0 likes | 3 Vues
Cu00f9ng vu1edbi tuu00e2n thu1ee7 theo su1ef1 chu1ec9 du1eabn thu1ef1c hiu1ec7n nhu1ecf mu1eaft, tra thuu1ed1c, mu1eb9 cu0169ng nu00ean ru1eeda tay thu01b0u1eddng xuyu00ean, xu00e2y du1ef1ng chu1ebf u0111u1ed9 u0103n uu1ed1ng khoa hu1ecdc giu00fap nhanh chu00f3ng u0111u1ea9y lu00f9i u0111au mu1eaft u0111u1ecf. Vu1eady bu00e0 bu1ea7u bu1ecb u0111au mu1eaft u0111u1ecf kiu00eang u0103n gu00ec?
E N D
Những thực phẩm bà bầu bị đau mắt đỏ cần kiêng Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị đau mắt đỏ do khi mang thai, nội tiết tố nữ thay đổi, hệ miễn dịch của mẹ cũng yếu hơn nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Vậy bà bầu bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì? Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất Đau mắt đỏ khi mang thai có biểu hiện gì? Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc, màng bao phủ phần trắng của mắt và bên trong mí mắt. Tình trạng viêm thường do nhiễm virus, vi khuẩn và đôi khi tình trạng viêm xảy ra do dị ứng (lông động vật, bụi)… Các triệu chứng phổ biến của đau mắt đỏ bao gồm: Đau mắt đỏ do dị ứng: dị ứng khói than củi, khói hương, bụi độc hại, lông động vật,…thì mẹ bầu sẽ cảm thấy bị ngứa mắt, có dử liên tục, ghèn ở hai bên khóe mắt và chảy nước mắt. Mẹ bị đau mắt đỏ do dị ứng thường không lan truyền nhiều nên không gây nguy hiểm cho người xung quanh. Đau mắt đỏ do virus: mắt sẽ đỏ, đau mắt và chảy nước mắt. Thị lực của mẹ có thể giảm, mắt mờ và rất nhạy cảm với ánh sáng, ngoài ra, một số trường hợp mẹ còn thấy xuất hiện hạch ở trước tai. Đau mắt đỏ do vi khuẩn: bên cạnh ngứa mắt và đau mắt, mẹ còn thấy nhiều dử mắt vào buổi sáng sau khi thức dậy. Dử mắt có màu xanh hoặc vàng tùy loại vi khuẩn, mẹ mở mắt sẽ khó khăn hơn. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Những thực phẩm bà bầu bị đau mắt đỏ cần kiêng Một số thực phẩm mẹ nên kiêng ăn khi bị đau mắt đỏ như: Mẹ bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm có mùi tanh đặc trưng như: tôm, ốc, cá, cua,… Nguyên nhân bởi các thực phẩm có mùi tanh sẽ khiến cho tình trạng nhiễm trùng mắt trầm trọng hơn đồng thời kéo dài thời gian phục hồi các triệu chứng của đau mắt đỏ. Mẹ không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, hút thuốc lá, uống nước có gas,… vì vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu vừa cản trở quá trình bệnh hồi phục. Hơn nữa, nicotin có trong khói thuốc lá còn khiến mắt điều tiết nhiều hơn dẫn đến các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ trầm trọng hơn. Mẹ cũng cần kiêng ăn các loại nội tạng động vật, mỡ động vật vì khi ăn sẽ gây khó tiêu hóa và làm mẹ bầu càng mệt mỏi. Mẹ bị đau mắt đỏ không nên ăn rau muống vì ăn rau muống sẽ sinh ra nhiều ghèn mắt. Mẹ nên hạn chế ăn những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ nướng có nhiều khói. Mẹ cũng cần tránh ăn những thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu,… và đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc các chất béo chuyển hóa bao gồm đồ đóng hộp, thịt được chế biến sẵn,… vì những đồ ăn này sẽ không tốt cho mẹ bị đau mắt đỏ. Xem thêm: Bà bầu bị đau mắt đỏ nên ăn gì Một số biện pháp giúp bà bầu phòng ngừa đau mắt đỏ Mẹ bầu cần ghi nhớ một số biện pháp sau đây để phòng ngừa đau mắt đỏ: Cách tốt nhất là mẹ cần giữ vệ sinh tay, tránh dụi mắt hoặc để tay chạm lên mặt, mắt. Mẹ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn, dùng nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để giảm lượng vi khuẩn, bụi bẩn.
Mẹ bầu sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn nên cần tránh tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ. Mẹ cũng nên hạn chế đi đến nơi đông người hoặc nơi có nguy cơ cao tiềm ẩn mầm bệnh đau mắt đỏ. Tránh sử dụng chung đồ dùng như khăn tắm, khăn mặt, khăn trải giường,… và tránh các chất kích thích từ môi trường có thể gây dị ứng. Mẹ nên dùng thuốc nhỏ mắt nhằm dưỡng mắt mỗi ngày. Mẹ nên giặt sạch khăn mặt thường xuyên và phơi khăn ngoài nắng nhằm hạn chế vi khuẩn sinh sôi ở trong khăn. Mẹ cần tránh sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi vì có thể bị lây nhiễm bệnh qua nước ở bể bơi. Xem thêm: kinh nghiệm uống thuốc bổ khi mang thai Bệnh đau mắt đỏ hiện đang có dấu hiệu gia tăng số ca nhiễm trên địa cả nước. Trong bối cảnh môi trường ô nhiễm khói bụi như hiện nay, việc phòng ngừa đau mắt đỏ bằng cách tự vệ sinh mắt tại nhà là điều rất quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ có thai. Chúc mẹ có sức khỏe tốt cho thai kỳ trọn vẹn!