160 likes | 388 Vues
KHOA KINH TẾ BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH. THỰC TẬP GIÁO TRÌNH. Nha Trang, 11/2012. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỰC TẬP GIÁO TRÌNH. 1. Mục đích, yêu cầu 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Báo cáo thời tập giáo trình 5. Thời gian thực hiện. MỤC ĐÍCH.
E N D
KHOA KINH TẾ BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH THỰC TẬP GIÁO TRÌNH Nha Trang, 11/2012
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 1. Mục đích, yêu cầu 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Báo cáo thời tập giáo trình 5. Thời gian thực hiện
MỤC ĐÍCH 1. Giúp sinh viên làm quen với hoạt động kinh doanh của các đơn vị sản xuất kinh doanh. 2. Tạo điều kiện cho sinh viên bước đầu làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học. 3. Bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tác phong của một nhà quản trị doanh nghiệp trong tương lai.
YÊU CẦU 1. Sinh viên phải chấp hành đầy đủ nội quy, quy định thực tập của Nhà trường và cơ sở thực tập. 2. Phát huy tính chủ động, sáng tạo để có thể khắc phục mọi khó khăn, thâm nhập vào thực tế tại cơ sở. 3. Khiêm tốn học hỏi, góp phần tạo mối quan hệ tốt giữa Khoa, Nhà trường với cơ sở thực tập. 4. Viết báo cáo thực tập theo đúng yêu cầu của Bộ môn và nộp đúng thời gian quy định.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình hoạt động kinh doanh của các đơn vị sản xuất kinh doanh. 2.Phạm vi nghiên cứu: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (không nghiên cứu ở các đơn vị hành chính sự nghiệp hoặc công ích); Có tình hình tài chính từ 03 năm trở lên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp thống kê 2. Phương pháp chuyên gia 3. Phương pháp khảo sát thực tế 4. Phương pháp phân tích và tổng hợp
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 1. Hình thức viết báo cáo: • Đánh máy hoặc viết tay; • Khoảng 20.000 đến 30.000 chữ (khoảng 60 đến 80 trang trên khổ A4, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 12). 2. Nội dung báo cáo: (Bao gồm hai phần được trình bày trong một tập báo cáo) • Phần I: Báo cáo tổng hợp; • Phần II: Báo cáo chuyên đề hẹp.
PHẦN I. BÁO CÁO TỔNG HỢP 1.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua
1.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu 1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh 1.1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới
1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua 1.2.1 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1.1 Môi trường vĩ mô 1.2.1.2 Môi trường vi mô 1.2.2 Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.2.1 Vốn 1.2.2.2 Lao động 1.2.2.3 Trang thiết bị,… 1.2.2.4 Năng lực quản lý
1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua (tiếp) 1.2.3 Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp 1.2.3.1 Các hoạt động đầu vào (mua sắm các yếu tố đầu vào phục vụ quá trình kinh doanh). 1.2.3.2 Vận hành và đầu ra (sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động của các nhân viên để tạo ra giá trị cho khách hàng). 1.2.3.3 Marketing và bán hàng (hoạt động nghiên cứu thị trường nhận dạng nhu cầu khách hàng, hoạt động xúc tiến,…). 1.2.3.4 Hoạt động kinh doanh khác
1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua (tiếp) 1.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các năm 1.2.4.1 Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, tổng quỹ lương, tổng vốn kinh doanh, nộp ngân sách,..). 1.2.4.2 Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh (các tỷ số về khả năng sinh lời: doanh lợi tiêu thụ sản phẩm, doanh lợi vốn tự có, doanh lợi vốn; thu nhập bình quân của người lao động).
1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua (tiếp) 1.2.5 Đánh giá khái quát thực trạng các hoạt động của doanh nghiệp qua các năm 1.2.5.1 Quản trị chiến lược 1.2.5.2 Quản trị nhân sự 1.2.5.3 Quản trị chất lượng 1.2.5.4 Quản trị sản xuất 1.2.5.5 Hệ thống thông tin quản lí 1.2.5.6 Quản trị Marketing …….
PHẦN II. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ Lựa chọn chủ đề hẹp nghiên cứu Lựa chọn một chủ đề hẹp (là một nội dung lớn – một môn học) hoặc một nội dung nhỏ hơn (một phần nào đó của môn học) trong doanh nghiệp để nghiên cứu 2.1 Tổng quan cơ sở lí thuyết của chủ đề nghiên cứu 2.2 Thực trang chủ đề nghiên cứu 2.2.1 Mô tả và phân tích thực trạng 2.2.3 Đánh giá chung 2.3 Các giải pháp và kiến nghị
THỜI GIAN THỰC HIỆN • Thời gian thực tập và viết báo cáo: 8 tuần Từ ngày 05/11/2012 đến 05/01/2013 2. Thời gian nộp tên chuyên đề hẹp: Hạn cuối là ngày 15/11/2012, lớp trưởng phải nộp danh sách học viên với đầy đủ thông tin về học viên, công ty thực tập và tên chuyên đề hẹp theo địa chỉ: Lê Kim Long, trưởng BM QTKD lekimlong@gmail.com, tel: 0986 127 306
Lưu ý: Nội dung của file hướng dẫn này và các thông tin về giáo viên của bộ môn có sẵn tại website của Bộ môn Quản trị kinh doanh: http://www.ntu.edu.vn/bomon/qtkinhdoanh/default.aspx Chúc các bạn thành công !