270 likes | 400 Vues
Lời sống. bài viết của Chiara Lubich. tháng 1, 2009. “Có nhiều chi thể, nhưng chỉ có một thân thể” (1 Cor 12,20).
E N D
Lời sống bài viết của Chiara Lubich tháng 1, 2009
“Có nhiều chi thể, nhưng chỉ có một thân thể” (1 Cor 12,20)
Có bao giờ bạn thường xuyên đến một cộng đoàn sống động của các kitô hữu đích thực chưa? Có bao giờ bạn tham dự một buổi hội họpcủa họ chưa? Bạn đã đi sâu trong đời sống của cộng đoàn ấy?
Vâng, có lẽ bạn đã nhận thấy là có rất nhiều phận vụ giữa những người hợp tác với nhau: người có ơn nói, người ấy sẽ thông đạt cho bạn thực tại thiêng liêng làm đánh động tâm hồn bạn;
người có ơn giúp đỡ, giúp đỡ, lo liệu, người ấy sẽ làm cho bạn kinh ngạc trước những thành công làm điều tốt lành cho bao người đang đau khổ; người giảng dạy với bao khôn ngoan truyền đạt cho bạn một sức mạnh hết sức mới mẻ cho đức tin mà bạn đã có; người có tài tổ chức, người quản trị; người biết hiểu những người bên cạnh và là người phân chia an ủi cho những tâm hồn đang cần đến.
Vâng, tất cả điều nầy bạn đã kinh nghiệm, nhưng trên hết điều đánh động bạn trong một cộng đoàn sống động như thế là tinh thần hiệp nhất mà mọi người làm nên và xem ra bạn cảm thấy sống nhẹ nhàng và điều làm nên xã hội độc đáo ,một thân thể duy nhất.
“Có nhiều chi thể, nhưng chỉ có một thân thể” (1 Cor 12,20)
Thánh Phaolô cũng thế, và ngài trong một cách riêng biệt, đã đứng trước một cộng đoàn kitô hữu rất sống động, được thúc giục bởi lời kỳ diệu của ngài. Một trong những cộng đoàn ấy, còn trẻ, cộng đoàn Côrintô. Trong cộng đoàn ấy, Chúa Thánh Thần đã không dè xẻn tuôn đổ ân huệ của Ngài hay các đoàn sủng, như được nói đến. Trái lại, trong thời ấy, các ơn ấy đã tỏ hiện một cách lạ lùng, cho ơn gọi đặc biệt mà Giáo hội mới khai sinh đã có.
Nhưng, cộng đoàn nầy, đã có kinh nghiệm hân hoan về các ân huệkhác nhau do Thánh Thần rộng tay cho. Họ cũng nhận ra sự thù địch hay vô trật tự, cách riêng giữa những người lãnh nhận các ân huệ.
Vì thế cần nại đến Thánh Phaolô lúc ngài đang ở Êphêsô để có lời giải thích thỏa đáng. Thánh Phaolô không có mặt và trả lời ở một trong các lá thư tuyệt vời của ngài. Ngài giải thích làm sao họ sử dụng các ân huệ đặc biệt ấy. Ngài giải thích là có nhiều đoàn sủng khác nhau, nhiều sứ vụ khác nhau, như sứ vụ làm tông đồ hay tiên tri hay thầy dạy, nhưng chỉ có một Chúa và mọi sự từ Ngài mà đến.
Thánh Phaolô nói là trong cộng đoàn có các người làm phép lạ, người chữa bệnh, người trợ giúp cách đặc biệt, người điều khiển, cũng như có người biết nói các ngôn ngữ, người biết giải thích các ngôn ngữ, nhưng ngài thêm là chỉ có một Chúa là nguồn gốc của mọi sự.
Và như thế, cũng như các ân huệ khác nhau được thông truyền bởi cũng một Thánh Thần. Ngài phú ban các ơn ấy một cách tự do, nên không thể là không có sự hài hòa giữa họ, không thể không có sự bổ túc cho nhau.
. Những người không phục vụ với sự hoan hỉ bản thân, không thể có lý do để vênh vang, hay để khẳng định chính mình. Các ơn ấy được ban vì mục đích chung: xây dựng cộng đoàn. Mục đích chung là phục vụ. Thành thử không thể sinh ra kình địch hay hỗn loạn.
Thánh Phaolô, khi nghĩ đến các ân huệ riêng biệt liên quan đến đời sống cộng đoàn, đã lưu ý là mỗi thành phần của cộng đoàn có khả năng của mình, tài năng để truyền đạt cho nhau vì lợi ích mọi người, và mỗi người phải bằng lòng với của riêng mình.
Ngài đã trình bày cộng đoàn như một thân thể và ngài tự hỏi: “Nếu như thân thể nầy chỉ toàn là mắt nơi là lỗ tai? Và nếu như thính giác nơi là khứu giác? Bấy giờ, trái lại, Thiên Chúa đã đặt một cách phân biệt các chi thể trong thân thể như Ngài muốn. Rồi nếu như tất cả chỉ là một chi thể duy nhất, đâu là thân thể?”. Trái lại:
“Có nhiều chi thể, nhưng chỉ có một thân thể” (1 Cor 12,20)
Nếu mỗi người khác nhau, mỗi người có thể là ân huệ cho người khác, và với điều là chính mình và thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa nơi người khác. Và Thánh Phaolô thấy trong cộng đoàn nầy, trong đó các ân huệ khác nhau đang hoạt động, một thực tại làm cho danh Chúa Kitô được rạng ngời.
Sự kiện là thân thể độc đáo nầy gồm các thành phần của cộng đoàn thật sự là Thân Thể của Chúa Kitô. Quả thật, Chúa Kitô tiếp tục sống trong Giáo Hội của Người và Giáo Hội là thân thể của Người
Trong bí tích rửa tội, Chúa Thánh Thần đưa người tín hữu vào trong Chúa Kitô, và họ cũng được sát nhập vào trong cộng đoàn. Và ở đó tất cả là Chúa Kitô. Mọi chia rẻ bị xoá bỏ, mọi kỳ thị bị vượt qua.
“Có nhiều chi thể, nhưng chỉ có một thân thể” (1 Cor 12,20)
Nếu thân thể là một, các chi thể của cộng đoàn Kitô hữu thể hiện lối sống mới mẻ của họ được thực hiện giữa họ sự hiệp nhất. Sự hiệp nhất nầy vượt trên mọi sự khác biệt, đa nguyên. Cộng đoàn không giống một khối vật chất bất động, nhưng là một cơ thể đang sống với các chi thể khác nhau. Việc gây nên chia rẽ là, đối với người Kitô hữu, làm trái ngược điều họ phải làm.
“Có nhiều chi thể, nhưng chỉ có một thân thể” (1 Cor 12,20)
Bây giờ làm sao bạn có thể sống lời mới mẻ nầy mà Sách Thánh đề nghị cho bạn? Tất nhiên là bạn rất tôn trọng đối với các phận vụ khác nhau, các ân huệ và tài năng của cộng đoàn.
Cần bạn mở rộng tâm hồn cho mọi sự phong phú khác nhau của Giáo Hội và không chỉ của giáo hội nhỏ bé mà bạn thường lui tới, chẳng hạn cộng đoàn giáo xứ hay hiệp hội kitô mà bạn gắn bó vào, hay phong trào của giáo hội mà bạn là thành viên, nhưng là Giáo Hội phổ quát, trong muôn hình dạng và diễn tả củaGiáo hội nầy
Và bấy giờ, như bạn chăm lo và gìn giữ thân thể mình, bạn phải làm như thế cho mọi thành phần của cơ thể thiêng liêng (…) Với mọi người bạn phải chăm lo, làm phần của bạn để họ có thể nên hữu dụng cho Giáo hội trong cách thức tốt nhất Bạn phải cảm thấy tất cả là của bạn, vì bạn là thành phần của thân thể duy nhất nầy
Đồng thời đừng coi thường những gì Thiên Chúa đòi hỏi bạn đang ở, cũng như là công việc hằng ngày mà xem ra bạn cảm thấy đồng điệu và không có ý nghĩa bao nhiêu: chúng tất cả thuộc về cũng một thân thể, và như chi thể, mỗi người tham gia vào sinh hoạt của thân thể toàn vẹn, đang khi vẫn giữ nguyên vị trí mà Thiên Chúa đã chọn cho người ấy.
Điều cốt yếu là nhận ra ân sủng, như thánh Phaolô loan báo, vượt trên mọi ân sủng là lòng mến: lòng mến đối với từng người mình gặp gỡ, lòng mến đối với mọi người trên trần gian. Và với lòng mến, với lòng yêu thương lẫn nhau, nhiều chi thể có thể nên một thân thể duy nhất. “fra ord til liv”, focolare bevegelse Tekst av: Chiara Lubich fra jan. 1981 Grafik av Anna Lollo i sammenarbeide med don Placido D’Omina (Sicilia - Italia)