0 likes | 2 Vues
Tru00e0 u00f4 long u0111u01b0u1ee3c biu1ebft u0111u1ebfn lu00e0 u0111u1ed3 uu1ed1ng ru1ea5t cu00f3 lu1ee3i cho su1ee9c khu1ecfe vu00e0 u0111u01b0u1ee3c nhiu1ec1u ngu01b0u1eddi su1eed du1ee5ng hu00e0ng ngu00e0y nhu01b0 mu1ed9t cu00e1ch u0111u1ec3 nu00e2ng cao su1ee9c khu1ecfe, lu00e0m u0111u1eb9p da, giu1eef gu00ecn vu00f3c du00e0ng,u2026 Bu00e0 bu1ea7u uu1ed1ng tru00e0 u00f4 long u0111u01b0u1ee3c khu00f4ng?
E N D
Trà ô long có tốt cho bà bầu không? Có thai uống trà ô long được không? Có nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu uống trà không tốt cho thai nhi bởi có thể gây sinh non, trẻ nhẹ cân hoặc ảnh hưởng đến trí não của trẻ. Thực hư như thế nào? Xem thêm: thuốc bổ máu không gây táo bón cho bà bầu Trà ô lông có tác dụng gì với sức khỏe Thực sự trà ô lông có tác dụng gì đối với sức khỏe. Các chuyên gia trên thế giới đã ví như thuốc bổ đa năng cho cơ thể. Vậy các lợi ích đạt được là gì cùng tìm hiểu xem nào: Kiểm soát cân nặng: Theo kết quả nghiên cứu khoa học năm 2007 ở Mỹ, thường xuyên uống trà ô long trong một thời gian dài giúp chúng ta giảm mỡ máu, làm tăng nồng độ adiponectin giúp chúng ta giảm nguy cơ béo phì và nâng cao tuổi thọ. Nâng cao sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Chất adiponectin có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch ở bệnh mạch vành (bệnh CAD), giảm mỡ máu, béo phì. Các chất chống oxy hóa có trong trà ô long giúp duy trì nồng độ đường huyết, giảm kháng insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tăng khả năng miễn dịch: Các flavonoid và chất chống oxy hóa có trong trà ô long giúp chống lại các gốc tự do, phục hồi tế bào bị tổn thương và tăng cường các protein kháng khuẩn để giúp cơ thể chống lại các yếu tố có hại cho sức khỏe. Thường xuyên uống trà ô long giúp chúng ta tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, viêm khớp và đột quỵ. Nâng cao sức khỏe hệ thần kinh: Caffeine, theanine, polyphenol và EGCG và các chất chống oxy hóa khác có trong trà ô long giúp người uống cải thiện tâm trạng, ổn định chức năng não bộ và chống lại quá trình suy giảm chức năng não do quá trình lão hóa gây ra. Một nghiên cứu khoa học được thực hiện ở Singapore đã cho
thấy trà ô long giúp người uống cải thiện trí nhớ, tăng cường nhận thức và khả năng điều hành hệ thần kinh, tốc độ xử lý thông tin ở người cao tuổi. Ngoài ra, L-theanine và GABA có trong trà ô long kết hợp với nhau sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng giấc ngủ, khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần sau khi thức dậy Giúp xương, răng chắc khỏe: Thường xuyên uống trà ô long giúp chúng ta tăng cường mật độ xương, bảo vệ men răng và giảm nguy cơ hình thành mảng bám trên răng. Nhờ đó người uống trà ô long đều đặn trong một thời gian dài có khung xương và hàm răng chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương và mắc các bệnh về răng miệng như viêm lợi, mảng bám,… Làm đẹp da: Các chất chống oxy hóa có trong trà ô long, đặc biệt là EGCG, mang lại cho chúng ta làn da tươi sáng, mịn màng, giảm mụn và nếp nhăn sau một thời gian uống đều đặn. Không chỉ làm chậm quá trình lão hóa, uống trà ô long còn giúp chúng ta thanh nhiệt, giải độc, giảm mụn và thâm nám rất hiệu quả. Xem thêm: viên canxi cho bà bầu không gây táo bón Trà ô long có tốt cho bà bầu không? Theo khuyến nghị của các cơ quan bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và nuôi con bú không nên sử dụng thực phẩm có chứa caffeine. Hàm lượng caffeine tối đa khuyến nghị với bà bầu chỉ 200mg/ngày, những người có cơ địa mẫn cảm với caffeine chỉ nên bổ sung tối đa 100mg/ngày. Nếu bà bầu uống nhiều trà ô long, caffeine có trong trà sẽ đi qua nhau thai để tới thai nhi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa còn non nớt của thai nhi chưa thể chuyển hóa được caffeine, mẹ uống trà ô long có thể khiến các bé phải đối mặt với một số vấn đề nguy hiểm ngay khi còn trong bụng mẹ. Đồng thời, hàm lượng caffeine có trong trà ô long có thể khiến mẹ bầu bị tăng huyết áp, nhịp tim, gây cảm giác bồn chồn, chướng bụng, đầy hơi, khó ngủ,… Caffeine còn có tác dụng lợi tiểu, rất khó chịu với mẹ bầu vốn dĩ đã thường xuyên phải đi tiểu do bàng quang bị tử cung chèn ép. Mẹ bầu uống trà ô long vào buổi tối thường sẽ phải thức giấc giữa đêm
do buồn tiểu khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Mất ngủ kéo dài còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ bầu và quá trình phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó bà bầu nên hạn chế uống trà ô long và các thức uống có chứa caffeine để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và quá trình phát triển của thai nhi. Xem thêm: sắt với canxi nên uống cách nhau bao lâu Bà bầu uống trà ô long đúng cách như thế nào? Nếu mẹ bầu nào thích, nghiện hay muốn uống trà có thể tham khảo cách uống sau: Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên kiêng hoàn toàn trà ô long và thực phẩm có chứa caffeine. Từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu có thể uống một cốc nhỏ vào buổi sáng hàng ngày. Tổng hàm lượng caffeine bà bầu nạp vào cơ thể mỗi ngày không nên quá 200mg. Những bà bầu cơ địa mẫn cảm với caffeine không nên bổ sung quá 100mg/ngày. Bà bầu uống nhiều trà ô long sẽ bị tích trữ quá nhiều caffeine trong cơ thể làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhi bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng và một số vấn đề khác khiến quá trình phát triển toàn diện của bé bị ảnh hưởng. Không uống trà ô long đang quá nóng, khi đang đói, ngay sau bữa ăn, vào buổi tối và trước khi đi ngủ hoặc trà đã để qua đêm. Không uống sắt cho bà bầu cùng trà ô long Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì Làm Mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, và mang thai tựa như hành trình khám phá bản thân của mỗi người mẹ. Hy vọng rằng bài viết đã giải đáp thắc mắc “Phụ nữ mang thai có nên uống trà ô long?” của quý vị . Tránh sử dụng trà thảo mộc, thay vào đó duy trì lượng vừa đủ trà chứa caffein như trà đen, trà xanh, trà trắng, trà matcha,… để mang đến lợi ích tốt nhất cho sức khỏe bà bầu.