trồng hoa màu được. Do đó đồng ruộng phải bỏ hoang. Thấy Sư đến, dân làng mến mộ lập am tranh cho Ngài tá túc, đồng thời cũng mong được sự chú nguyện đem đến bình an trong việc cày cấy cho nông dân. Thấy sự vất vả, nghèo nàn của người nông dân vùng này vì bưng ruộng quá nhiều đỉa. Một hôm sư phát tâm xuống giữa đồng bưng ngồi thiền định phát lời nguyện: “ Nếu loài đỉa do nghiệp chướng chưa vãn sanh thì bây giờ sớm giác ngộ vãn sanh và nếu cần, ta nguyện hiến xác thân này cho loài đỉa ở đây và chỉ mong cho dân chúng được bình yên cày cấy …” Trải qua bao cuộc bể dâu và tàn phá của chiến tranh nhưng chùa Tổ còn có tục danh khác nữa là Tổ Đình Bưng Đỉa vẫn trầm ngâm soi cuộc thế gian dưới bóng mát của đức phật. Ngôi chùa tuy mới được trùng tu vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn đó nét hoang sơ thuở nào: Những hàng cây cổ thụ vẫn đang vút cao trên triền đồi, những ngôi mộ của các sư trụ trì viên tịch vẫn còn đó và ngày ngày chúng sinh bái vọng, nguyện cầu cho quốc thái dân an, cho người dân an cư lạc nghiệp. Được biết, xung quanh ngôi chùa này vẫn còn đang lưu truyền sự chở che của đức phật đối với chúng sinh qua các câu chuyện của một số cô bác sống lâu đời ở vùng này

  9. Chùa Bà Trong chùa thờ các vị thần thánh: Thổ công, Môn quan, Thiên Hậu Thánh mẫu, Ngũ hành nương nương (năm vị Thánh mẫu hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), vợ chồng Bổn Đầu Công (một vị tướng Trung Hoa). Chùa Bà có tên chính là Thiên Hậu Cung, là nơi thờ tự và tín ngưỡng của người Hoa ở Việt Nam.Chùa Bà được dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19 bên bờ rạch Hương Chủ Hiếu. Năm 1880, chùa được xây thêm phần nhà hậu ở phía sau. Năm 1925, chùa được dời về vị trí hiện nay. Hàng năm chùa Bà tổ chức lễ vía Bà rất linh đình vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Lễ hội thu hút người hành hương đông đảo vào hàng thứ ba ở Nam Bộ, sau lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang) và lễ hội Bà Đen (Tây Ninh). Chánh Lạc Thịnh - Từ Mẫn Hụê

  10. Mùng 15 là Lễ hội lớn ở chùa Bà thì trước đó, mùng 13 là ngày vía Ông. Hôm nay, trong sân chùa nhộn nhịp khách thập phương đến dâng hương và hưởng lộc. Trước đây chỉ có ngày vía Quan Thánh Y nhà Phật nhằm ngày 23 tháng 6 âm lịch hàng năm. Nay kể cả ngày vía Sanh (13 tháng Giêng âm lịch) và vía tử (13 tháng 5 âm lịch) đều cúng chay tại chùa. Khách thập phương đi chùa Bà thường phải lễ chùa Ông. Chùa Ông cách chùa Bà không xa, khoảng vài trăm mét, nằm trên đường Hùng Vương - Thị xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương. Chùa được xây dựng năm 1868 và có tên là chùa Ông vì thờ Quan Thánh Đế Quân (tức Quan Vân Trường). Dân gian quen gọi chùa Ông (con) Ngựa vì trước chùa có một miễu thờ con ngựa bằng xi măng. Chùa Ông Khi ra về nhất định phải chui qua Ngựa Xích Thố THE END Từ cổng chùa, khách đã được tiếp thị bằng cách tặng cho một tấm hình in ngựa Xích thố nhỏ như name card. Họ nhét vào tay khách và nói là "Lộc của ông, cô bác cho nhiêu thì cho". Không lẽ lại từ chối "Lộc của ông", thế là rút ra vài ngàn đồng trả lễ. Thực ra, chùa Ông không chủ trương bán lộc như thế này mà do người kinh doanh tự phát, tự in và tự bán. Bước vào trong chùa, đi đâu cũng được mời lấy lộc y như thế.

More Related