1 / 67

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ 9

CHỦ ĐỀ 1:. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ 9. PHẦN MỘT:. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH. I. NHẬN THỨC VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH A. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

hija
Télécharger la présentation

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ 9

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHỦ ĐỀ 1: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ 9

  2. PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

  3. I. NHẬN THỨC VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH A. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam

  4. Yêu nước nồng nàn, dũng cảm chiến đấu Cần cù, sáng tạo trong lao động, Truyền thống đạo đức VN Tình nghĩa thuỷ chung Đoàn kết, tương trợ Hiếu khách Hiếu học

  5. 2. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng đạo đức tốt đẹp truyền thống của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây. Đặc biệt là sự tiếp thu có chọn lọc chủ nghĩa Mác.

  6. THƯƠNG NGƯỜI TÍNH CỘNG ĐỒNG TINH HOA VĂN HOÁ TG ĐOÀN KẾT BÌNH ĐẲNG BÁC ÁI TỰ DO

  7. Chẳng hạn: • Quan điểm Nho giáo “nhân tri sơ tính bản thiện”, “ tính tương cận, tập tương viễn”, “Học nhi thời tập chi” • Nhận thức của Hồ Chí Minh: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”. • Chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên: dân tộc, dân quyền, dân sinh • Không có gì quý hơn độc lập, tự do (Hồ Chí Minh)

  8. B. CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH TTHCM VỀ ĐẠO ĐỨC 1.Giai đoạn thứ nhất: từ thuở niên thiếu đến năm 1911. Sự giáo dục của gia đình Thầy giáo trường làng Tác động Thực tiễn của quê hương Con ngoan trò giỏi Biểu hiện Lớn lên: lòng yêu nước, nghĩa đồng bào

  9. 2. Giai đoạn thứ hai (1911 – 1941):tìm đường cứu nước, thành chiến sĩ cộng sản, trực tiếp lãnh đạo CM Việt Nam Tình hình thế giới Nổi khốn khổ của nhân loại Tác động Chủ nghĩa Mác Lê nin Tư tưởng tiến bộ của phương Tây Yêu thương nhân loại Biểu hiện Tinh thần quốc tế vô sản Đạo đức CM Việt Nam; Kiên định, bất khuất…

  10. 3. Giai đoạn thứ ba (1941 – 1969)trực tiếp về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam • Biểu hiện tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của HCM • “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.” • Đồng thời, Người còn phát triển và hoàn chỉnh hệ thống tư tưởng với những quan điểm về Cần, kiệm, liêm, chính, chi công vô tư, về trung với nước, hiếu với dân.

  11. C. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨCCƠ BẢN CỦA NGƯỜI CÁCH MẠNG Yêu thương con người, sống có nghĩa tình Trung với nước, hiếu với dân Phẩm chất ĐẠO ĐỨC CM Cần, kiệm, liêm chính, chí công,vô tư Tinh thần quốc tế trong sáng

  12. C. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨCCƠ BẢN CỦA NGƯỜI CÁCH MẠNG 1. Trung với nước, hiếu với dân +Trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước; + Trung thành với quyền lợi và lợi ích của nhân dân; + Trung thành với dân tộc, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân; + “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

  13. 2. Yêu thương con người, sống có nghĩa tình - "Làm cho nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" - Thể hiện trong các mối quan hệ. - Thể hiện đối với những người biết hối cải.

  14. 3. Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư - Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng”. - Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ... - Liêm: là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân” - Chính: “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đúng đắn”. - Cần, kiệm, liêm, chính, có quan hệ mật thiết với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức của con người: "Thiếu một đức, thì không thành người".

  15. Chí công, vô tư: là hết lòng, hết sức vì công việc, không ham địa vị, công danh “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”;

  16. 4. Tinh thần quốc tế trong sáng • - Sự đoàn kết quốc tế vô sản, Hồ Chí Minh “Bốn phương vô sản đều là anh em”. • Đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước • - Đoàn kết với nhân loại tiến bộ

  17. II. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1. Chủ đề tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh -Trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại - Ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích -Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân -Nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người -Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, đời riêng trong sáng, lối sống thực sự giản dị và khiêm tốn

  18. 2. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay - Nâng cao chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. - Thực hiện cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới - Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ -Phát huy chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, hội nhập quốc tế

  19. Phần thứ hai MÔN LỊCH SỬ VỚI VIỆC GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH L.9

  20. Vai trò của trường học trong việc tuyên truyền TTHCM • 1. Nhà trường đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. • 2. Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng Hồ Chí Minh. • 3. Trong nhà trường, sách giáo khoa, báo chílàloại hình thông tin có ưu thế nhất. • Tư tưởng Hồ Chí Minh cần được tích hợp trong môn học, sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch do những thông tin ngoài luồng do tác động của xã hội.

  21. 4. SGK Môn Lịch sử có nhiều sự kiện về HCM - Tiểu họcqua chuyện kểhình ảnh kính yêu, gần gũi của Bác Hồ đã in đậm dấu ấn trong các em. - Ở Trung học cơ sở (lớp 9): có những bài, những nội dung lịch sử gắn liền với quá trình hoạt động của NAQ - HCM như bài: + Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (1919-1925); + NAQ với quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; + NAQ với việc thành lập Mặt trận Việt Minh và chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám; + Bác Hồ với Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước VNDCCH

  22. II. Nguồn tư liệu và phương tiện để học sinh tiếp cận với TTHCM - Sử dụng sách giáo khoa có đề cập đến Hồ Chí Minh - Sách báo, ti vi, phim, ảnh tư liệu … - Sách đọc thêm về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh (qua tranh. ảnh hay văn viết) - Bảo tàng, di tích lịch sử, nhà truyền thống, nói chuyện, dự thi tìm hiểu lịch sử…..

  23. III.Những lưu ý khi thực hiện việc tích hợp tư tưởng • Hồ Chí Minhtrong học tập lịch sử • 1. Cần xác định rõ rằng, đây là dạy học bộ môn lịch sử, không phải dạy về tiểu sử Hồ Chí Minh 2. Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của các môn học ở trường phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 3. Nắm vững những nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm: khai thác sự kiện, kết luận sự kiện, vận dụng sáng tạo

  24. Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh • 5.Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung : học đi đôi với hành, tự nguyện tự giác,nói đi đôi với làm, nêu gương sáng, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, nhà trường gắn liền với xã hội • 6. Phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học,…

  25. CHỦ ĐỀ 2 HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP NỘI DUNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

  26. NHẬN ĐỊNH CHUNG • Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh gồm nhiều bộ phận, trong đó tư tưởng đạo đức có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng(ĐảngCSVN lấy CNM-LN và TTHCM làm nền tảng tưtưởng, kim chỉ nam cho hành động). • Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang là một cuộc vận động chính trị sâu rộng trong quần chúng(Ngày 7/11/2006, BCT có Chỉ thị 06-CT/BCT về tổ chức Cuộc vận động: ”Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”). • Môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc tích hợp song phải tuân thủ theo những mục đích và nguyên tắc nhất định

  27. MỤC ĐÍCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH • Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh • Giáo dục ý thức quan tâm đến cuộc vận động này, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của HS

  28. Phát triển kỷ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. • Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành công dân tốt, biết sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với đất nước

  29. NGUYÊN TẮC TÍCH HỢP GIÁO DỤC TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH • Nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình học…. • Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu của cấp học • Phù hợp tâm lý lửa tuổi học sinh, triển khai theo hướng tích hợp vào hoạt động chính khoá và ngoại khoá, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, không gượng ép

  30. MỨC ĐỘ TÍCH HỢP • Liên hệ: chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ kiến thức (mức độ hạn chế nhất) • Tích hợp bộ phận: Khai thác một phần, mục bài học cụ thể để tổ chức hoạt động ( mức độ trung bình) • Tích hợp toàn phần: Cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ( mức độ cao nhất)

  31. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH THÔNG QUA MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

  32. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý • KHÔNG TÁCH RIÊNG NỘI DUNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH • BÁM SÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, LỒNG GHÉP PHÙ HỢP TRONG TỪNG BÀI HỌC CỤ THỂ • KẾT HỢP HÀI HÒA CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC, CÁC LOẠI BÀI HỌC • CHÚ Ý TỚI VIỆC BỔ SUNG TƯ LIỆU, LÀM PHONG PHÚ VÀ SINH ĐỘNG BÀI HỌC • HÌNH THÀNH CHO HỌC SINH KĨ NĂNG TỰ HỌC, THẢO LUẬN NHÓM, SƯ TẦM TƯ LIỆU, THUYẾT TRÌNH • ĐẢM BẢO TÍNH PHÙ HỢP VỚI ĐẶC TRƯNG MÔN HỌC, VỚI KHẢ NĂNG CỦA HỌC SINH

  33. BIỆN PHÁP THUYẾT TRÌNH TƯ LIỆU L SỬ BĂNG HÌNH KÊNH HÌNH BÀI TẬP TỰ HỌC KIẾN THỨC LIÊN MÔN

  34. BIỆN PHÁP 1: THUYẾT TRÌNH • MỤC ĐÍCH: LÝ GIẢI MỘT VẤN ĐỀ CỤ THỂ, GẮN VỚI SỰ KIỆN, TRONG MỘT BỐI CẢNH LỊCH SỬ, NHẰM GIÚP CHO HỌC SINH NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ TƯ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA BÁC HỒ. • NỘI DUNG CỦA THUYẾT TRÌNH: ĐƯA RA NHỮNG CỨ LIỆU LỊCH SỬ, LẬP LUẬN THEO LOGIC (ĐẶT VẤN ĐỀ, LÝ GIẢI, KHẲNG ĐỊNH, KẾT LUẬN) • CÁC BƯỚC TỔ CHỨC THỰC HIỆN: • GIÁO VIÊN NÊU VẤN ĐỀ VÀ GỢI Ý HƯỚNG GIẢI QUYẾT • HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐỂ TRÌNH BÀY NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ • GIÁO VIÊN KẾT LUẬN VẤN ĐỀ

  35. VÍ DỤ VỀ THUYẾT TRÌNH (BÀI 23 SGK LỚP 9: TỔNG KN THÁNG TÁM NĂM 1945) • SỰ LÃNH ĐẠO KỊP THỜI, SÁNG TẠO CỦA ĐCSĐD VÀ CỦA LÃNH TỤ HỒ CHÍ MINH TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THỂ HIỆN Ở NHỮNG ĐIỂM NÀO? • MỤC ĐÍCH: GIÚP HS NHẬN THỨC ĐƯỢC VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐẢNG, BÁC HỒ TRONG CM THÁNG TÁM • CÁC Ý CẦN NÊU: DỰ BÁO THỜI CƠ, CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHỚP THỜI CƠ, PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG TỔNG KHỞI NGHĨA • CÁC BƯỚC THUYẾT TRÌNH: + KỊP THỜI, SÁNG TẠO + DẪN CHỨNG VỀ SỰ KỊP THỜI, SÁNG TẠO (NÊU SỰ KIỆN, PHÂN TÍCH SỰ KIỆN) + NẾU KHÔNG KỊP THỜI, SÁNG TẠO THÌ ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA + LIÊN HỆ THỰC TẾ + KẾT LUẬN (CHỐT LẠI)

  36. BIỆN PHÁP 2: SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ • MỤC ĐÍCH: GIÚP HỌC SINH CÓ THÊM THÔNG TIN, BỔ SUNG LÀM RÕ HƠN VỀ SỰ KIỆN, LÀM CHỨNG CỨ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, TĂNG TÍNH THUYẾT PHỤC VÀ GÓP PHẦN KHẮC HỌA BIỂU TƯỢNG HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ. • NỘI DUNG: THÔNG TIN VỀ NHỮNG TÌNH TIẾT LỊCH SỬ ĐƯỢC LƯU LẠI TRONG TÀI LIỆU, ĐƯỢC THẨM ĐỊNH KHOA HỌC, DO CÁC KÊNH THÔNG TIN CHÍNH THỐNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ. • CÁC BƯỚC TỔ CHỨC THỰC HIỆN: • DẪN THÔNG TIN (NGẮN GỌN, SÁT VỚI MỤC ĐÍCH, CÓ XUẤT XỨ) • PHÂN TÍCH THÔNG TIN (BỐI CẢNH LỊCH SỬ, SỰ PHẢN ÁNH LỊCH SỬ) • CHỈ RA GIÁ TRỊ THÔNG TIN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CẦN NHẬN THỨC (CÓ LIÊN QUAN TỚI TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH) • KHẲNG ĐỊNH, LIÊN HỆ THỰC TẾ

  37. VÍ DỤ VỀ SỬ DỤNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ(BÀI 29 SGK LỊCH SỬ 9: CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC) • SỬ DỤNG THÔNG TIN VỀ VIỆC BÁC HỒ ĐOÁN ĐỊNH MĨ SẼ ĐÁNH PHÁ HÀ NỘI BẰNG B52 • MỤC ĐÍCH: GIÚP HỌC SINH NHẬN THỨC THÊM ĐƯỢC TẦM TƯ DUY CHIẾN LƯỢC CỦA BÁC HỒ TRONG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC • TỔ CHỨC THỰC HIỆN: • DẪN THÔNG TIN (ĐẦU NĂM 1968 BÁC HỒ THĂM MỘT ĐƠN VỊ PKKQ; BÁC HỒ GIAO NHIỆM VỤ CHO Đ/C PHÙNG THẾ TÀI) “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua... Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân huỷ diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội. Vì vậy nhiệm vụ cuả chú rất nặng nề”. • YÊU CẦU HS THẢO LUẬN, RÚT RA NHẬN XÉT TỪ THÔNG TIN; LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỂ CHỨNG MINH LỜI BÁC • -GIÁO VIÊN CÓ THỂ BỔ SUNG NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN TỚI 12 NGÀY ĐÊM ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG( TỪ 18 -29/12/1972). • GIÁO VIÊN KẾT LUẬN (KHẲNG ĐỊNH: CHÚNG TA KHÔNG BỊ ĐỘNG MÀ RẤT CHỦ ĐỘNG ĐỐI PHÓ VỚI ĐỊCH, NÊN ĐÃ THẮNG ĐỊCH MỘT CÁCH OANH LIỆT, ĐẨY ĐỊCH VÀO SỰ HOẢNG LOẠN)

  38. Bài 24: CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN • Sau cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước ta đã trở thành một nước độc lập. Chính quyền cách mạng non trẻ của nước ta ra đời trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” vừa “thù trong, giặc ngoài” vừa nạn đói hoành hành, ngân khố cạn kiệt. • Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt và giặc ngoại xâm. Theo Người: ''Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thì độc lập tự do không có ích gì''. • Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Người đã nêu sáu vấn đề cấp bách trong đó cứu đói là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Người nói: “Nhân dân đang đói… Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác này…  Những người thoát chết đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống”. Người nêu ra biện pháp khắc phục: “Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất… Tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”. • Người đã khởi xướng, đề xuất và gương mẫu thực hiện phong trào hũ gạo cứu đói, với nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn một bữa, cùng với phong trào ''Tuần lễ vàng''. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ở khắp các địa phương trên cả nước, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc vận động nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi. Một phong trào quyên góp, tổ chức “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói”... được phát động mạnh mẽ. Trên tinh thần “tình làng nghĩa xóm”, hoạn nạn có nhau, chỉ sau một thời gian ngắn số lương thực cứu đói thu được khá nhiều, giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân.

  39. BIỆN PHÁP 3: SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TƯ LIỆU • MỤC ĐÍCH: GIÚP HỌC SINH CÓ THÊM HÌNH ẢNH TƯ LIỆU ĐỂ NHẬN THỨC TRỰC QUAN, TẠO BIỂU TƯỢNG LỊCH SỬ VỀ BÁC HỒ • NỘI DUNG: ĐƯA THÊM HÌNH TƯ LIỆU CÓ LIÊN QUAN TỚI BÁC HỒ; BÌNH LUẬN VỀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA HÌNH ẢNH • TỔ CHỨC THỰC HIỆN: • CHO HS QUAN SÁT(TRÌNH CHIẾU HOẶC ĐƯA ẢNH) • NÊU CHÚ THÍCH, THÔNG TIN LIÊN QUAN • PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH LỊCH SỬ ĐƯỢC PHẢN ÁNH TỪ HÌNH ẢNH • NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA SỰ KIỆN, NHÂN VẬT, GẮN, LIÊN TƯỞNG TỚI TƯ TƯỞNG VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA BÁC HỒ, CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI BÁC • LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ KẾT LUẬN

  40. HÌNH TƯ LIỆU • Ảnh và tài liệu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Nga (1923 -1938) do Tổng thống V.Putin trao tặng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2006

  41. KHAI THÁC THÔNG TIN( BÀI 16 SGK LỚP 9: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI 1910 – 1925) • NHỮNG HÌNH TƯ LIỆU TRÊN GIÚP BẠN HIỂU BIẾT THÊM ĐƯỢC GÌ VỀ CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC • GỢI Ý: • HÌNH TƯ LIỆU LIÊN QUAN TỚI ĐỊA DANH NÀO? • HÌNH TƯ LIỆU GẮN VỚI SỰ KIỆN NÀO? • KẾT HỢP VỚI NHỮNG KIẾN THỨC TRONG VÀ NGOÀI SGK ĐỂ NÊU VẮN TẮT VỀ HOẠT ĐỘNG CM CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC. • LIÊN HỆ: VIỆC LƯU GIỮ VÀ TRAO TẶNG HÌNH TƯ LIỆU ĐÓ CÓ Ý NGHĨA GÌ?

  42. BIỆN PHÁP 4: SỬ DỤNG BĂNG HÌNH • MỤC ĐÍCH: GIÚP HỌC SINH TIẾP CẬN VỚI TƯ LIỆU QUÍ HIẾM VỀ BÁC HỒ, LÀM TĂNG TÍNH THUYẾT PHỤC TRONG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC CỦA BÁC • NỘI DUNG: SỬ DỤNG BĂNG HÌNH TƯ LIỆU LIÊN QUAN TRỰC TIẾP (TƯ LIỆU GỐC); SỬ DỤNG BĂNG HÌNH TƯ LIỆU GIÁN TIẾP (TRÍCH DẪN TRONG PHIM) • TỔ CHỨC THỰC HIỆN: • TRÌNH CHIẾU HÌNH ẢNH • CHỌN NHỮNG TÌNH TIẾT TRỌNG TÂM • PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN • RÚT RA NHỮNG NHẬN ĐỊNH CHUNG • LIÊN HỆ THỰC TẾ

  43. VÍ DỤ VỀ SỬ DỤNG BĂNG HÌNH(BÀI 26 SGK 9: BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC)) • TRÌNH CHIẾU HÌNH TƯ LIỆU VỀ BÁC HỒ Ở CHIẾN KHU VIỆT BẮC • (HỒ CHÍ MINH- CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI) • YÊU CẦU HỌC SINH CHỈ RA NHỮNG TÌNH TIẾT ĐÁNG CHÚ Ý: PHẢN ÁNH ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ, TÁC PHONG HOẠT BÁT, TINH THẦN LẠC QUAN CÁCH MẠNG • BÌNH LUẬN VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA BÁC ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA TƯ LIỆU • LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆC CẦN HỌC TẬP BÁC, CHỐNG LẠI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC Lưu ý: việc trình chiếu phim tư liệu thường sử dụng theo chuyên đề ngoại khóa

  44. BIỆN PHÁP 5: SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ HỌC (THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG ÔN TẬP) • MỤC ĐÍCH: GIÚP HỌC SINH HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC, BIẾT KHAI THÁC KIẾN THỨC TRONG VÀ NGOÀI SGK ĐỂ THỂ HIỆN NHẬN THỨC, TIẾP CẬN VẤN ĐỀ LỊCH SỬ LIÊN QUAN TỚI HỒ CHÍ MINH • NỘI DUNG: NHẬN THỨC ĐÚNG YÊU CẦU CỦA BÀI TẬP; GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DO BÀI TẬP ĐỀ RA; TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ • TỔ CHỨC THỰC HIỆN: • THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG TỔNG THỂ BÀI HỌC • HỌC SINH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ ĐẶT RA THEO YÊU CẦU BÀI TẬP • HỌC SINH XÁC ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT (NÊN CÓ THẢO LUẬN, HỎI Ý KIẾN GV) • HỌC SINH ĐƯA RA PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT • HỌC SINH THỂ HIỆN HIỂU BIẾT CỦA MÌNH THÔNG QUA VIỆC LẬP LUẬN TẠI SAO LẠI CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT

  45. BIỆN PHÁP 6: SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN • MỤC ĐÍCH: DÙNG KIẾN THỨC TỪ NHỮNG MÔN HỌC THUỘC KHOA HỌC XÃ HỘI-NHÂN VĂN (CÓ NỘI DUNG GẮN VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH) ĐỂ KHƠI GỢI SUY NGHĨ CỦA HỌC SINH • NỘI DUNG: SỬ DỤNG ĐOẠN TRÍCH DẪN TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC; CHUYỆN KỂ VỀ CUỘC ĐỜI BÁC HỒ; BÀI HÁT CA NGỢI BÁC HỒ; NHỮNG LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ • TỔ CHỨC THỰC HIỆN: • CHỌN KIẾN THỨC PHÙ HỢP • GỢI Ý SỰ LIÊN TƯỞNG • NÊU SUY NGHĨ, CẢM NHẬN • LIÊN HỆ THỰC TẾ

  46. VÍ DỤ VỀ SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN(BÀI 23 SGK LỚP 9): TKN 8/1945 VÀ SỰ THÀNH LẠP NƯỚC VNDCCH • THÔNG TIN( TỪ MÔN GD CD SGK LỚP 9): NGÀY 2-9-1945 LỊCH SỬ, BA ĐÌNH NẮNG ĐẸP, TRỜI TRONG XANH MÙA THU. DÒNG NGƯỜI ĐỔ VỀ QUẢNG TRƯỜNG NHƯ NƯỚC CHẢY: CÔNG NHÂN, NÔNG DÂN, BỘ ĐỘI, CÁC ĐOÀN THỂ THANH NIÊN, PHỤ NỮ, CÁC CHÁU THIẾU NHI, HÀNG NGŨ CHỈNH TỀ QUANH LỄ ĐÀI. NIỀM VUI BẤT TẬN TRÀN NGẬP LÒNG NGƯỜI… BÁC HỒ XUẤT HIỆN VỚI CHIẾC ÁO KAKI ĐÃ SỜN VÀ ĐÔI DÉP CAO SU ĐÃ CŨ, BÁC THÂN THIỆN VẪY TAY CHÀO MỌI NGƯỜI…THAY MẶT CHÍNH PHỦ LÂM THỜI, BÁC ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP KHAI SINH NƯỚC VNDCCH… ĐANG ĐỌC BÁC DỪNG LẠI NHÌN MỌI NGƯỜI RỒIHỎI: “ TÔI NÓI ĐỒNG BÀO NGHE RÕ KHÔNG”… • HƯỚNG DẪN KHAI THÁC THÔNG TIN • ĐOẠN TRÍCH TRÊN GIÚP TA HIỂU THÊM ĐƯỢC VỀ SỰ KIỆN NÀO • TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ ĐƯỢC PHẢN ÁNH RA SAO QUA THÔNG TIN TRÊN

More Related