1 / 31

Mạng CƠ BẢN

Mạng CƠ BẢN. Giới thiệu về mạng Đơn vị 1 Bài 1. Các mục tiêu. Định nghĩa một mạng máy tính . Liệt kê bốn mục đích của một mạng máy tính. Giải thích những nguyên lý trong truyền thông . Liệt kê và mô tả hai loại mạng máy tính. Tấm lưới là gì?.

yosefu
Télécharger la présentation

Mạng CƠ BẢN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Mạng CƠ BẢN Giới thiệu về mạng Đơn vị 1 Bài 1 Bài 1 – Mạng cơ bản

  2. Các mục tiêu • Định nghĩa một mạng máy tính. • Liệt kê bốn mục đích của một mạng máy tính. • Giải thích những nguyên lý trong truyền thông. • Liệt kê và mô tả hai loại mạng máy tính. Bài 1 – Mạng cơ bản

  3. Tấm lưới là gì? • Một tấm lưới được tạo bởi các đoạn dây đan lại với nhau. • Một đoạn dây không thể bắt giữ được một đối tượng nào. • Một tấm lưới, tạo thành bởi các đoạn dây được đan với nhau, có thể bắt giữ được đối tượng. Bài 1 – Mạng cơ bản

  4. Tấm lưới là gì? • Sức mạnh của một tấm lưới đến từ các đoạn dây được liên kết với nhau. • “Tổng bao giờ cũng lớn hơn từng phần”. Bài 1 – Mạng cơ bản

  5. Mạng lưới là gì? • Một mạng lưới là bất kỳ thứ gì giống với một tấm lưới. • Ví dụ: một mạng lưới các nhà chính trị hay một mạng lưới các con đường. • Giống như một tấm lưới, một mạng lưới làm được nhiều việc hơn nhờ đã được liên kết với nhau. Bài 1 – Mạng cơ bản

  6. Mạng máy tính là gì? • Một mạng máy tính được hình thành bởi các máy tính và thiết bị nối với nhau. • Một máy tính đơn lẻ bị giới hạn bởi phần cứng và phần mềm của riêng nó. • Khả năng của một máy tính được tăng thêm khi nó được nối với các thiết bị khác để hình thành nên một mạng máy tính. Bài 1 – Mạng cơ bản

  7. Các mục đích của một mạng máy tính • Tóm tắt trong một từ: chia sẻ. • Các máy tính riêng lẻ bị cô lập. • Các máy tính đã được nối mạng có thể chia sẻ các tài nguyên. Bài 1 – Mạng cơ bản

  8. Các mục đích của một mạng máy tính • Có ba loại tài nguyên có thể được chia sẻ. • Mạng máy tính cũng khiến cho việc quản lý máy tính trở nên dễ dàng hơn. Bài 1 – Mạng cơ bản

  9. Chia sẻ phần mềm và dữ liệu • Các phần mềm ứng dụng và tiện ích có thể được chia sẻ bởi tất cả người dùng thông qua mạng máy tính. • Do vậy, chỉ phải mua và bảo dưỡng một phiên bản phần mềm. • Các tệp dữ liệu cũng có thể được chia sẻ. • Điều này khiến cho dữ liệu còn nguyên vẹn và dễ dàng cho việc tiếp cận. Bài 1 – Mạng cơ bản

  10. Chia sẻ phần cứng • Việc chia sẻ là một tính năng cơ bản của mạng máy tính. • Điều này giảm chi phí và công việc của nhân viên trợ giúp. • Các máy in, fax modems, máy quét, ổ cứng, ổ CD-ROM, và ổ DVD tất cả đều có thể chia sẻ được. Bài 1 – Mạng cơ bản

  11. Cải thiện thông tin liên lạc • Việc thông tin liên lạc là thiết yếu trong kinh doanh ngày nay. • Mạng máy tính có thể trợ giúp việc thông tin liên lạc nhờ phần mềm nhóm. • Phần mềm nhóm có sẵn các tính năng nổi bật là thư điện tử, lịch điện tử, tài liệu cộng tác, và hội thảo bằng video. Bài 1 – Mạng cơ bản

  12. Quản lý tập trung • Nhân viên trợ giúp được tận dụng tối đa. • Mạng máy tính cho phép các máy tính trong mạng có thể được quản lý từ một địa điểm. • Các cập nhật cho phần mềm có thể được phân phát tới máy của người dùng. Bài 1 – Mạng cơ bản

  13. Quản lý tập trung • Các sự cố có thể được chẩn đoán và giải quyết qua mạng. • Việc đào tạo có thể được làm qua mạng. Bài 1 – Mạng cơ bản

  14. Nguồn Thông điệp Kênh truyền Đích Nhiễu Phản hồi Phiên liên lạc Mạng thông tin liên lạc Bài 1 – Mạng cơ bản

  15. Mạng thông tin liên lạc Bài 1 – Mạng cơ bản

  16. Các loại mạng • Có hai cách phân loại mạng. • Phân loại theo thiết bị điều khiển mạng. • Phân loại theo khoảng cách giữa các thiết bị. Bài 1 – Mạng cơ bản

  17. Các loại mạng Bài 1 – Mạng cơ bản

  18. Mạng ngang hàng • Không máy tính nào điều khiển toàn bộ mạng. • Vai trò của các máy tính là tương đương nhau. • Phù hợp với các văn phòng nhỏ. Bài 1 – Mạng cơ bản

  19. Mạng dựa trên máy chủ • Toàn bộ mạng được điều khiển bởi một máy chủ đặc biệt mạnh. • Máy chủ được dành riêng để phục vụ mạng máy tính. • Máy chủ in ấn, máy chủ tệp, máy chủ ứng dụng, máy chủ truyền thông, máy chủ dịch vụ thư mục là các loại thường gặp. Bài 1 – Mạng cơ bản

  20. Mạng dựa trên máy chủ Bài 1 – Mạng cơ bản

  21. Mạng nội bộ • Các máy tính trong mạng nội bộ được đặt tương đối gần nhau. • Mạng nội bộ thường giới hạn trong một tòa nhà của một tổ chức. Bài 1 – Mạng cơ bản

  22. Mạng nội bộ • Hoạt động ở tốc độ cao. • Có chi phí thấp. Bài 1 – Mạng cơ bản

  23. Mạng nội bộ Bài 1 – Mạng cơ bản

  24. Mạng diện rộng • Các máy tính trong mạng trải rộng trên khu vực lớn hơn. • Thường đi ngang qua các đường phố công cộng. • Thường được quản lý bởi các công ty bên ngoài. Bài 1 – Mạng cơ bản

  25. Mạng diện rộng • Hoạt động ở tốc độ thấp hơn. • Là mạng có chi phí lớn hơn. Bài 1 – Mạng cơ bản

  26. Mạng diện rộng Bài 1 – Mạng cơ bản

  27. Tổng kết • Một mạng máy tính bao gồm nhiều máy tính và thiết bị được nối với nhau. Bằng việc nối các máy tính với nhau, khả năng của mỗi máy tính được tăng cường vì thế người dùng có thể hoàn thành nhiều việc hơn. • Mục đích của một mạng máy tính là chia sẻ. Phần mềm ứng dụng, phần mềm tiện ích, và dữ liệu nhập vào từ phần mềm có thể được chia sẻ thông qua mạng.Phần cứng máy tính cũng có thể được chia sẻ trên một mạng máy tính. Các máy in, máy fax, máy quét, modem, ổ cứng, ổ CD-ROM, và ổ DVD chỉ là một số ít các thiết bị có thể chia sẻ được qua một mạng máy tính. Bài 1 – Mạng cơ bản

  28. Tổng kết (tiếp theo) • Mạng máy tính có thể là công cụ quan trọng để cải thiện việc thông tin liên lạc giữa các người dùng. Một loại phần mềm đặc biệt trợ giúp thông tin liên lạc qua mạng máy tính là phần mềm nhóm. Phần mềm nhóm là các chương trình giúp mọi người cộng tác với nhau thậm chí họ ở cách xa nhau. Một trong những ứng dụng phổ biến của phần mềm nhóm được dùng trong mạng máy tính là thư điện tử. Các dịch vụ phần mềm nhóm khác bao gồm lịch điện tử, các phần mềm tài liệu cộng tác, và hội thảo video. • Các liên lạc xảy ra giữa các thiết bị trên một mạng máy tính cũng được gọi là viễn thông.Viễn thông là việc truyền thông tin thông qua một khoảng cách, thường là truyền hai chiều âm thanh, hình ảnh và dữ liệu. Bài 1 – Mạng cơ bản

  29. Tổng kết (tiếp theo) • Mạng máy tính cho phép các máy tính trong mạng được quản lý từ một địa điểm tập trung. Các cập nhật cho phần mềm có thể được “đẩy” qua mạng tới tất cả các máy tính, do đó các nhân viên hỗ trợ không cần đến từng máy một để cài đặt. Phân tích sự cố có thể được thực hiện qua mạng. Việc quản lý tập trung cũng có thể được dùng cho việc đào tạo. • Các mạng máy tính thường được phân loại theo hai cách. Cách thứ nhất dựa vào các thiết bị điều khiển mạng. Trong một mạng ngang hàng, không một máy tính đơn nào quản lý toàn mạng. Các máy tính cùng phục vụ thay vì chỉ một máy tính dành riêng làm việc này. Loại mạng này thích hợp cho các văn phòng nhỏ cần chia sẻ máy in hay dữ liệu. Bài 1 – Mạng cơ bản

  30. Tổng kết (tiếp theo) • Loại mạng thứ hai theo cách phân loại dựa trên trên các thiết bị điều khiển mạng là mạng dựa trên máy chủ. Không giống một mạng ngang hàng, một mạng máy tính dựa trên máy chủ được điều khiển bởi ít nhất một máy tính đặc biệt mạnh. Những máy tính đặc biệt mạnh này gọi là các máy chủ, còn các máy còn lại trong mạng được gọi là các máy khách. Các máy chủ thường được dành riêng để phục vụ mạng và không hoạt động như máy khách. Thay vào đó, việc duy nhất của chúng là phục vụ các yêu cầu một cách nhanh chóng từ phía các máy khách và đảm bảo tính bảo mật của phần mềm và phần cứng. Có nhiều loại máy chủ chuyên dụng khác nhau. Bài 1 – Mạng cơ bản

  31. Tổng kết (tiếp theo) • Cách phân loại mạng thứ hai dựa vào vị trí địa lý hay sự gần hay xa giữa các thiết bị mạng với nhau. Có hai loại mạng dựa trên vị trí địa lý. • Loại thứ nhất là mạng nội bộ (LAN). Một mạng nội bộ là một mạng máy tính mà các máy tính trong mạng tương đối gần nhau. Mạng nội bộ có tốc độ cao, chi phí thấp. • Loại thứ hai là mạng diện rộng. Một mạng diện rộng truyền thông tin qua các đường phố công cộng như là một con đường, đường cao tốc, đường sắt hay dưới nước. Dịch vụ mạng diện rộng phải được thuê từ công ty cung cấp. Mạng diện rộng được quản lý bởi các công ty cung cấp thay vì người dùng. So với mạng nội bộ, chi phí cho mạng diện rộng cao hơn trong khi chúng lại chạy chậm hơn. Bài 1 – Mạng cơ bản

More Related