1 / 20

Dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi)

Dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi). Mục tiêu và nội dung sửa đổi Bộ Tài Chính Hà Nội, 22/02/2008. Bố cục trình bày. I. Sự cần thiết II. Mục tiêu, yêu cầu III. Nội dung sửa đổi IV. Hình thức văn bản. 1. Sự cần thiết. Những kết quả đạt được:

rex
Télécharger la présentation

Dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi) Mục tiêu và nội dung sửa đổi Bộ Tài Chính Hà Nội, 22/02/2008

  2. Bố cục trình bày I. Sự cần thiết II. Mục tiêu, yêu cầu III. Nội dung sửa đổi IV. Hình thức văn bản

  3. 1. Sự cần thiết • Những kết quả đạt được: • Khắc phục được nhược điểm thu trùng thuế của thuế doanh thu trước đây,góp phần khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển; • Thuế GTGT góp phần hoàn thiện chính sách thuế của nước taphù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập; • Góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về kế toán của doanh nghiệp, từ đó, góp phần nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và tạo điều kiện để hiện đại hoá và đổi mới phương thức quản lý thuế; • Là nguồn thu quan trọng và ổn định của NSNN

  4. 1. Sự cần thiết (tiếp) • Một số hạn chế: 1.1. Về đối tượng không chịu thuế GTGT 1.2. Về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế 1.3. Về phạm vi áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% 1.4. Về hình thức văn bản

  5. 1.1 Về đối tượng không chịu thuế GTGT • Một số hàng hoá, dịch vụ hiện đang thuộc diện không chịu thuế GTGT (Điều 4), nếu tiếp tục duy trì thì không còn phù hợp, như: (i) hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải làm TSCĐ của doanh nghiệp, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được hoặc vận tải quốc tế... (Khoản 4, Điều 4); (ii) Vận tải quốc tế (Khoản 4, Điều 4); (iii) Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao,...(khoản 10, Điều 4); (iv) Điều tra thăm dò địa chất,... (Khoản 17, Điều 4);

  6. 1.1 Về đối tượng không chịu thuế GTGT (tiếp) • Một số dịch vụ tài chính đã có nhưng chưa được điều chỉnh bởi Luật, cần bổ sung vào diện không chịu thuế, như: chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh

  7. 1.2. Về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT • Luật thuế GTGT hiện hành chỉ quy định căn cứ khấu trừ thuế là hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ mà không quy định chứng từ chứng minh hàng hoá, dịch vụ mua bán đã thực tế thanh toán =>chưa phù hợp thực tế và tạo nhiều kẽ hở trong quản lý

  8. 1.3. Về phạm vi áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% • Nhiều loại hàng hoá, dịch vụ quy định thuộc diện áp dụng thuế suất 5% cần được chuyển sang aps dụng mức 10% để phù hợp với Chương trình cải cách thuế; • Luật quy định cứng cả 2 Danh mục hàng hoá, dịch vụ áp dụng TS 5% và 10% nên khi phát sinh loại hàng hoá, dịch vụ mới lại vướng trong thực hiện;

  9. 1.4. Về hình thức văn bản • Nội dung sửađổi không nhiều nhưng do hiện hànhđã có nhiều văn bản Luật quy định về thuế GTGT; mặt khác, toàn bộ nội dung quy định về quản lý thuếđã bị bãi bỏ bởi Luật quản lý thuế nên cần có văn bản thay thếđể tạo thuận lợi cho việc tra cứu, áp dụng pháp luật.

  10. 2. Mục tiêu, yêu cầu • Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu của hội nhập của Việt Nam trong những năm tới; • Đảm bảo chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế, tính tuân thủ pháp luật về thuế và đồng bộ với Luật quản lý thuế; • Đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

  11. 3. Nội dung sửa đổi 3.1. Về đối tượng không chịu thuế 3.2. Về thuế suất 3.3 Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào 3.4. Về hoàn thuế 3.5. Về các nội dung về quản lý thuế 3.6. Về Hiệu lực thi hành

  12. 3.1. Về đối tượng không chịu thuế (Điều 4) 1.1. Chuyển sang đối tượng chịu thuế GTGT đối với: (i) Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước không sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp (khoản 4, Điều 4); (ii) Hoạt động văn hoá, triển lãm và thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim vi-đi-ô tài liệu (khoản 10, Điều 4); (iii) Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước (khoản 10, Điều 4); (iv) Vận tải quốc tế áp dụng TS 0% (khoản 22, Điều 4);

  13. 3.1. Đối tượng không chịu thuế (tiếp) 1.2. Bổ sung vào đối tượng chịu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn và các dịch vụ tài chính phái sinh .

  14. 3.2. Về thuế suất (Điều 8 dự thảo) • Mức thuế suất 0%: áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, kể cả “vận tải quốc tế; • Mức thuế suất 5%: áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp hoặc hàng hoá, dịch vụ thiết yếu (12 nhóm); • Mức thuế suất 10%: áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ không quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 8.

  15. 3.3. Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào (Điều 7 dự thảo) • Bỏ quy định thời hạn tối đa được kê khai thuế GTGT đầu vào 3 tháng kể từ tháng phát sinh để phù hợp với Luật Quản lý thuế; • Bổ sung điều kiệnđại bộ phận hàng hoá, dịch vụ mua vào để được khấu trừ thuế đầu vào thì phải thanh toán qua ngân hàng nhằm ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.

  16. 3.3. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào (tiếp) • Bổ sung quy định thuế đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và khắc phục tồn tại của Luật hiện hành, đảm bảo tính minh bạch

  17. 3.4. Hoàn thuế GTGT (Điều 10 dự thảo) • Bổ sung nội dung quy định về hoàn thuế đối với TSCĐ (chuyển từĐiểm c, khoản 1, Điều 10 Luật hiện hành sang Điều 10 dự thảo Luật sửa đổi; • Bỏ nội dung quy định “Bộ Tài chính quy định cụ thể thủ tục và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế theo quy định của điều này” vì Luật quản lý thuế đã bãi bỏ nội dung này.

  18. 3.5. Nội dung về Quản lý thuế Bãi bỏ các nội dung quy định về quản lý thuế đã bị bãi bỏ bởiLuật Quản lý thuế, như: • nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện luật thuế GTGT (Điều 5 Chương 1); • đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế (Điều 12, 13, 14, 15, 17, 18 Chương III); • xử lý vi phạm, khen thưởng (Điều 19, 20, 21, 22 Chương IV); • khiếu nại và thời hiệu (Điều 23, 24 Chương V); • Tổ chức thực hiện (Điều 25, 26, 27 Chương VI)

  19. 4. Hình thức văn bản • Luật thuế GTGT (sửa đổi) thay thế cho 3 văn bản Luật sau: • Luật thuế GTGT năm 1997; • Luật Luật sửa đổi, một số điều của Luật thuế GTGT năm 2003; và • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT năm 2005. • Kết cấu: • Dự Luật thuế GTGT (sửa đổi) gồm 4 Chương, 14 Điều

  20. Cám ơn các quý vị đại biểu!

More Related