400 likes | 945 Vues
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN. BÀI BÁO CÁO KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH LUÂN CANH VỚI TRỒNG LÚA. Giáo viên hướng dẫn: Ts. LAM MỸ LAN. Nhóm sinh viên thực hiện: Võ Ngọc Nương 4085558 Nguyễn Thị Huệ 4085534 Giang Thị Lệ Thương 4085578. NỘI DUNG BÁO CÁO. GIỚI THIỆU
E N D
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BÀI BÁO CÁO KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH LUÂN CANH VỚI TRỒNG LÚA Giáo viên hướng dẫn: Ts. LAM MỸ LAN Nhóm sinh viên thực hiện: Võ Ngọc Nương 4085558 Nguyễn Thị Huệ 4085534 Giang Thị Lệ Thương 4085578
NỘI DUNG BÁO CÁO • GIỚI THIỆU • KỸ THUẬT NUÔI TÔM CÀNG XANH (TCX)
Giới Thiệu Tôm càng xanh Macrobrachium rosenberii phân bố tự nhiên ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương như: - Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh, - Thái Lan, Malaysia, Myanmar, - Philippines, Campuchia, Indonesia, - Bắc Úc và Việt Nam.
Giới Thiệu (tt) Ở nước ta, nghề nuôi tôm càng xanh đã có và phát triển từ lâu tại các tỉnh miền đồng bằng Nam bộ, nơi có điều kiện khí hậu phù hợp và có tôm càng xanh phân bố tự nhiên. Tôm càng xanh là loài tôm nước ngọt cỡ lớn, có tốc độ sinh trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cao.
Kỹ thuật nuôi tôm trong ruộng lúa • Thiết kế công trình • Chuẩn bị ruộng nuôi tôm • Mô hình nuôi • Cách vận chuyển và thả con giống • Thức ăn (TĂ) • Cách cho ăn • Theo dõi môi trường ao nuôi • Một số bệnh thường gặp • Thu hoạch.
Thiết kế công trình Ruộng lúa có thể nuôi tôm càng xanh phải đáp ứng các yêu cầu sau: • Cơ cấu chất đất phải giữ được nước. • Gần nguồn nước ngọt tốt để có thể cấp tiêu nước dễ dàng. Tốt nhất là có thể trao đổi nước theo thủy triều.
Thiết kế công trình (tt) • Đất không bị nhiễm phèn, độ pH của nước từ 6,5 trở lên. • Không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp và nước bẩn. • Tiện đi lại và chăm sóc quản lý.
Thiết kế công trình (tt) Diện tích từ 0,5 – 5,0 ha tùy theo từng điều kiện cụ thể: • Ruộng nuôi phải có đê bao giữ được mức nước tối thiểu trên mặt ruộng là 0,6 m. • Mặt bờ đê rộng 1,2 – 1,5 m, chân bờ rộng 3,0 – 4,0 m, cao 1,2 m. Vào mùa lũ nên chắn lưới quanh bờ để ngăn không cho tôm ra ngoài khi mức nước cao hơn bờ đê.
Thiết kế công trình (tt) • Ruộng phải có mương bao rộng 3,0 – 4,0 m, sâu 0,8 – 1 m so với mặt ruộng. Mặt đáy của mương bao có độ nghiêng về phía cống thoát nước. • Diện tích mương bao chiếm khoảng 20 – 25% tổng diện tích ruộng. • Ruộng nuôi nên thiết kế cống cấp và thoát riêng.
Chuẩn bị ruộng nuôi tôm • Dọn sạch rơm rạ, cỏ trên ruộng lúa; • Vét lớp bùn đáy ở mương bao, cho nước vào ngập ruộng ngâm vài ngày rồi xả bỏ. • Những ruộng có hệ thống mương bao mới đào thì cần lấy nước vào ngâm vài lần để rửa phèn. • Bón vôi: vôi nung (CaO) 10 – 15 kg/100m2.
Chuẩn bị ruộng nuôi tôm (tt) • Phơi mặt ruộng và đáy mương bao khoảng 2 – 3 ngày. • Cấp nước vào ruộng nuôi tôm phải qua lưới lộc (lưới cước a = 1 mm) để ngăn chặn địch hại và tép cá tạp vào làm giảm sản lượng nuôi và cạnh tranh thức ăn. • Bón phân DAP từ 100 – 150 g/100 m2 để gây màu nước.
Chuẩn bị ruộng nuôi tôm (tt) Xung quanh mương bao ruộng có thể để chà khoảng 4 – 5 m cắm một bó. Chà nên buộc lại thành bó cắm một góc nghiêng 45o so với mặt đất. Chà thường là những bó tre hay các nhánh cây khác. Không nên dùng chà của những cây có chứa tinh dầu như: cam, quýt, bưởi.
Mô hình nuôi tôm càng xanh ở ruộng lúa -Mô hình một vụ lúa và một vụ tôm: +Ruộng chỉ canh tác vụ lúa Đông –Xuân. +Sau khi thu hoạch lúa, tiến hành thả tôm Post (cỡ 1,1 -1,2 cm). +Thời điểm thả giống từ tháng 3 – 4 +Mật độ thả 3 – 5 con/m2. +Thời gian nuôi: 7 – 8 tháng. +Tỷ lệ sống: 30 – 40%. +Trọng lượng bình quân lúc thu hoạch là 50 g/con.
Mô hình nuôi tôm càng xanh ở ruộng lúa (tt) -Mô hình hai vụ lúa và một vụ tôm: +Thời gian nuôi ngắn, khoảng 4,5 – 5,0 tháng. +Yêu cầu thả giống lớn (cỡ 3,0 – 5,0 g/con) +Mật độ thả: 2- 4 con/m2. +Tỷ lệ sống 40 – 60%. +Trọng lượng bình quân khi thu hoạch 50 g/con.
Sơ đồ: Lịch thời vụ sản xuất lúa và nuôi tôm luân canh
Cách vận chuyển và thả con giống TCX giai đoạn Post được chuyên chở trong bao nilon có bơm oxy. -Kích thước bao 5x10 dm. -Lượng nước từ 3 – 5 lít. -Mỗi bao chứa 2000 – 2.500 con Post. -Thả tôm lúc sáng sớm hay chiều mát. -Ngâm bao tôm trong nước ao từ 20 – 30 phút trước khi thả. -Thả nhiều nơi, cách bờ khoảng 2m.
Thức ăn (TĂ) • TĂ tự nhiên: Giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của các đối tượng thủy sản nuôi. • TĂ tươi: Dễ làm chất lượng nước xấu đi nhanh chóng. Hệ số tiêu hóa TĂ cao. • TĂ viên (công nghiệp), TĂ chế biến: Chất lượng TĂ được đảm bảo. Thời gian bảo quản lâu. Ít ảnh hưởng đến chất lượng nước hệ thống nuôi.
Cách cho ăn Tôm còn nhỏ: TĂ có chất lượng dinh dưỡng cao. Nên dùng TĂ viên (đạm từ 35 – 40%) được rải đều khắp ao. Cho ăn 3 – 4 lần/ngày. Tôm đạt kích cỡ 10 g/con, dùng TĂ viên kết hợp luân phiên với TĂ tươi sống (phải được rữa kỹ, đặt trong sàn ăn). Cho ăn 2- 3 lần/ngày.
Theo dõi môi trường ao nuôi -Nhiệt độ: 21oc – 36oc -pH: 7 – 8,5. -Oxy: >40mg/L -Địch hại: Bờ bao cần có lưới chắn. Nước trước khi vào hệ thống ương nuôi phải qua lọc. -Cá tạp: Cần diệt, bắt cá tạp thường xuyên.
Thu hoạch Có thể tiến hành thu tỉa những con lớn, con cái và con chậm phát triển để bán trước khi thu hoạch hai tháng. Nếu thả giống vào vụ Đông – Xuân thì thu những con lớn. Những tôm nhỏ để lại nuôi tiếp.
Một số bệnh thường gặp Bệnh đóng rong • Dấu hiệu: Tiêm mao trùng phủ thành một lớp trên bề mặt mang, mắt, phụ bộ và lớp vỏ ngoài của tôm, còn các sợi tảo bám khắp trên mình tôm. • Tác hại: Tôm khó di chuyển, chậm lớn, khó khăn trong hô hấp, lột xác, tôm dễ chết khi hàm lượng oxy thấp. • Cách phòng: Dùng sunphat đồng
Một số bệnh thường gặp (tt) Bệnh đen mang • Dấu hiệu: Do tập trung nhiều sắc tố đen trên bề mặt của mang làm mang có màu đen. • Tác hại: Ở tôm trưởng thành. Bệnh ít lây lan, khi tôm lột xác có thể loại bỏ những vết đen. • Chữa trị: Giữ nước trong ao nuôi tôm trong sạch. Khi tôm bệnh, chỉ cần thay nước mới để tôm lột xác là hết bệnh.
Một số bệnh thường gặp (tt) Bệnh đốm nâu • Dấu hiệu: kém ăn, trên thân xuất hiện những đốm, lúc đầu có màu nâu, sau chuyển dần sang màu đen. • Tác nhân gây bệnh: Là vi khuẩn • Phòng bệnh: Giữ môi trường ao nuôi luôn sạch. Nước lấy vào ao nuôi phải qua hệ thống lắng lọc. • Chữa bệnh: Dùng Tetracylin 100mg trộn với thức ăn tinh
Một số bệnh thường gặp (tt) Bệnh đục thân • Dấu hiệu: Một vùng của cơ bị mờ đục, sau đó vết mờ lan dần ra. • Nguyên nhân: Do vận chuyển hay do va chạm cơ học gây nên. • Tác hại: Thường ở tôm trưởng thành. Bệnh không lây, nhưng cũng làm tôm chết. • Phòng bệnh: Hạn chế các nguồn gây sốc (nhiệt độ, oxy…). Ngăn ngừa các biến đổi đột ngột của môi trường.
Kết luận Tóm lại, tôm càng xanh là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời nuôi tôm càng xanh luân canh ruộng lúa không những làm tăng năng suất mà còn tận dụng được tối đa khả năng sản xuất của vùng đất. Từ đó góp phần làm tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nông hộ.
Tài liệu tham khảo • Dương Nhựt Long, Lam Mỹ Lan, 2004. Giáo trình hệ thống nuôi thủy sản nước ngọt. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. • Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long, 2010. Giáo trình nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. • Phạm Văn Trang, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Diệu Phương, 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài tôm phổ biến ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.