610 likes | 975 Vues
VIỆT NAM (8) Tiền Tệ Thời Pháp Thuộc. Nguồn: Internet Nhạc: Amor de Guitarra - Passion of The Spanish Guitar. Soạn thảo & Thực hiện PPS: Trần Lê Túy-Ph ượ ng. Click chuột.
E N D
VIỆT NAM (8) Tiền Tệ Thời Pháp Thuộc Nguồn: Internet Nhạc: Amor de Guitarra - Passion of The Spanish Guitar Soạn thảo & Thực hiện PPS: Trần Lê Túy-Phượng Click chuột
Đồng Đông Dương(tiếng Pháp: piastre) là đơn vị đếm cơ bản của đơn vị tiền tệ mà người Pháp phát hành và cho lưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954. Tiền Đông Dương được chia thành các đơn vị piastre, cent /centime và sapèque. Một piastre bằng 100 cent. Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo triều đại. Mặt trước của các tờ tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặt sau ghi bằng chữ Hán, chữ quốc ngữ, chữ Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp. Piastre phiên dịch sang chữ Hán thành 元 (nguyên); thông dụng gọi là đồng, hoặc đồng bạc hay thậm chí ngắn gọn là bạc (khi tiền Đông Dương còn theo chế độ bản vị bạc cho đến trước tháng 5/1930), hoặc đồng vàng (khi tiền Đông Dương theo chế độ bản vị vàng từ tháng 5/1930). Cent tức sou khi phiên âm sang chữ quốc ngữ thành xu. Người Việt Nam còn có thói quen gọi các tiền mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc (gọi chệch từ âm giác của chữ Hán 角). Về sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ quốc ngữ là hào và bằng chữ Hán là 毛. Sapèque tục gọi là đồng kẽm hay đồng điếu là đơn vị có giá trị nhỏ nhất. Đồng bạc Đông Dương được phát hành để ổn định tình hình tiền tệ tại các xứ thuộc địa của Pháp. Ban đầu đồng Đông Dương mang giá trị tương đương với đồng peso của Mexico, thường gọi là đồng hoa xòe, đồng con cò hay đồng con ó khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực. Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm (tức đồng điếu), bằng giá với một quan tiền cổ truyền. Về tiền giấy thì tờ giấy bạc Đông Dương được lưu hành đầu tiên ở Nam kỳ. Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ra ngày 5 tháng 7 năm 1881 đã quy định đồng bạc Đông Dương là đơn vị dùng trông việc giữ sổ sách cùng soạn ngân sách, và kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị này. Sau khi Pháp tiếp tục gây hấn ở Đông Dương và triều đình nhà Nguyễn phải chấp nhận Hòa Ước năm Quý Mùi (ngày 25 tháng 8 năm 1883) thì một đồng bạc Đông Dương được quyền lưu hành tự do ở cả hai xứ Trung kỳ và Bắc kỳ. Vì vậy vào cuối thế kỷ 20 ở Việt Nam, trên toàn quốc có ba loại tiền cùng lưu hành một lúc: tiền Việt Nam (tiền, quan tiền - tiền đồng, tiền kẽm), peso Mexico, và đồng bạc Đông Dương. Dần dà những thể tiền cũ bị loại bỏ và riêng đồng Đông Dương chiếm vị thế duy nhất kể từ năm 1906 khi có lệnh hủy bỏ giá trị lưu hành pháp lý của đồng peso Mexico.
Theo nghị định ngày 21 Tháng Giêng, 1875 thì Ngân hàng Đông Dương cho lưu hành những tờ giấy bạc đầu tiên với ba mệnh giá: $5, $20, và $100. Loại này mặt trước ghi bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh. Mặt sau ghi chữ Nho: Đông Phương Hối Lý Ngân Hàng (東方滙理銀行). Kỳ thứ nhì năm 1893-6thêm tờ $1; kỳ thứ ba 1903-7 thì bỏ phần tiếng Anh nhưng ghi thêm xuất xứ: Cao Miên (高綿), Lục Tỉnh (六省) cho khu vực miền nam và Đông Kinh (東京), An Nam (安南) cho khu vực miền bắc vì lúc đó đã hình thành Liên Bang Đông Dương. Tổng cộng có nhiều thay đổi ít nhiều về hình thức, màu sắc. Tờ $20 được người Việt gọi là tờ "hoảnh", đọc trại âm "vingt" của Pháp. Bắt đầu từ năm 1919thì in thêm những tờ với mệnh giá: 10 cents, 20 cents, 50 cents. Sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế, đồng tiền mất giá nên đợt phát hành 1936-9 Nhà nước phải cho phát hành tờ $500. Năm 1940 với biến động chính trị ở chính quốc, Đệ Tam Cộng Hòa Pháp sụp đổ, bị thay thế bới chính phủ Vichy chủ trương hợp tác với Nhật Bản thì bên Đông Dương cho phát một loạt tiền giấy mới. Loại tiền này in thêm dòng chữ Phủ Toàn Quyền Đông Dương (Gouvernement General de l'Indochine) thay vì Banque de l'Indochine như những tờ giấy bạc trước kia. Những tờ 10 cents, 20 cents, và 50 cents rồi tiếp theo là tờ 5 cents xuất hiện từ năm 1942 đến 1944. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian đó thì những tờ giấy bạc mệnh giá $1 đến $500 vẫn giữ dòng chữ Banque de l'Indochine.Sau Đệ Nhị Thế Chiến người Pháp tái chiếm Đông Dương. Tình hình xáo trộn nên mãi đến năm 1947 mới phát hành những mẫu tiền mới, trong đó xuất hiện tờ $50 lần đầu tiên. Năm 1952, Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Vietnam (Viện Phát Hành Quốc Gia Việt, Miên, Lào) đảm nhận việc phát hành mẫu tiền giấy riêng cho mỗi nước nhưng có giá trị khắp ba nước. Chân dung Quốc trưởng Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, và quốc vương Sisavang Vong xuất hiện trên tờ $1. Danh xưng piastre được dùng song hành với những tên bản xứ: riel cho Campuchia, kip của Lào, và đồng của Quốc Gia Việt Nam. Tại Campuchia, các tờ bạc có mệnh giá 1, 5, 10, 100, và 200 đồng/riel được phát hành. Tại Lào là các tờ bạc 1, 5, 10 và 100 đồng/kip. Còn ở Nam Việt Nam là các tờ bạc 1, 5, 10, 100 và 200 đồng/đồng Việt Nam. Loại tiền này đến năm 1954thì bị thu hồi, nhường chỗ cho tiền tệ của bốn quốc gia độc lập trên bán đảo Đông Dương. Ghi chú :Trên thực tế, một thời gian ngắn khi Nhật thay Pháp một mình cai trị Đông Dương, tiền này được người Nhật phát hành (in ấn tại Nhật Bản) và cho lưu thông. Tiền Đông Dương do Nhật Bản phát hành không có chữ Nhật.
Haichục đồngvàng
Haichục đồngvàng
Haichục đồngvàng
Năm chục đồngvàng
Năm chục đồngvàng
Mộttrăm đồngvàng
Mộttrăm đồngvàng
Mộttrăm đồngvàng
Một trăm đồng vàng