1 / 9

Hãi hùng “mục kích” lò bún

Hãi hùng “mục kích” lò bún. Kính thưa quí bạn, lâu nay tôi có lòng nghi nhưng không biết rõ là “họ” dùng hoá chất gì để tẩy trắng bột. Nay được trả lời nơi đây, nếu các bạn còn quan tâm tới thân nhân bà con bạn bè mình thì có lẽ không nên delete cái slide show nầy. Nguồn tin:.

makani
Télécharger la présentation

Hãi hùng “mục kích” lò bún

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Hãi hùng “mục kích” lò bún Kính thưa quí bạn, lâu nay tôi có lòng nghi nhưng không biết rõ là “họ” dùng hoá chất gì để tẩy trắng bột. Nay được trả lời nơi đây, nếu các bạn còn quan tâm tới thân nhân bà con bạn bè mình thì có lẽ không nên delete cái slide show nầy. Nguồn tin: Xin nhấn space bar xem tiếp Nhớ mở loa lên (Dân trí- Thứ Hai, 16/11/2009 - 11:28 AM) Anh công nhân cởi trần đứng nhào bột. Một công nhân khác đứng tắm ngay sát dãy thùng ngâm gạo. Góc khác, cô gái tay không tách bún. Bún sau đó được cho vào những giỏ nhựa để dưới nền gạch nhầy nhụa nước, đất…. Chữ nghiêng suốt bài nầy là phần trích từ webpage Dân Trí. Không biết các bạn có để ý không, bánh bao bán ngoài chợ bao giờ vỏ cũng trắng tươi đẹp mắt. Bánh tráng khô, bún khô, miếng khô, hủ tiếu khô… bán trong chợ Việt Nam tại Mỹ bao giờ cũng trắng đẹp. Nhớ lại bánh tráng nhúng nước ngày xưa có màu ngà ngà, không dẽo như plastic và trong như bao nilon đang bày bán cùng khắp hiện giờ. Chuyện sản phẩm làm từ bột “trắng tinh” được tiết lộ nơi đây, còn chuyện tại sao nó dẽo như bao nilon thì tôi chưa biết, chờ nghe cao kiến của nhà sản xuất … Đương nhiên là họ dấu kỹ, người sản xuất chưa chắc dám ăn, nhưng đa số quí bạn thì thích trắng đẹp và mua ăn đều đều.

  2. Chúng tôi thâm nhập cơ sở bún không bảng hiệu, dù trên bao bì ghi sản phẩm bún K.T, gần sân bóng cây Trâm (phường 12, quận Gò Vấp) trên con đường đất lầy lội. Bên trong cánh cửa sắt là lò bún có mặt bằng nhỏ hẹp với 5 công nhân đang làm việc. Nền nhà dù được lát bằng gạch men nhưng luôn ẩm ướt, nhầy nhụa đất bùn do các công nhân đi dép từ bên ngoài vào.

  3. Vòng qua khu vực chợ Cầu, chúng tôi tới cơ sở bún K.C. Cơ sở này nằm sát mé dưới gầm cầu sông chợ Cầu, rất ẩm thấp. Người dân phản ánh cơ sở này xả nước thải trực tiếp ra sông, gây mùi chua rất khó chịu.

  4. Trong cơ sở có bao tay, ủng đi chân nhưng không thấy công nhân nào mang. Hai thanh niên cởi trần, chỉ quấn một vòng bao nilong trắng ngang lưng quần để khỏi bị ướt. Kẻ nhồi bột, người tách bún. Khi bún được tách ra, cô công nhân kéo chồng giỏ nhựa trên nền nhà dơ bẩn đến sát bên. Lót vội bao nilong tái sử dụng vào giỏ, cô này bỏ bún vào. Túm chặt bao nilong bịt miệng giỏ bún, anh công nhân lấy chân đạp vào giỏ để đẩy bún ra sát cửa cho một anh khác bỏ lên xe chở đi. Khi được hỏi sao không đeo găng tay giữ vệ sinh, một anh nhanh nhảu: “Đeo cái thứ này vào nóng nực sao chịu nổi”.

  5. Làm trắng bún bằng hóa chất độc hại Theo quy trình sản xuất bún, bún muốn ngon thì gạo phải được ngâm ủ trong khoảng thời gian một tuần rồi mới cho vào lò ra sợi bún. Làm như thế, bún sẽ có độ dai, giòn tự nhiên và rất ngon. Nhưng hiện nay rất nhiều cơ sở do chạy đua thời gian và tiết kiệm chi phí, đã rút ngắn quy trình sản xuất. Có cơ sở chỉ ngâm gạo trong vòng 2 giờ, sau đó đem xay, tách nước rồi cho bột năng, bột lọc vào để tạo ra sợi.

  6. Theo tìm hiểu của chúng tôi, Tinopal được bán rộng rãi tại “chợ hóa chất” Kim Biên (Q.5, TPHCM) với tên là Tinopal-AMS, Tinopal-DMS,... Giá dao động từ 400.000 - 550.000 đồng/kg. Loại hóa chất này cũng được rao bán trên mạng internet với tên Tinopal CBS-X, giá bán sỉ là 590.000 đồng/kg. Đây là loại hóa chất tẩy rửa cực mạnh, có màu vàng hoặc màu trắng, không mùi. Chúng tôi thử chấm một ít bột lên đầu ngón tay, lát sau chỗ da tiếp xúc với hóa chất đã chuyển sang màu trắng bạch. Hỏi một chủ sạp có bán hóa chất, chị này cho biết, Tinopal được nhiều người mua để pha chế trong bột giặt xà phòng và làm trắng bún.

  7. Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện vệ sinh Y tế công cộng, Bộ Y tế cho biết, Tinopal là loại hóa chất tẩy rửa trong hoạt động công nghiệp, dùng làm trắng, sáng sản phẩm. Tinopal không có tên trong danh mục phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế. Tinopal không được dùng trong chế biến thực phẩm. Một thực tế khác là rất nhiều lò bún vẫn sử dụng lò đun bằng than đá, dầu… thải ra khí độc hại cho sức khỏe con người.

  8. Bây giờ mời các bạn nếm chút xíu Tinopal lấy thảo TINOPAL CBS Chất nầy dùng để tẩy trắng vải, nhựa nilon, tơ lụa, giấy, len… nay được người Việt Nam “phát minh” ra việc dùng chúng như là một món tiên dược có công dụng giúp mọi người mau thoát tục.

  9. Mời quí thưởng thức bánh bao mới ra lò trắng tinh, cũng như bánh tráng nhúng nước dẽo như cao su. Ngày xưa làm gì có mấy thứ nầy. Hèn chi trong chương trình dạy nấu ăn cô Uyên Thy nói bánh bao làm nhà ăn không bao giờ trắng, muốn cho vỏ trắng thì phải mua bột bánh bao người ta pha sẳn vô bao bán ngoài chợ. Nếu các bạn chưa vì những thức ăn đẹp mắt nầy làm cho bịnh hoạn thì mời đón xem tiếp phần quảng cáo cho những món ăn đẹp mắt mà đau bụng khác trong tương lai.

More Related