1 / 76

ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY). ThS . Hồ Kim Thi Khoa Địa lý – Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM Email: hokimthi@gmail.com Blog: www.thidlkt.wordpress.com. Các tác nhân làm thay đổi không gian kinh tế. Ai kiểm soát kinh tế: các hãng sản xuất hay chính phủ?. Nội dung. TNCs. Nhà nước

honora
Télécharger la présentation

ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. ĐỊA LÝ KINH TẾ(ECONOMIC GEOGRAPHY) ThS. Hồ Kim Thi KhoaĐịalý – Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM Email: hokimthi@gmail.com Blog: www.thidlkt.wordpress.com

  2. Các tác nhân làm thay đổi không gian kinh tế Ai kiểm soát kinh tế: các hãng sản xuất hay chính phủ?

  3. Nội dung TNCs • Nhà nước • TNCs • Lao động • Người tiêu dùng • Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa • Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

  4. • • • TNCS States • • • • • • A • • • • • • • • • • • • • • • Labour Consumers • • • • Các chuỗi và mạng lưới của các tác nhân trong không gian kinh tế Văn hóa Giới tính sắc tộc Mối quan hệ qua lại cơ bản Công nghệ B Phát triển không đồng đều của tự nhiên Hình 2.1: Hình phối cảnh địa lý kinh tế về kinh tế toàn cầu

  5. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa • Khái niệm • Quá trình tích hợp giá trị • Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa • Phân loại chuỗi hàng hóa • Hình dạng và sự phối hợp của chuỗi hàng hóa

  6. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Khái niệm • Chuỗi hàng hóa (Commodity chain)là quá trình biến đổi những đầu vào nguyên liệu và phi nguyên liệu ban đầu, thành sản phẩm cuối cùng dưới dạng hàng hóa hoặc dịch vụ. • Quá trình biến đổi này bao gồm : sản xuất, tiếp thị, phân phối, và dịch vụ + những hoạt động hỗ trợ : buôn bán, công nghệ, tài chính, cung cấp nguồn nhân lực và toàn bộ hạ tầng cơ sở.

  7. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Khái niệm • Chuỗi hàng hóa không đơn giản liên quan đến quá trình sản xuất, nhiều đầu vào của chuỗi vànhiều hàng hóa cuối cùng được sản xuất ra từ các chuỗi có dạng dịch vụ không thể sờ thấy được.

  8. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Quá trình tích hợp giá trị • Sản xuất CN và dịch vụ hiện nay không chỉ đặt tại nước chủ nhà mà còn thiết lập mạng lưới chi nhánh sản xuất – kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới,thông qua hoạt động của TNCs. • Để vươn đến người tiêu dùng cuối cùng, các TNCs đã lôi cuốn nhiều tác nhân ở các quốc gia khác nhau cùng tham gia tích hợp giá trị vào chuỗi hoặc mạng lưới hàng hóa.

  9. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Quá trình tích hợp giá trị • Khi sản xuất những hàng hóa hữu hình (như điện thoại cầm tay) hoặc vô hình (như ngân hàng, buônbán), những hoạt động khác nhau được liên kết với nhau trong cùng một chuỗi với nhiều giai đoạn;mỗi giai đoạn, giá trị được bổ sung vào quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

  10. Thí dụ: chuỗi giá trị cà phê từ Uganda - Anh Các chi phí & tiền lời (USD/kg) • Giá bán (USD/kg) $0,14 $ 0,14 Người nông dân bán hạt cà phê xanh cho người môi giới $ 0,05 Tiền lời của người môi giới địa phương $ 0,05 Chi phí vận tải đến nhà máy xay địa phương, chi phí xay, tiền lời của chủ nhà máy xay. $ 0,02 Chi phí đóng gói, và vận chuyển đến Kampala $ 0,26 Giá cà phê xanh chuyển đến nhà xuất khẩu ở Kampala $0,26 $0,09 Chi phí của nhà xuất khẩu: chế biến, loại bỏ những hạt không đạt chuẩn, thuế, và tiền lời của nhà xuất khẩu. $ 0,10 Đóng gói, vận tải, bào hiểm đến cảng Ấn Độ Dương $0,45 $ 0,45 Giá xuất khẩu cà phê robusta đạt chuẩn

  11. $0,07 Chi phí bảo hiểm,bảo quản $0.52 $0,52 Giá nhập khẩu cà phê đạt chuẩn $ 0,12 Chi phí nhà nhập khẩu: phí đổ bến, phân phối đến chi nhánh rang cà phê, tiền lời của nhà nhập khẩu. $1,64 Giá phân phối cà phê hòa tan đến nhà máy (đã được điều chỉnh do hao hụt) $1.64 $26.40 $26,4 Giá bán lẻ trung bình 1 kg cà phê hòa tan ở Anh

  12. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa • Một chuỗi hàng hóa có thể được phân bố tập trung vào một vị trí đặc biệt, nhưng cũng có thể phân bố rộng rãi qua nhiều vị trí khác nhau ở những quốc gia khác nhau, tạo ra chuỗi hàng hóa toàn cầu. • Đây là đặc trưng tổ chức không gian quan trọng của nền kinh tế thế giới hiện nay.

  13. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa • Tính lãnh thổ của chuỗi hàng hóa là rất quan trọng, không chỉ vì tính chất này xác định một cách cụ thể tác nhân nào được liên kết với nhau xuyên suốt qua nền kinh tế toàn cầu,mà còn cho thấy thực trạng phân bố không đồng đều theo không gian các giá trị, và những lợi ích phát triển kinh tế kèm theo, giữa những địa điểm khác nhau dọc theo chuỗi.

  14. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa • Vị trí phân bố các hoạt động có giá trị gia tăng cao (thiết kế, tiếp thị, …) thường là những thành phố có quymô toàn cầu, ngược lại, những nơi phát triển những ngành hàng có giá trị gia tăng thấp (như sản xuất nguyên liệu thô) là ở các vùng nông thôn, ở những nước ngoại vi, hoặc bán ngoại vi. • Điều này gây ra tính bất bình đẳng nghiêm trọng theo không gian của chuỗi hàng hóa toàn cầu.

  15. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa • Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa hiện nay thể hiện 5 đặc điểm sau: • Tính phức tạp về mặt địa lý của các chuỗi hàng hóa toàn cầu ngày càng tăng • do sự phát triển của giao thông vận tải, thông tin liên lạc, và công nghệ xử lý.

  16. Các hoạt động lắp ráp cuối cùng Các hoạt động sản xuất linh kiện Các hoạt động lắp ráp bộ phận Động cơ Lắp ráp ổ đĩa đầu từ Chất nền Mạng Lắp ráp cụm đầu từ Lắp ráp khớp đầu từ Đầu từ Lắp ráp cuối cùng và kiểm tra Chíp Thị trường Chất bán dẫn Nhồi bảng mạch in và lắp ráp những thiết bị điện tử khác Bảng mạch in trần Vị trí phân bố toàn thế giới: công nghệ sản xuất ổ cứng máy vi tính Trung Quốc Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái lan 1. Sản xuất mạng: Nhật Bản (Komag) Malaysia,Thái lan Singapore 2. Chíp, đầu từ và chất bán dẫn Nhật bản (Read-Rite) Bắc Ireland, Mỹ Trung Quốc Malaysia Singapore (35%) Thái lan Tổ chức không gian chuỗi hàng hóa ổ đĩa cứng máy vi tính

  17. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa (2) Hình thái không gian của những chuỗi hàng hóa toàn cầu ngày càng động và có khả năng thay đổi nhanh chóng. • Tính linh hoạt này xuất phát từ việc sử dụng những công nghệ có khả năng thu hẹp khoảng cách • Và từ hình thức tổ chức có thể làm thay đổi nhanh chóng năng suất sản xuất theo không gian. • Cụ thể là, tính linh hoạt này có được là nhờ sử dụng ngày càng nhiều những hợp đồng phụ bên ngoài

  18. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa (3) Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa không đơn giản là phân bố một công đoạn SXKD vào một vị trí hoặc một quốc gia cụ thể • mà còn thể hiện động lực cạnh tranh giữa các vị trí phân bố đó với nhau. • Các hãng trong những vị trí khác nhau • có thể tranh đua chia sẻ thị trường ở những địa điểm khác nhau dọc theo chuỗi.

  19. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa (4) Chuỗi hàng hóa không chỉ là nét đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp –công nghiệp mà còn rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực dịch vụ. Thí dụ, nhiều công ty dịch vụ hiện nay đã tìm thấy lợi thế trong việc thực hiện xử lý số liệu và những chức năng của chương trình phần mềm ở những địa điểm ngoài nước –như Ấn Độ, Jamaica – nơi có chi phí lao động tương đối thấp.

  20. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa (5) Tập trung các hoạt động kinh tế theo không gian cũng là một biểu hiện của tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa. • Nghĩa là những tương tác trong chuỗi hàng hóa cũng có thể xảy ra trong phạm vi cùng một vị trí, • do cường độ của các giao dịch cao hoặc do việc hiểu biết về một vị trí cụ thể nào đó có tầm quan trọng đối với ngành.

  21. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa • Đối với những ‘nốt trong mạng lưới toàn cầu’ này, các chuỗi hàng hóa là những hình thức tổ chức liên kết các cụm (cluster) và những trung tâm (agglomeration) lại với nhau.

  22. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Phân loại các chuỗi hàng hóa • Chuỗi hàng hóa định hướng theo người sản xuất • Chuỗi hàng hóa định hướng theo người mua

  23. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Phân loại các chuỗi hàng hóa • Thường thấy trong các ngành công nghiệp – lĩnh vực mà TNCs công nghiệp lớn đóng vai trò trung tâm kiểm soát hệ thống sản xuất. • Đây thường là những chuỗi sản xuất những hàng hóa thâm dụng công nghệ và vốn như: máy bay, ô tô, computer, chất bán dẫn, và công nghiệp máy móc nói chung • Chuỗi hàng hóa định hướng theo người sản xuất

  24. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Phân loại các chuỗi hàng hóa • Các nhà sản xuất có tính quyết định không chỉ về mặt thu nhập và khả năng sinh lợi,mà còn ở chỗ họ có thể kiểm soát những liên kết phía sau đối với những người cung cấp nguyên liệu và linh kiện, và những liên kết phía trước đối với người phân phối và bán lẻ. • Chuỗi hàng hóa định hướng theo người sản xuất

  25. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Phân loại các chuỗi hàng hóa Thí dụ: • Các nhà lắp ráp hàng đầu như Toyota và Ford có liên quan với hàng ngàn công ty con và rất nhiều nhà thầu phụ trên khắp thế giới, cũng như với dày đặc mạng lưới phân phối và các thương nhân trên toàn cầu. • Chuỗi hàng hóa định hướng theo người sản xuất

  26. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Phân loại các chuỗi hàng hóa • Chuỗi này thường thấy ở những lĩnh vực mà các doanh nghiệp bán lẻ lớn (Wal-Mart, Carrefour, hoặc Ikea) và những nhà buôn có thương hiệu (Adidas, Nike, và The Gap) • Đóng vai trò trung tâm trong việc thiết lập và kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất, và thường có ở những nước đang phát triển định hướng xuất khẩu. • Loại chuỗi này chủ yếu sản xuất những hàng tiêu dùng thâm dụng lao động như quần áo, giáy dép, đồ chơi trẻ em, và hàng thủ công mỹ nghệ. • Chuỗi hàng hóa định hướng theo người mua

  27. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Hình dạng và sự phối hợp của chuỗi hàng hóa • Hình dạng chuỗi quyết định nơi phân bố của mỗi hoạt động tạo ra giá trị gia tăng dọc theo chuỗi. • Hình dạng chuỗi rất quan trọng trong việc tạo ra cấu trúc không gian khác nhau của các chuỗi hàng hóa. Thí dụ: Chuỗi hàng hóa có dạng tập trung cao theo không gian thì mạng lưới của nó chỉ phân bố trong một nước, thậm chí là một vùng.

  28. 1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa Hình dạng và sự phối hợp của chuỗi hàng hóa • Chuỗi có dạng phân tán sẽ được phân bố trên khắp thế giới. • Sự phối hợp của chuỗi hàng hóa thểhiện tính có tổ chức, nó quyết định bộ máy điều hành chuỗi. • Phụ thuộc vào bản chất của chuỗi (định hướng người sản xuất hay định hướng người mua) mà các TNC phải xử lý vấn đề phối hợp như thế nào giữa nhiều hoạt động trong phạm vi rộng qua nhiều vị trí và quốc gia khác nhau. • Các TNC thường có vai trò quyết địnhđối với hình dạng và sự phối hợp trong chuỗi.

  29. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ trong nội bộ TNC Một TNC thường có 3 đơn vị tổ chức chủ yếu (1)Ban quản trị và những trụ sở khu vực: • Đây được xem là đầu não của TNC. • Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng những chiến lượcvà ra những quyết định quan trọng như:tài chính, đầu tư, nghiên cứu và phát triển thị trường, lựa chọn và chuyên môn hóa sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực,… • Bộ phận này đòi hỏi một vị trí phân bố chiến lượctrong những thành phố có thể tiếp cận các dịch vụ bên ngoài chất lượng cao.

  30. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ trong nội bộ TNC • Những thành phố toàn cầu loại này thường là những trung tâm kiểm tra và kiểm soát quan trọng nền kinh tế thế giới, do ưu thế là nước chủ nhà của nhiều trụ sở thuộc các TNC quan trọng. Tokyo, Japan Chicago, USA

  31. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ trong nội bộ TNC • Phần lớn trong 500 TNC giàu có nhất thế giới đặt trụ sở ở một vài thành phố toàn cầu như Chicago, Frankfurt, London, New York, Paris, Thượng Hải, và Tokyo… Bản đồ. Top 30 thành phố toàn cầu. Soure: Weath Report 2013

  32. Các hình thức tổ chức những hoạt động xuyên quốc gia khác nhau Bộ phận lắp ráp Trụ sở R & D Trong nội bộ nhà máy Sở hữu trực tiếp Những hợp đồng phụ Những đại lý Giữa các nhà máy Các dự án hợp tác/những liên minh chiến lược

  33. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ trong nội bộ TNC (2) Các chi nhánh nghiên cứu và phát triển (R & D) • Những hoạt động này thường xuất hiện trong cả TNC sản xuất và dịch vụ. • Các chi nhánh R & D bao gồm những hoạt động như: • phát triển sản xuất, công nghệ chế biến mới, • nghiên cứu hoạt động, … • Bộ phận này cung cấp những kiến thức và những ý kiến của giới chuyên môn nhằm duy trì vị trí cạnh tranh của các TNC trên thị trường toàn cầu.

  34. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ trong nội bộ TNC (2) Các chi nhánh nghiên cứu và phát triển (R & D) • Vị trí của những chi nhánh R & D có thể ảnh hưởng đến thành công của TNC do tầm quan trọng phát triển liên tục những sản phẩm và/hoặc những dịch vụ mới của bộ phận này. • Mặc dù có sự quốc tế hóa theo không gian những chi nhánh R & D, nhưng phần lớn các hoạt động R & D đều tập trung ở nước chủ nhà của các TNC.

  35. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ trong nội bộ TNC (2) Các chi nhánh nghiên cứu và phát triển (R & D) • Những loại hoạt động R & D khác nhau đòi hỏi vị trí phân bố khác nhau, tuy nhiên nói chung có 3 loại hoạt động R & D chính, cùng những vị trí phân bố tương ứng sau: • Phòng thí nghiệm R & D tổng hợp có tầm cỡ quốc tế: • Trung tâm này thường cung cấp những công nghệ và kiến thức quan trọng cho toàn bộ hoạt động của TNC trên toàn cầu. • Đây là bộ não tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đổi mới làm gia tăng lợi thế cạnh tranh cho TNC.

  36. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ trong nội bộ TNC (2) Các chi nhánh nghiên cứu và phát triển (R & D) • Phòng thí nghiệm R & D tổng hợp có quy mô địa phương: • Những phòng thí nghiệm này áp dụng các công nghệ và kiến thức cơ bản do phòng thí nghiệm R & D tổng hợp có tầm cỡ quốc tế đưa ra • Nhằm phát triển những sản phẩm mới cho thị trường nước chủ nhà tại nơi đặt phòng thí nghiệm này. • Những phòng thí nghiệm như thế thường hướng vào thị trường nội địa và những nhu cầu có tính điều chỉnh, • không nhất thiết tìm thấy ở các thị trường khác.

  37. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ trong nội bộ TNC (3) Các chi nhánh nghiên cứu và phát triển (R & D) • Phòng thí nghiệm hỗ trợ: • Đây là mức độ thấp nhất của chi nhánh R & D và chủ yếu liên quan đến việc tiếp nhận những công nghệ của công ty mẹ cho thị trường địa phương và cung cấp những phản hồi về mặt công nghệ.

  38. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ trong nội bộ TNC (2) Các hoạt động sản xuất • Đây là bộ phận cơ động theo không gian nhất của chuỗi sản xuất toàn cầu. • Bao gồm các hoạt động từ những nhà máy và các chi nhánh sản xuất • đến những cơ sở kinh doanh và tiếp thị, • những trung tâm thực hiện và trung tâm dịch vụ hậu mãi. • Theo Dicken, có 4 cách tổ chức các đơn vị sản xuất xuyên quốc gia chủ yếu trong các TNC:

  39. Sản xuất tập trung • toàn bộ b) Sản xuất cho thị trường trong nước Tất cả các hoạt động sản xuất đều xảy ra tại một vị trí duy nhất. Sản phẩm được xuất khẩu cho thị trường thế giới Mỗi đơn vị sản xuất sản xuất một số sản phẩm và phục vụ cho thị trường tại chỗ. Không bán qua biên giới quốc gia. Quy mô nhà máy tư nhân bị giới hạn bởi quy mô của thị trường quốc gia.

  40. d) Tích hợp theo chiều dọc xuyên quốc gia c) Chuyên môn hóa sản phẩm cho thị trường khu vực hoặc toàn cầu. Mỗi đơn vị sản xuất thực hiện một công đoạn trong dây chuyền sản xuất. Các đơn vị sản xuất này được liên kết xuyên qua biên giới quốc gia trong một dây chuyền hay chuỗi sản xuất – sản phẩm của nhà máy này là nguyên liệu của nhà máy kia. Mỗi đơn vị sản xuất chỉ sản xuất một sản phẩm để bán cho thị trường của một số quốc gia. Quy mô của mỗi nhà máy rất lớn để đáp ứng quy mô thị trường khu vực rộng lớn và để gia tăng hiệu quả theo quy mô.. Mỗi đơn vị sản xuất thực hiện một công đoạn trong quy trình sản xuất và chuyển sản phẩm đến nhà máy lắp ráp cuối cùng ở quốc gia khác.

  41. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Ưu điểm của hình thái sản xuất toàn cầu là khai thác được những chi phí sản xuất đa dạng theo không gian. • TNC có thể xây dựng cơ sở sản xuất ở nước ngoài cho những hoạt động sản xuất thâm dụng lao động hơn. Thí dụ, nhiều TNC của Mỹ trong lĩnh vực công nghiệp điện, điện tử, dệt, và quần áo đã thiết lập công đoạn lắp ráp ở nhà máy xuyên quốc gia ở Mexico, nhằm nắm bắt những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của nước này và được miễn thuế qua thỏa thuận của NAFTA.

  42. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia Ví dụ: BMW là một ví dụ điển hình về tổ chức không gian phức tạp trong mạng lưới nội bộ một TNC. • Trụ sở: đặt tại Munich, một thành phố đứng vị trí thứ 3 trên thế giới và là trung tâm tài chính, kinh doanh chính yếu của Đức. Các trung tâm R & D quan trọng đặt xung quanh trụ sở. • Ngoài ra, BMW cũng đặt những phòng thí nghiệm R & D khác ở California, thực hiện công việc thiết kế và kiểm tra chất thải. • Phòng thí nghiệm ở Tokyo hỗ trợ về mặt R & D qua việc cung cấp những điều kiện đổi mới và công nghệ của những nhà sản xuất ô tô Nhật Bản. Trung tâm thiết kế mới mở ở Singapore nhằm đón đầu những ảnh hưởng thiết kế mới nổi gần đây ở Châu Á. • Những hoạt động R & D của các nhà máy đặt tại Munichphục vụ cho thị trường toàn cầu, trái lại những trung tâm đặt tại California, Singapore và Tokyo hướng vào thị trường cụ thể ở địa phương hơn.

  43. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty • Các hợp đồng phụ quốc tế: • Hợp đồng phụ hay còn gọi là gia công (outsourcing, nhận những linh kiện, phụ tùng cung ứng từ ngoài) liên quan đến những nhà máy độc lập sản xuất các hàng hóa riêng cho nhà máy chính. • Có hai loại hợp đồng phụ quốc tế: Hợp đồng phụ thương mại và hợp đồng phụ công nghiệp.

  44. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty • Hợp đồng phụ thương mại xảy ra khi nhà máy chính (người mua) cho nhà máy khác (nhà cung cấp) ở quốc gia khác thầu lại phần lớn hoặc toàn bộ chuỗi sản xuất. • Thoạt đầu, người mua có thể cung cấp những đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm, được gọi là sản xuất những thiết bị gốc (OEM), để thành phẩm giống chính xác như chính người mua sản xuất. • Theo thời gian, người cung cấp có thể học và phát triển được công nghệ và chuyên môn mới để có thể chuyển lên chuỗi sản xuất tham gia sản xuất bản thiết kế gốc (ODM).

  45. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty Bảng 2.1: Hợp đồng phụ của các công ty Đài Loan trong top ten thế giới

  46. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty • Hợp đồng phụ công nghiệp: • Hợp đồng phụ công nghiệp xảy ra khi những người cung cấp chỉ thực hiện sản xuất OEM với tư cách là khách hàng chính, có nghĩa là chỉ sản xuất. • Các nhà thầu phụ công nghiệp không tham gia vào ODM và phân phối sản phẩm.

  47. 2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia • Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty Thí dụ: Nike Nike, trụ sở đặt tại Beaverton (Oregon, Mỹ), công ty này chuyên môn hóa về thiết kế, R & D, và tiếp thị các sản phẩm thể thao. Sản xuất của Nike đặt ở châu Á làm hoàn toàn bằng thủ công, do những quốc gia phát triển thực hiện như Hong Kong, Đài Loan, và Hàn Quốc. Những đối tác này thiết lập nhiều chi nhánh sản xuất trên khắp châu Á, chẳng hạn như Bangladesh, Trung quốc, Indonesia, Malaysia, Srilanca, Thái Lan, và Việt Nam. Một công ty thương mại Nhật Bản, cụthể là Sogo Shoshađảm trách về mặt tài chính và logistics cho sản xuất của Nike ở Châu Á.

More Related