1 / 21

Người báo cáo: TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc

Quan điểm phát triển con người trong tư duy của xã hội Việt Nam truyền thống ( th ông qua các di sản pháp luật). Người báo cáo: TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc. Nội dung chính. Đặt vấn đề Khái niệm về di sản pháp luật truyền thống: ▪ B ộ Luật Hồng Đức (Luật nước) ▪ C ác Hương ước cổ (Lệ làng)

Télécharger la présentation

Người báo cáo: TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Quan điểm phát triển con người trong tư duy của xã hộiViệt Nam truyền thống (thông qua các di sản pháp luật) Người báo cáo:TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc

  2. Nội dung chính • Đặt vấn đề • Khái niệm về di sản pháp luật truyền thống: ▪ Bộ Luật Hồng Đức (Luật nước) ▪ Các Hương ước cổ (Lệ làng) ▪ Mối quan hệ giữa Luật nước và Lệ làng • Quan điểm PTCN trong nôi dung Luật Hồng Đức • Quan điểm PTCN trong các hương ước cổ • Sự vận dụng

  3. Đặt vấn đề • Quan điểm PTCN gắn liền với: - Các tên tuổi Mahbub ul Haq và Amartya Sen - UNDP vào đầu những thập kỷ90 - Nội dung: nâng cao năng lực lựa chọn và mở rộng cơ hội lựa chọn; coi con người là trung tâm của sự PT, là sự PT bởi CN, do con ngưòi và vì CN; coi phát triển là quyền tự do,  Tiền đề lý luận của quan điểm PTCN: - Phương Tây: Triết học cổ đại, triết học hiện sinh, trong các Hiến pháp nước Mỹ, Tuyên ngôn Đảng CS Pháp (1796) và Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người của LHQ (1948); - Phương Đông: Quan điểm của Nho giáo, Phật giáo… - Ở Việt Nam đã thể hiện trong một số di sản pháp luật thành văn: Bộ hình thư, Luật Hồng đức và các hương ước…. -

  4. Tiền đề lý luận của quan điểm PTCN • Triết học cổ đại: coi Quyền tự do tự do là khả năng lựa chọn và thực hiện theo ý chí riêng, không bị quy định bởi bất cứ một tính tất yếu khách quan nào từ bên ngoài chủ thể [i]. • Nhận định Quyền tự do lựa chọn của CN còn được đề cập trong quá trình dân chủ hoá ở Nước Anh (Thế kỷ XV); • được khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và trong Tuyên ngôn Đảng CS Pháp (1796) và Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người của LHQ (1948); • Các học thuyết phương Đông: Nho giáo, Phật giáo… đều coi con người là trung tâm và cần phải sống trong bói cảnh “Thiên thời địa lợi nhân hoà”…. • Ở Việt Nam thể hiện ở Tuyên ngôn độc lập của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà [i]Học thuyết của Epiquya trong Triết học cổ đại.

  5. Luật nước Hệ thống các quy tắc XH, điều chỉnh các QHXH, bao gồm: các quy phạm PL; thể hịên các quy tắc ĐĐ, tập quán, tín điều TG…., của một thể chế, quốc gia; Là các quy định có tính chất điều lệ của Nhà nước; Phạm vi điều điều chỉnh: chung cho cảquốc gia dân tộc; Có vai trò chế định các hương ước, tập tục địa phương; Bộ hình thư ra đời vào TK XI (1042), thời Lý Thái Tông - Luật Hồng đức ra đời sau đó 400 năm, Thời Nhà Lê Các hương ước cổ Hệ thống các quy ước XH trong một cộng đồng, điều chỉnh các QH cộng đồng; thể hịên các quy tắc ĐĐ, tập quán, tín điều TG …, của mỗi cộng đồng; Là quy ước cộng đồng ở một đơn vị dân cư nhỏ nhất: thôn, làng, bản. Phạm vi điều chỉnh: chung đối với từng cộng đồng; Mang tính cục bộ địa phương; Nội dung phải phù hợp với luật nước; Xuất hịên vào thế kỷ XV Di sản pháp luật truyền thống và mối quan hệ

  6. Nội dung của Bộ Hình thư • Bộ hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên ra đời vào 1042, do Lý Thái Tông ban hành; • Do văn bản Bộ hình thư bị thất lạc nên các điều mục điều không được phân tích và thể hiên chính xác • Được coi là bộ luật nhân văn nhất của thời PKVN (theo Ngô Ngọ Phong, Trương Hán Siêu…): “… ra đời khi nền kinh tế - xã hội phát triển, quan hệ xã hội mở rộng, tệ nạn xã hội cũng tăng lên, việc xây dựng đất nước cần đến pháp luật: “…Khi trong nước bất ổn, quan bị bị kiện tụng phiền nhiễu, thậm chí bị oản uổng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư sửa định luật lệnh…. làm sách hình luật của triều đại…” • Nội dung chủ yếu: Bảo vệ quyền sống của con người: ăn ở, sở hữu tư liệu SX…., quyền sử dụng tài sản công cộng (đối với cả quan lại và dân)

  7. Quan điểm nhân văn trong Bộ Hình thư • Bộ hình thư lấy đạo Phật làm quốc giáo, lấy việc phát triển sức sản xuất (bao gồm cả việc phát triển dân số) làm mục tiêu, bước đầu chú trọng đến quyền sống của con người trong pháp luật…nên đã đưa đất nước phát triển một thời gian dài trong thái bình, thịnh trị. Tiêu biểu nhất là triều đại Lý Thánh Tông như Ngô Ngọ Phong đã ca ngợi: “Thánh Tông thành thực thương dân, khoan rộng việc hình, cùng là vua tôi thân nhau, không ngăn cách trên dưới, phong độ trung hậu dễ dãi, có thể tưởng thấy được. Cứ theo đạo ấy mà làm, thói dở đâu còn che lấp, dân tình đâu còn không thông, thiên hạ đâu còn lo lắng thịnh trị”

  8. Quan điểm nhân văn trong Bộ Hình thư bản thân người định ra hình luật cũng “lấy làm thương xót”, quan tâm đến quyền sống của con người, nhân ái trong pháp trị biểu hiện ở việc Lý Thánh Tông đối xử rất nhân đạo với các tù nhân “Trẫm ở trong cung, nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, mà ăn không no bụng, áo không kín mình,…. trẫm thương xót, vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày hai lần phát cơm” (Trương Hán Siêu đã ghi lại) • khoan giảm hình luật, chú ý đến sự không cố ý “không biết mà mắc vào” của con người phạm pháp… Sử cũ ghi: “Mùa hạ tháng tư, vua ngự điện Thiện Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa bảo ngục lại rằng: “Ta yêu con ta, cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Nhân dân không biết mà mắc vào hình pháp ta rất lấy làm thương. Từ nay về sau, không cứ tội nặng nhẹ đều nhất luật khoan giảm” • Bảo vệ TLSX bao gồm cả con người, ruộng đất và sức cày kéo

  9. Nội dung Quốc triều hình luật • Trần Thái Tông đã cho soạn Quốc triều hình luật năm 1230. Bộ luật này đến nay đã bị thất truyền, chỉ còn một đôi điều do sử cũ ghi lại • Mặc dầu Quốc triệu hình luật không còn, nhưng căn cứ vào việc vận dụng luật đó của vua Trần Anh Tông trong việc xét xử thì thấy hết sức nghiêm khắc; • Năm 1341, Trần Dụ Tông lại sai Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn “biên định bộ Hoàng triều đại điển và soạn thảo bộ Hình thư để ban hành” (25). Bộ luật này nay cũng bị thất truyền, nhưng xét theo sử cũ thì luật vẫn quan tâm tới củng cố chế độ gia nô, nô tỳ và bảo vệ trật tự xã hội.

  10. Mối quan hệ 2 bộ hình và 2 thể chế Lý Trần • Hai triều đại Lý, Trần - với gần 400 năm độc lập tự chủ - đã để lại cho dân tộc một di sản pháp luật khá điển hình: • Nếu nhà Lý đã mở đầu cho thời kỳ pháp luật thành văn và đưa pháp luật chính thức đi vào cuộc sống của Việt Nam, thì nhà Trần đã kế thừa di sản tích cực đó, nâng cao lên một bước để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của xã hội, tạo nên một sức mạnh mới cho dân tộc. Cả hai triều đại đều vừa nhằm bảo vệ độc lập, thống nhất lãnh thổ, vừa bảo vệ quyền sốngcủa con người (tất nhiên là có tính giai cấp) thông qua việc phát triển sản xuất, duy trì trật tự an ninh xã hội. Điều đó đáng để cho chúng ta ngày ngay nghiên cứu và kế thừa. • Nhìn chung nhà Trần, tuy về mặt cương thường, luân lý không thật nghiêm như việc duy trì lâu dài chế độ nội tộc hôn, nhưng về giữ gìn phép nước nhằm phát triển sản xuất, thông nhất quốc gia, an toàn xã hội lại rất là nghiêm khắc. Đó cũng có thể là một trong những yếu tố tích cực góp phần vào việc củng cố Nhà nước Trung ương tập quyền vững mạnh, đủ sức để thắng giặc ngoại ba lần xâm phạm bờ cõi.

  11. Nội dung Bộ luật Hồng Đức • Nêu cao pháp trị, củng cố độc lập DT, đảm bảo an toàn XH; • Củng cố và phát triển chế độ xã hội; • Phát triển sức sản xuất, bảo vệ sức lao động và TLSX, chống bỏ ruộng hoang, chống thiên tai, bảo vệ mùa màng; • Bảo vệ quyền con người, chú ý tới phụ nữ, con nuôi, người ốm đau, tàn tật, cô nhi, quả phụ không nơi nương tựa và đặc biệt là quyền được sử dụng pháp luật để tự bảo vệ mình

  12. Quan điểm nhân văn trong Bộ luật Hồng Đức • Bảo vệ chế độ tư hữu về ruộng đất. Trong Bộ luật Hồng Đức, Chương Điền Sản đã chú ý nhiều đến việc này: “Nhận bậy ruộng đất của người khác, 1 mẫu trở lên thì biếm 1 tư… Lấn giới hạn ruộng đất của người khác thì biếm 1 tư và bồi thường địa sản một phần… Cấy mướn ruộng công hay ruộng tư, không báo với người giám đương hay chủ ruộng mà tự gặt trước thì xử 80 trượng… Nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng, nhà, ao, hồ của lương dân, 1 mẫu trở lên thì xử phạt, 5 mẫu trở lên thì xử biếm… Bán trộm ruộng đất cùa người khác thì xử biếm… Nếu người mua biết, mà cứ mua thì xử 80 trượng, mất số tiền mua…” • Tận dụng tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, trước hết là ruộng đất. Ngoài việc bảo vệ và cho phát triển chế độ tư hữu ruộng đất như trên đã nói, thời Lê sơ còn quan tâm đến việc phân cấp và sử dụng công điền.

  13. Quan điểm nhân văn trong Bộ luật Hồng Đức • điều đáng lưu ý nhất trong Luật Hồng Đức hiện nay là vấn đề quyền sống của con người. Nó thuộc quyền con người nói chung - một vấn đề đang được cả nhân loại quan tâm. • Nhiều nhà luật học quốc tế đánh giá cao việc coi trọng nhân quyền của Luật Hồng Đức, nhất là quyền lợi của phụ nữ mà họ cho rằng ở phương Tây mãi tới cách mạng tư sản sau này mới được đặc biệt chú ý.

  14. Quan điểm nhân văn trong Bộ luật Hồng Đức • Điều đặc sắc nhất của Luật Hồng Đức là có nhiều cái mà ngày nay chúng ta có thể kế thừa và phát huy được. Đó là việc phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Cụ thể là: • Tăng lực lượng lao động, giảm số người ăn bám. Điều này nhằm phát triển lực lượng sản xuất, giảm những nhân khẩu phi sản xuất • Chú trọngQuản lý hộ khẩu để nắm sưu dịch, giữ gìn trật tự xã hội

  15. Đặc điểm của các hương ước cổ • Nước có phép thì làng phải có lệ làng, đó là cái lý đương nhiên mà mọi hương ước đều nhắc đến. • các văn bản hương ước cổ, được ghi bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, với nhiều tên gọi khác nhau: khoán lệ, khoán ước, tục lệ hương lệ, hương ước, hương biên... còn lưu giữ được một kho hương ước cổ đủ để nhận diện hương ước cổ Việt Nam. • Về số lượng, theo điều tra sơ bộ, ở kho sách Viện Hán Nôm và kho sách Viện Thông tin khoa học xã hội, thì tổng số hương ước cổ hiện còn khoảng trên dưới 400 văn bản; • Điều đáng lưu ý là số lượng hương ước cổ chủ yếu tập trung ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Bộ xưa: Riêng số hương ước cổ Hà Tây hiện còn khoảng dưới 200 văn bản, số hương ước cổ Hưng Yên hiện còn khoảng trên 100 văn bản. • càng vào đến miền trong số lượng càng thấp dần; số lượng hương ước cổ đã sưu tập ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cho thấy rõ điều này.

  16. Vai trò của hương ước • Hương ước trực tiếp điều chỉnh hầu hết quan hệ giữa các cá nhân, giữa các gia đình, dòng họ trong nội bộ làng và cả những quan hệ với các cộng đồng làng khác và quan hệ đối với nhà nước. • Về “Phép Vua thua lệ làng” – nhưng cần phải hiểu một cách linh hoạt là Hương ước không không bao giờ vượt qua luật nước. • Từ khía cạnh tích cực, hương ước xưa đã gắn kết mọi thành viên trong làng thành viên trong làng thành một cộng đồng chặt chẽ; tổ chức và quản lý có hiệu quả các mặt của đời sống làng xã; duy trì trật tự, kỉ cương, tạo ra môi trường sống ổn định và an toàn cho cả cộng đồng; duy trì, phát huy thuần phong, mĩ tục và truyền thống văn hoá cộng đồng, củng cố các giá trị đạo lý và nhân bản, • Đặc biệt, hương ước xưa cũng đã góp phần tạo lập một cuộc sống dân chủ, gắn con người với tự nhiên, gắn cá nhân với cộng đồng; xây dựng ý thức cộng đồng làng xã, gắn ý thức cộng đồng làng xã với ý thức quốc gia, dân tộc...

  17. Nội dung của hương ước cổ • Nội dung của hương ước cổ phản ánh quy chuẩn của phong tục tập quán, thể hiện ý chí của cộng đồng dân cư trong việc quản lý các mặt đời sống xã hội, bảo vệ trật tự trị an và các sinh hoạt văn hoá tinh thần gắn với đời sống thường ngày của cộng đồng. • Các điều khoản của hương ước rất phong phú quy định các nguyên tắc xử sự trong nhiều mặt của đời sống làng Việt từ đặc điểm địa lý, lịch sử truyền thống đến khuyến khích phát triển sản xuất, bảo vệ trật tự trị an, cảnh quan môi trường, di tích lịch sử văn hoá và quy định các thủ tục, cách thức tổ chức lễ hội, thờ cúng tổ tiên, ma chay, cưới xin, khuyến khích học hành, mở mang nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy tự quản trong cộng đồng. Trên thực tế, có thể ví hương ước xưa như một " bộ luật" của làng.

  18. Nôi dung của các hương ước cổ • Xây dựng xóm làng no ấm, yên vui, giữ gìn thần phong mĩ tục, các bản hương ước cổ truyền Việt Nam đều hết sức quan tâm đến những điều khoản quy định cơ cấu tổ chức chính trị và các thiết chế quản lý làng xã. Hầu như hương ước nào cũng có những điều khoản về việc tổ chức hội đồng giáp biểu, về việc bầu lý trưởng, phó lý, chưởng bạ, hộ lại, về việc tuần phiên, về hội tư văn • Chính sách ruộng đất và sản xuất nông nghiệp cũng là phần nội dung được các hương ước cổ truyền ở Việt Nam đặc biệt quan tâm. Đó là các điều khoán về việc phân bổ công điền, tư điền, về việc thu bổ sưu thuế các loại • Cùng với đó là những quy định về sinh hoạt văn hoá ở đình làng, hương ước cổ còn đặc biệt quan tâm tới việc giữ gìn đồ thờ tự cũng như việc bảo vệ các di tích đình chùa ở làng xã. • Một nét đẹp văn hoá nữa thường, thấy trong các hương ước cổ đó là lệ trọng xỉ (trọng người cao tuổi) • Chỉ trong hương ước ý thức bảo về môi trường của thể hiện rõ

  19. Sự hiện đại hoá của hương ước • Đây chính là sự phát huy các giá trị nhân văn mà hương ước cổ đã thể hiện được • Hương ước mới thể hịên những nội dung tăng cường dân chủ cơ sở ở nông thôn, xây dựng nếp sông văn hoá ở khu dân cư… • Thiết lập các quy định, quy chế của những tổ chức: Hương ước doanh nghịêp, hương ước Blog… • Hương ước đang được đẩy mạnh nghiên cứu và phát huy trong bảop vệ môi trường

  20. Xin chân thành cám ơn

More Related