450 likes | 2.31k Vues
Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ ĐÀO TẠO GIỚI TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Mã số: Q.TTPN.08.01. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Giáo dục và đào tạo về Giới được xem là một trong những biện pháp quan trọng nhằm xoá bỏ bất bình đẳng giới - ngay từ trong nhận thức.
E N D
Đại học Quốc gia Hà NộiTrung tâm nghiên cứu về Phụ nữĐÀO TẠO GIỚI TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAMMã số: Q.TTPN.08.01
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI • Giáo dục và đào tạo về Giới được xem là một trong những biện pháp quan trọng nhằm xoá bỏ bất bình đẳng giới - ngay từ trong nhận thức. • Có sự mất cân bằng giữa hoạt động đào tạo về Giới trong xã hội và hoạt động đào tạo về Giới một cách chính quy trong trường ĐH dành cho SV. • Trên toàn quốc, chưa có sự liên thông về các chương trình đào tạo về Giới.
ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đối tượng NC • Thực trạng đào tạo về Giới trong các trường ĐH ở Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu • Chỉ ra thực trạng đào tạo Giới trong các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay. • Đánh giá nhu cầu xây dựng chương trình đào tạo cử nhân khoa học về Giới cho những năm sắp tới.
KHÁCH THỂ VÀ ĐỊA BÀNNGHIÊN CỨU • Tổng số khách thể NC: 186 người (181 SV, 5 GV) • Nam: 19.3 %; Nữ: 75.1% • 3 địa bàn NC: • ĐH KHXH& NV: 42% • ĐH Đà Lạt: 40% • Học viện BC&TT: 15%
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Nghiên cứu tài liệu • Trưng cầu ý kiến • Phỏng vấn bán cấu trúc
ĐÀO TẠO GIỚI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG ĐH TRÊN THẾ GIỚI 1. ĐH Harvard (Mỹ) 2. ĐH Melbourn (Úc) 3. ĐH Bradford (Anh) 4. ĐH West Indies (Jamaica) 5. ĐH Al-Quds (Palestine)
Nhận xét • Giới là môn khoa học liên ngành, được tiếp cận dưới nhiều góc độ. • Đào tạo Giới ở trình độ cử nhân và thạc sĩ • Nội dung đào tạo Giới đa dạng với rất nhiều môn học về Giới khác nhau • Phương pháp giảng dạy về Giới là phương pháp cùng tham gia. • Thời gian đào tạo linh hoạt. SV có sự chủ động về thời gian học, lựa chọn môn học và ghi danh ở lớp học có giảng viên mình yêu thích. • Xu hướng chủ đạo về Giới là xu hướng của nhiều trường ĐH
NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO GIỚI Ở VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH VÀ XU HƯỚNG • Thời kỳ thứ nhất (1990 - 1995): • Chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để tổ chức hội thảo, tập huấn • Chuyên gia của Việt Nam được tài trợđể tham gia các hội thảo, lớp tập huấn, học tập và nghiên cứu ngắn hạnở nước ngoài • Nghiên cứu, dịch thuật, in và phát hành tài liệu • Được triển khaidưới sự bảo trợ và tham dự của các tổ chức phi chính phủ và chuyên gia nước ngoài
Thời kỳ thứ hai (1995 - 2000): • Thực hiện cương lĩnh hành động Bắc Kinh • Cán bộ được cử đi đào tạo ở nước ngoài để hình thành đội ngũ chuyên gia có trìnhđộthạc sỹ và tiến sỹ về các lĩnh vực giới và liên quan đến giới. • Các chương trình, dự án, đề tài NC khoa học và NC thực tiễn theo quan điểm giới được triển khai một cách vừa sâu sắc vừa quy mô. Quan điểm giới thực sự đã thấm nhuần trong triển khai các hướng nghiên cứu. • Được triển khai dưới sự tài trợ và quan tâm của các tổ chức thuộc chính phủ
Thời kỳ thứ ba ( 2000 - nay): • Thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ • Kế thừa những thành tựu của hai thời kỳ trên • Xu thế lồng ghép giới trong nghiên cứu khoa học, trong hoạtđộng củacác chương trình, dựán phát triển ở mọi lĩnh vực, thuộc cácbộ, ngành, địa phương trong cả nước. • Quan điểm giới đã và đang trở thành định hướng hành động trong quá trình phát triển bền vững ở nước ta.
Việc đưa Giới vào giảng dạy trong các trường ĐH ở Việt Nam diễn ra dưới 3 hình thức. • Hình thức 1: đi theo sự phát triển của khoa học Giới và do đơn vị đào tạo nhận thức được ý nghĩa của Giới với chuyên ngành mình đang đào tạo. - Hình thức 2: mang tính trào lưu, chạy theo mode nhiều hơn là quan tâm đến chất lượng thực sự của môn học. - Hình thức 3: kết quả của quá trình hợp tác quốc tế
- Hầu hết GV làm công việc giảng dạy những môn liên quan đến Giới đều đến từ những ngành đào tạo có rất ít mối liên hệ với Giới. - Đào tạo Giới áp dụng cho cả 2 bậc đào tạo là đào tạo cử nhân và đào tạo thạc sĩ với tư cách là một môn học độc lập, thuộc khối kiến thức bắt buộc hoặc tuỳ chọn - Môn học liên quan đến giới thường chỉ kéo dài 2 - 3 đơn vị học trình (30 - 45 tiết) và thuộc môn học có thể dễ dàng bị cắt bỏ (đối với các ngành học không chuyên). - Hoạt động đào tạo về Giới được giao cho các khoa Tâm lý học, Xã hội học, Công tác xã hội, Lịch sử hoặc chính trị.
Hạn chế: • Không có sự liên thông trong đào tạo • Không có giáo trình dạy về Giới • Không có từ điển Giới dành cho SV • Giảng viên dạy về Giới có sự chênh lệch khá lớn về trình độ • làm chậm tiến trình phát triển khoa học về giới trong các trường ĐH ở Việt Nam.
ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI HỌC VỀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO GIỚI • Thái độ của SV khi học về Giới • Nội dung chương trình đào tạo Giới • Phương pháp đào tạo về Giới • Nhu cầu đào tạo Giới
THÁI ĐỘ HỌC VỀ GIỚI CỦA SV - Nhận thức:Hầu hết SV đều có nhận thức đúng về bản chất, đối tượng của khoa học Giới và cảm thấy ngạc nhiên (thậm chí sửng sốt) vì những tri thức về Giới mà họ được học. • Cảm xúc khi học về Giới:82% SV cảm thấy thích thú trong những giờ học về giới, 18% cảm thấy bình thường và không có SV nào cảm thấy chán ghét với môn học. • Bầu không khí lớp học: 75% SV đánh giá là lôi cuốn và hấp dẫn. 24% SV khác đánh giá chúng cũng bình thường như các môn học khác và chỉ có 1% nghĩ bầu không khí lớp học trong những môn học liên quan đến Giới tẻ nhạt.
Thuận lợi khi học về giới: • Tài liệu tham khảo phong phú • Trang thiết bị giảng dạy hiện đại • Môi trường học cởi mở, không thành kiến • Năng lực và kinh nghiệm giảng dạy của GV • Có sự yêu thích đối với môn học • Có sẵn nền tảng kiến thức về Giới nhờ đã học một số môn liên quan trước đó • Kiến thức về Giới gần gũi với đời sống
Khó khăn khi học về Giới: • Thời gian học ít • Không có tiết dành cho hoạt động tham quan thực tế • Bản thân SV có định kiến • Giới tính của GV • Lịch học sắp xếp không phù hợp • Bi quan về khả năng thay đổi thực trạng bất bình đẳng giới • Khả năng ngoại ngữ của SV còn hạn chế • Tạo được bước chuyển biến trong nhận thức và thái độ của SV liên quan đến các giá trị xã hội về giới
Nội dung kiến thức SV hài lòng nhất: • Định kiến Giới • Đặc thù Giới ở Việt Nam • Vấn đề Giới trong một số lĩnh vực xã hội • Các công cụ phân tích giới • Cách thức lồng ghép Giới trong dự án
Sống thử- Quan hệ tình dục trước hôn nhân- Tình trạng nạo phá thai - Đống tính luyến ái- Buốn bán phụ nữ và trẻ em gái Nội dung kiến thức SV muốn được cung cấp thêm:
Phương pháp được sử dụng: • Thuyết giảng • Thảo luận nhóm • Làm bài tập theo nhóm • Chiếu phim, phóng sự, hình ảnh … • Bài giảng được thiết kế trên PowerPoint
Thuận lợi khi dạy về Giới GV có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu về vấn đề Giới SV đón nhận và yêu thích những môn học liên quan đến Giới Khó khăn khi dạy về Giới Thời gian học ngắn Không có chi phí mua văn phòng phẩm phục vụ các hoạt động Không nắm được động cơ và nhu cầu của người học
NHU CẦU ĐÀO TẠO GIỚI • Phần lớn SV đạt kết quả tốt và khá, nắm được vấn đề trong chương trình học. • SV đánh giá cao ý nghĩa của khoa học Giới đối với chuyên ngành chính mà họ được đào tạo • Có hiểu biết về giới giúp SV thuận lợi hơn trong quá trình tuyển dụng vào các tổ chức phi chính phủ
KHUYẾN NGHỊ 1. Đào tạo Giới qua những môn học chuyên biệt về Giới • Tăng thời lượng môn học liên quan đến Giới • Sắp xếp lịch học phù hợp • Tổ chức học ngoại ngoại khoá, đi thực tế tại cơ sở • Đưa thêm nhiều ví dụ, nhiều hoạt động vào bài giảng • GV cần được đào tạo bài bản về Giới • Cần cập nhật vấn đề Giới ở thành thị chứ không chỉ ở vùng nông thôn
2. Lồng ghép Giới vào nội dung của các môn học khác • Lồng ghép nội dung các thuật ngữ khoa học về giới vào bài học • Phân tích nội dung bài học dựa trên yếu tố Giới. Yêu cầu: • GV phải nắm được kiến thức cơ bảnvề Giới • GV có sự nhạy cảm Giới • GV biết điều tiết kiến thức về Giới một cách thích hợp
3. Đào tạo Giới bằng cách phát triển thành một chuyên ngành đào tạo riêng cung cấp những chuyên gia trong lĩnh vực Giới. • Mở mã ngành đào tạo Giới • Xây dựng khung chương trình đào tạo Giới
Lồng ghép giới trong nghiên cứu khoa học ở trường ĐH • Lồng ghép Giới vào trong công tác SV