230 likes | 426 Vues
Tuần 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH. Một số chủ đề nghiên cứu trong kế toán. Nhân tố nào ảnh hưởng tới việc áp dụng tiêu chuẩn kế toán quốc tế (so sánh loại hình DN? Ngành?) Tác động của việc áp dụng hệ thống kế toán A tới hiệu quả quản lý
E N D
Một số chủ đề nghiên cứu trong kế toán • Nhân tố nào ảnh hưởng tới việc áp dụng tiêu chuẩn kế toán quốc tế (so sánh loại hình DN? Ngành?) • Tác động của việc áp dụng hệ thống kế toán A tới hiệu quả quản lý • Nhận thức và việc sử dụng các báo cáo tài chính ở doanh nghiệp nhỏ? • Cơ cấu sở hữu và nhu cầu về chất lượng kiểm toán ở các công ty cổ phần hoá? (sở hữu NN và nước ngoài?) • Tác động của việc có nhà đầu tư nước ngoài đối với chất lượng thông tin kế toán của doanh nghiệp? • Sự phù hợp của Tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đối với Việt Nam? • Nhân tố ảnh hưởng tới tính độc lập của kiểm toán viên?
Định tính và cảm tính • Nghiên cứu định tính khác xa “cảm tính”: • Nghiên cứu định tính dựa trên các dữ liệu định tính được thu thập và phân tích một cách có hệ thống và chặt chẽ • Nghiên cứu cảm tính dựa trên các loại dữ liệu khác nhau (hoặc không có dữ liệu nào cả) nhưng khôngđược thu thập và phân tích một cách có hệ thống và chặt chẽ • Nghiên cứu định tính vẫn có “cảm tính” – song nhà nghiên cứu luôn chủ động tìm cách hạn chế mức độ “cảm tính” đó
Khi nào nghiên cứu định tính • Nghiên cứu định tính: • Giúp xây dựng mô hình • Giúp kiểm tra ban đầu tính phù hợp của mô hình trong khung cảnh mới • Các lý thuyết hiện tại đã cho phép xây dựng mô hình một cách cụ thể chưa? • Nếu thiếu yếu tố 2 (nhân tố tác động) và/hoặc yếu tố 3 (mối quan hệ) thì về cơ bản nên sử dụng nghiên cứu định tính • Nếu không thể có dữ liệu định lượng phù hợp
Mục tiêu nghiên cứu định tính • Thường là nghiên cứu khai phá: • Xây dựng mô hình mới (phát hiện biến mới/ các mối quan hệ mới) • Giải thích quá trình phát triển của hiện tượng (liên quan tới thời gian – các giai đoạn phát triển) • Là công đoạn đầu hoặc cuối của nghiên cứu định lượng nhằm cung cấp dữ liệu “sống động” về hiện tượng – giúp giải thích kết quả
Các chú ý khi thiết kế và thực hiện nghiên cứu định tính • “Định kiến” và giả định của nhà nghiên cứu • “Định kiến” và giả định của những đối tượng tham gia (ví dụ: người được phỏng vấn) • Vừa đảm bảo độ “mở” trong việc khai phá ý tưởng – vừa đảm bảo độ chặt chẽ trong quy trình thực hiện • Mẫu nhỏ - tính “đại diện” không quan trọng bằng tính “khai phá”
Bản chất của nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính không phải: • ... chỉ mô tả, kể chuyện, tóm tắt ... vì như thế sẽ giống với "chuyện quê tôi" • ... khẳng định hoặc "kiểm định" vì thường có mẫu nhỏ và dữ liệu "mềm" • ... chỉ đưa ra các nhận định cá nhân, vì như vậy không gọi là nghiên cứu
Bản chất của nghiên cứu định tính • Nghiên cứu định tính là quá trình "trừu tượng hóa", lý thuyết hóa từ các dữ liệu lẻ tẻ, riêng rẽ. Cụ thể là tìm ra quy luật, xây dựng mô hình từ dữ liệu • Quá trình này bao gồm các bước sau: • Công đoạn 1: Từ các dữ liệu lẻ tẻ, rút ra các vấn đề ở từng "đoạn dữ liệu" • Công đoạn 2: Từ danh sách dài các vấn đề ở công đoạn 1, phân nhóm các vấn đề này và đặt tên cho các nhóm. Việc phân nhóm được tiến hành nhiều vòng, bao giờ các nhóm có sự tách bạch về bản chất - và chung cho nhiều khung cảnh nghiên cứu (chứ không giới hạn ở khung cảnh vừa nghiên cứu) • Công đoạn 3: Tìm mối quan hệ giữa các nhóm ở công đoạn 2 (manh nha của mô hình/ quy luật) • Công đoạn 4: Áp mối quan hệ ở công đoạn 3 vào các tình huống/ phỏng vấn cụ thể xem mức độ phù hợp đến đâu. Bao giờ thấy mức độ phù hợp cao => có thể coi là kết quả nghiên cứu • Công đoạn 5: So sánh kết quả nghiên cứu với tri thức cũ
Hai phương pháp nghiên cứu định tính điển hình • Phỏng vấn • Nghiên cứu tình huống
Phương pháp phỏng vấn (1) • Phỏng vấn sâu được sử dụng khi “ý kiến”, “đánh giá”, v.v. của những người được phỏng vấn là dữ liệu quan trọng • Các chú ý khi phỏng vấn: • Có định hướng câu hỏi trước (dựa vào mô hình), nhưng luôn mở khi hỏi • Ghi chép đầy đủ lời người được PV – chuyển vào máy tính trong vòng 24 giờ • PV các đối tượng liên quan có quan điểm/ góc nhìn khác nhau – thậm chí đối lập
Phương pháp phỏng vấn (2) • Các chú ý khi phân tích: • Các nhận định, kết luận sơ bộ của nhà nghiên cứu nên ghi sang một bên để tiếp tục kiểm tra • Dữ liệu PV nên được đọc kỹ, sau đó xác định những vấn đề (nhóm nhân tố) nổi bật • Sau đó, chuyển các dữ liệu PV theo các nhóm nhân tố (có thể dùng Excell và sort) • So sánh xem có gì mới – trong từng nhóm nhân tố, tiếp tục phân loại chia nhóm và so sánh • Quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi nhà nghiên cứu thấy không thể làm hơn được nữa • Những kết luận từ quá trình này có thể khác nhiều so với nhận định ban đầu của nhà nghiên cứu
Phương pháp tình huống (1) • Nghiên cứu các tình huống điển hình để tìm quy luật mới • Mẫu và dữ liệu: • Nên có tiêu chí chọn tình huống (dựa theo lý thuyết) • Chọn các tình huống “đặc biệt” – nằm ở các thái cực của tiêu chí • Nếu là 1 tình huống – phải rất thú vị. Nếu không nên có so sánh giữa các tình huống • Dữ liệu nên tổng hợp sâu cho từng tình huống (cả số liệu và nhận định định tính)
Phương pháp tình huống (2) • Phân tích: • Nên có tiêu chí chọn tình huống (dựa theo lý thuyết) • Chọn các tình huống “đặc biệt” – nằm ở các thái cực của tiêu chí • Nếu là 1 tình huống – phải rất thú vị. Nếu không, nên có so sánh giữa các tình huống • Dựa vào dữ liệu, viết mô tả hiện tượng cho từng tình huống • Sau đó so sánh giữa các tình huống – tìm nguyên nhân giống và khác nhau
Phương pháp tình huống (3) • Nghiên cứu tình huống cho phép phân tích sâu về một vài tổ chức. Nó cung cấp câu chuyện và ý tưởng, và xu hướng mà các dữ liệu tổng hợp không có • Mọi văn bản, phỏng vấn, dữ liệu đều quan trọng • Ý tưởng và khung lý thuyết nổi lên từ dữ liệu. Ý tưởng lẻ tẻ cần được chuyển hóa thành "các loại" và các mối quan hệ... • Các ý tưởng cần thú vị: đánh vào giả định hiện có của mọi người
Bài tập • Anh/chị hãy đọc bản ghi chép phỏng vấn và xác định các vấn đề mới nổi (tuân thủ bước 1 và bước 2 trong phân tích)
Câu hỏi thảo luận Anh/chị đọc từ trang 1-4 và xác định: • Câu hỏi nghiên cứu là gì? • Phương pháp nghiên cứu: • Vì sao sử dụng phương pháp nghiên cứu đó? • Dữ liệu được sử dụng là gì? Thu thập bằng cách nào? • Dữ liệu được tổ chức và phân tích như thế nào? • Các tác giả đã làm gì để hạn chế tính CHỦ QUAN trong quá trình nghiên cứu?
VÍ DỤ: THAY ĐỔI Ở CÁC DNNN • Mục tiêu nghiên cứu: • Nghiên cứu ảnh hưởng của triết lý lãnh đạo tới quá trình thay đổi ở các doanh nghiệp nhà nước • Phương pháp nghiên cứu: • Tình huống: Phỏng vấn Giám đốc, lãnh đạo quan trọng, một số nhân viên và khách hàng • Mẫu: • 5 công ty có dự án thay đổi thành công (TQM, ISO9002, Cổ phần hóa) • 1 công ty “thành công dưới mong đợi” (ISO) • 1 công ty thất bại
MÔ HÌNH LÝ THUYẾT Ảnh hưởng của chính phủ • Triết lý lãnh đạo • Động lực thay đổi • Phong cách quản lý • Trọng tâm nguồn lực Kết quả (Thay đổi thành công) Ảnh hưởng của thị trường
KẾT QUẢ - ĐỘNG LỰC THAY ĐỔI Doanh nghiệp có mối quan hệ với đối tác nước ngoài và tư nhân mạnh hơn thì quyết tâm thay đổi lớn hơn (nhân tố kéo) Doanh nghiệp có mối quan hệ với chính phủ yếu hơn thì quyết tâm thay đổi lớn hơn (nhân tố đẩy) “Tôi tình nguyện cổ phần hóa công ty. Chúng tôi có thể mất một số đặc quyền từ nhà nước, nhưng … chúng tôi tự chủ hơn và linh hoạt hơn khi lập chiến lược và chính sách.” “Nếu chúng tôi không cải thiện chất lượng và năng suất, và nếu không đảm bảo an toàn thực phẩm, chúng tôi sẽ mất thị trường. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm đưa ISO vào.” “Chính quyền thành phố phải ủng hộ chúng tôi vì ý tưởng đưa ISO vào là do họ gợi ý.”
NGUỒN GỐC QUYỀN LỰC CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO Mối quan hệ với chính phủ (so với các bên liên quan khác) càng quan trọng bao nhiêu đối với cá nhân lãnh đạo công ty thì càng ít khả năng vị lãnh đạo đó đề xuât và quyết tâm thay đổi “Khi ngân hàng tin bạn, bạn có thể vay vốn. Vì vậy, khi tôi nói là chúgn tôi có thể tìm được nguồn lực để áp dụng ISO 9002, nhân viên họ tin tôi ngay.” “Chính sách lương của chính phủ quá lạc hậu.. … Người giỏi hoặc bỏ đi hoặc không có động lực làm việc.”
QUAN ĐIỂM VỀ NGUỒN LỰC Doanh nghiệp càng chú trọng tới nguồn lực được thừa hưởng từ chính phủ thì càng ít thay đổi. Doanh nghiệp càng chú trọng tới nguồn lực do mình phát triển càng quyết tâm thay đổi. “Tôi luôn luôn nói với nhân viên là họ phải học những gì cần thiết cho công việc của họ.” “Chúng tôi chỉ gửi người đi tập huấn khi có nguồn ngân sách hoặc dự án.” Doanh nghiệp chú trọng tới nguồn lực hữu hình ít thay đổi. Doanh nghiệp chú trọng tới nguồn lực vô hình quyết tâm thay đổi lớn hơn. “Tôi không quan tâm tới bằng cấp của họ. Nếu họ không làm được việc là không ổn.” “Chúng tôi phải bảo vệ tài sản đó của nhà nước (khu đất lớn, để không)!”
TÓM TẮT KẾT QUẢ • Lãnh đạo “gắn với” thị trường: • Mở với cách suy nghĩ và quan điểm mới • Tiếp xúc nhiều hơn với đối tác kinh doanh • Thừa hưởng ít hơn nguồn lực từ chính phủ • Lãnh đạo “gắn với” chính phủ: • Coi các dự án/ chương trình thay đổi chỉ là một nhiệm vụ khác của chính phủ giao cho