1 / 16

Giới thiệu về Đánh giá Chương trình

Giới thiệu về Đánh giá Chương trình. Frances Stillman, EdD Viện Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg. Mục tiêu. Các nội dung đánh giá chương trình Các loại hình đánh giá

Télécharger la présentation

Giới thiệu về Đánh giá Chương trình

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Giới thiệu về Đánh giá Chương trình Frances Stillman, EdD Viện Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg

  2. Mục tiêu • Các nội dung đánh giá chương trình • Các loại hình đánh giá • Mô hình để lập kế hoạch và thực hiện việc đánh giá chương trình

  3. Phần A Giới thiệu về Đánh giá Chương trình

  4. Định nghĩa về Đánh giá • “Đánh giá là việc thu thập và thẩm định thông tin một cách có hệ thống để cung cấp phản hồi hữu ích về một vài đối tượng”* • Các nội dung quan trọng của việc đánh giá • Một quy trình có hệ thống • Thu thập và sàng lọc dữ liệu • Đưa ra nhận xét về tính hợp lệ của thông tin • Dùng thông tin để ra quyết định *Nguồn: Trochim, W. (1999).

  5. Nghiên cứu so với Đánh giá • Đánh giá là một lĩnh vực mang tính phương pháp luận, có liên quan chặt chẽ đến, nhưng có thể phân biệt với nghiên cứu xã hội truyền thống hơn • Việc đánh giá sử dụng rất nhiều phương pháp luận giống như được sử dụng trong nghiên cứu xã hội truyền thống • Nhưng vì việc đánh giá diễn ra trong bối cảnh tổ chức và xã hội, nó đòi hỏi: • Sự nhạy cảm đối với nhiều bên liên quan • Sự linh hoạt chính sách • Khả năng quản lý • Kỹ năng nhóm • Các kỹ năng khác mà nhìn chung việc nghiên cứu xã hội không dựa vào nhiều lắm

  6. Nghiên cứu so với Đánh giá “Nghiên cứu là tìm cách để chứng minh,đánh giá là tìm cách để cải thiện . . .”— M.Q. Patton

  7. Giám sát và Theo dõi so với Đánh giá Chương trình • Giám sát: dõi theo dịch bệnh hoặc các hành vi nguy cơ • Theo dõi: dõi theo những thay đổi của kết quả chương trình theo thời gian • Đánh giá: tìm cách để hiểu được cụ thể tại sao những thay đổi này diễn ra

  8. Tại sao cần Đánh giá Chương trình của Quý vị? • Theo dõi tiến độ hướng đến mục tiêu • Chứng minh hiệu quả của chương trình hoặc hoạt động • Xác định xem các nội dung của chương trình có đang mang lại hiệu quả như dự kiến hay không • Giải trình cho nhu cầu về kinh phí và hỗ trợ • Tìm hiểu cách để cải tiến chương trình • Hãy nhớ rằng, mục tiêu của đánh giá là để cải thiện chương trình • Việc đánh giá chỉ có ích khi các kết quả được sử dụng để tạo ra sự khác biệt!

  9. Bốn Tiêu chuẩn • Tính thiết thực: ai cần những thông tin đó; họ cần những thông tin gì? • Tính khả thi: chúng ta có thể dành bao nhiêu tiền bạc, thời gian và công sức cho việc này? • Tính thích đáng: cần thực hiện những bước nào để việc đánh giá trở nên hợp đạo lý? • Tính chính xác: thiết kế nào sẽ dẫn đến thông tin chính xác?

  10. Khi nào thì Thực hiện Đánh giá? • Giai đoạn phát triển của dự án sẽ ảnh hưởng tới lý do cần đánh giá chương trình

  11. Các dạng Đánh giá • Hình thành • Củng cố hoặc cải thiện chương trình đang được đánh giá • Tổng kết • Xác định xem có đạt được những kỳ vọng của chương trình hay không và đánh giá hiệu quả của chương trình

  12. Ví dụ về Nghiên cứu Hình thành • Đánh giá nhu cầu • Thẩm định khả năng đánh giá • Xây dựng khung lý luận • Đánh giá thực thi • Đánh giá quy trình

  13. Các dạng Câu hỏi: Đánh giá Hình thành • Định nghĩa và phạm vi của vấn đề hoặc sự việc là gì? • Hoặc là, Câu hỏi được đặt ra là gì? • Vấn đề nằm ở đâu; vấn đề đó lớn hoặc nghiêm trọng đến mức nào? • Chương trình cần được thực hiện như thế nào để đề cập đến vấn đề này? • Chương trình được thực hiện tốt đến mức nào?

  14. Ví dụ về Nghiên cứu Tổng kết • Đánh giá kết quả • Đánh giá tác động • Phân tích hiệu quả về mặt chi phí và phân tích chi phí-lợi ích • Phân tích dữ liệu thứ cấp • Siêu phân tích

  15. Các dạng Câu hỏi: Đánh giá Tổng kết • Dạng đánh giá nào là khả thi? • Hiệu quả của chương trình của là như thế nào? • Tác động ròng của chương trình là như thế nào?

  16. Các phương pháp Thu thập Thông tin • Bảng câu hỏi, khảo sát, bảng kiểm • Phỏng vấn • Tài liệu • Quan sát • Nghiên cứu tình huống

More Related