1 / 54

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ. DỰ ÁN KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH GVHD: Ths. Lê Thanh Hà SVTH: Nhóm 2- GDCT4A Nguyễn Thị Bé Bùi Thị Ái Tống Thị Hằng

ami
Télécharger la présentation

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ DỰ ÁN KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH GVHD: Ths. Lê Thanh Hà SVTH: Nhóm 2- GDCT4A Nguyễn Thị Bé Bùi Thị Ái Tống Thị Hằng Tô Thị Thanh Hòa

  2. Lời nói đầu • Ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn TPHCM hiện nay được đánh giá là nghiêm trọng nhất • Tình trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt ngày càng tăng. Kênh rạch nội thành bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh mức độ cao. • Môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nặng do tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các đô thị, khu công nghiệp và làng nghề xả ra môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm trầm trọng hơn bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn xả ra môi trường không qua xử lý

  3. Tp. Hồ chí minh là nơi có mật độ dân số đông, tập trung nhiều khu công nghiệp và nhiều cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp nên lượng nước thải phát sinh chiếm khoảng 77,5% nước thải của toàn lưu vực.

  4. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TẠI MỘT SỐ SÔNG, KÊNH, RẠCH Ở TP HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

  5. Ô nhiễm sông Sài Gòn • . Ước tính mỗi ngày, TPHCM xả ra sông Sài Gòn khoảng 360.000 m3 nước thải công nghiệp, 750.000 m3 nước thải sinh hoạt đô thị và khoảng 14.000 m3 nước thải y tế. Theo kết quả thanh tra năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ có 6% nước thải công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, 94% trong số đó xả ra môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

  6. Ô nhiễm sông Sài Gòn • Số liệu về khối lượng nước thải công nghiệp thải vào lưu vực sông Sài Gòn không được công bố nhưng con số thực tế có thể là 250.000m3/ngày đêm

  7. CÁC NHÀ CHUYÊN MÔN NÓI GÌ VỀ VIỆC NƯỚC SÔNG SÀI GÒN BỊ Ô NHIỄM • Sông Sài Gòn bị ô nhiễm trầm trọng và đột ngột là do chất thải từ các nhà máy". (Giáo sư tiến sĩ Lê Huy Bá, Viện Môi trường và tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM - báo Sài Gòn Giải Phóng 25.12.2002) • •"Hiện nay các khu công nghiệp mới mọc lên rất nhiều và do là mới nên vấn đề xử lý nước thải cũng chưa được kiểm tra một cách chặt chẽ".(Ông Nguyễn Văn Tiêu, phó phòng quy hoạch Đồng Nai, Phân viện khảo sát quy hoạch thuỷ lợi Nam bộ - báo Tuổi Trẻ 24.12.2002)

  8. Ô nhiễm sông Sài Gòn • Đến mức này cần phải có hành động cụ thể về mặt quản lý nhà nước trong việc bảo vệ môi trường". (ông Phạm Quang Vinh, phó Vụ trưởng Vụ pháp chế Giao thông vận tải phía Nam - báo Người Lao Động 23.12.2002)

  9. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè • Khu vực hai bên bờ kênh nối cầu số 1 (phường 3 và 5, quận Tân Bình) ngập đầy rác thải, bốc mùi hôi thối. Dưới lòng kênh, nhiều chai lọ, nệm chiếu, bao bì, xác động vật chết… nổi lềnh bềnh, ruồi nhặng bu đen. Người tham gia giao thông khi qua đoạn này phải bịt mũi phóng xe thật nhanh.

  10. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

  11. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè • Tương tự, tại bờ kênh Nhiêu Lộc đoạn dưới chân cầu Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận), một bãi rác lớn kéo dài đến 20m, với hàng trăm thứ rác thải không được thu dọn từ nhiều tháng nay. • cứ khoảng 12 giờ đêm trở về sáng, nhiều xe ba gác, xe tải nhỏ từ nơi khác chở rác, xà bần đến đây đổ lén. Bà con nhiều lần phản ánh lên phường nhưng không thấy có biện pháp gì ngăn chặn, dòng kênh lại oằn mình gánh rác, ô nhiễm từ dưới lòng kênh lên đến bờ kênh. Nhiều người thấy tiếc vì có con kênh nhưng không thể dạo mát chiều chiều vì mùi hôi thối và sự nhếch nhác ven kênh.

  12. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè • Dự án vệ sinh môi trường nước (lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè) sẽ hoàn thành vào năm 2006. Thế nhưng, sau nhiều lần gia hạn, đến nay dự án này vẫn chưa thể kết thúc, nhà thầu một lần nữa hứa hẹn đầu năm 2010 sẽ hoàn thành. Thế nhưng, hiện nhiều hạng mục công trình vẫn chưa đâu vào đâu, thi công dang dở rồi để đó, vắng bóng công nhân làm việc.

  13. Kênh Tân Hóa - Lò Gốm • Kênh Tân Hóa - Lò Gốm đi qua nhiều quận nhưng chủ yếu nằm trong khu vực quận 6, quận 11, là một trong những hệ thống kênh rạch ô nhiễm nhất trong nội thành TP HCM. Hai đợt khảo sát năm ngoái của Sở Tài nguyên môi trường thực hiện ở đây đều cho kết quả chỉ tiêu vi sinh cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Giá trị quan trắc vi sinh năm 2004 cao hơn cùng kỳ năm trước đến 100 lần.

  14. Kết quả khảo sát cho thấy nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm kênh Lò Gốm là do việc xả rác, nước thải bừa bãi của hơn 1.500 hộ dân sống ven kênh và khoảng 79 đơn vị sản xuất thuộc các ngành gây ô nhiễm cao như dệt, nhuộm, hóa chất... dọc theo kênh. Các nhà chuyên môn cho rằng, dự án cải tạo môi trường kênh Tân Hóa - Lò Gốm phải nhanh chóng kết hợp với việc chỉnh trang đô thị, nâng cấp hạ tầng, mở rộng đường... nếu muốn triển khai hiệu quả.

  15. Kênh Tân Hóa - Lò Gốm

  16. Kênh Ba Bò (Q.Thủ Đức), • Là nơi tiếp nhận nguồn nước thải khổng lồ từ các khu công nghiệp của Bình Dương xả về. Cả chiều dài của đoạn kênh 2,5km này là "đường dẫn" duy nhất chuyển lượng nước đen đặc, hôi thối và nơi tiếp nhận chính là sông Sài Gòn. Kết quả phân tích mẫu nước kênh này tại 10 vị trí khác nhau (công bố tháng 7-2007) đã cho phép Chi cục Bảo vệ môi trường TP kết luận "ô nhiễm ở đây đã có từ rất lâu và ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân".

  17. Kênh Ba Bò (Q.Thủ Đức)

  18. Kênh Ba Bò (Q.Thủ Đức) • Kết quả phân tích mẫu nước lấy dọc kênh Ba Bò đã đưa ra con số giật mình: vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất đến 11.000 lần (so với tiêu chuẩn nước mặt, loại B). Còn so với tiêu chuẩn VN dành cho nước thủy lợi (cho vùng đất trồng rau và các loại thực vật khác dùng ăn tươi, sống) thì loại vi sinh fecal coliform - nguy cơ gây các bệnh đường tiêu hóa - vượt tiêu chuẩn cho phép từ 450 lần trở lên.

  19. Kênh Ba Bò (Q.Thủ Đức) • Nay dòng kênh này còn bị gọi bằng nhiều tên khác: kênh thối, kênh chết... Dòng nước ô nhiễm khủng khiếp ở đây chảy miệt mài quanh năm suốt tháng và nơi tiếp nhận cuối cùng là sông Sài Gòn.

  20. NGUYÊN NHÂN • Do nước chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lý thải trực tiếp ra môi trường. • Ý thức người dân chưa cao. • Do quá trình khai thác tài nguyên trên các sông. • Pháp luật chưa nghiêm

  21. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM NƯỚC

  22. Ảnh hưởng tới môi trường • 1.Nước và sinh vật. • Nước. • Nước ngầm • Ngoài việc các cặn lơ lưng trên mặt nước, các chất thải nặng lắng xuống mặt sông sau đó phân hủy một phần lượng chất được các sinh vật tiêu thụ, một phần thấm xuống mạch nước ngầm qua đất làm biến đổi các tính chất các loại nước này theo chiều hướng xấu ( do các chất chứa nhiều hữu cơ và kim loại nặng. Bên cạnh đó người dân xây dựng các hầm chứa chất thải cũng làm giảm chất lượng nước

  23. Nước mặt: • Do nhiều nguyên nhân khác nhau gây mất cân bằng giữa lượng chất thải ra môi trường nước ( thải sinh hoạt, các chất hữu cơ) và các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo…) làm cho các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng…không được phân hủy, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn, dẫn đến nước mất sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

  24. b. Đối với sinh vật. • Nhiều sinh vật do hấp thụ nhiều chất độc trong nước, thời gian lâu gây đột biến trong cơ thể thủy sinh, một số trường hợp gây đột biến gen tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm nhiều loại thủy sinh chết. • Hiện tượng thủy triều đen. • Tình trạng chất lượng nước hồ giảm nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày.

  25. Hiện tượng thủy triều đỏ: • Sự ô nhiễm nước do các phế phẩm nuôi tôm, dư lượng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế biển, làm mất cân bằng sinh thái biển, ô nhiễm môi trường biển.

  26. 2. Đất và sinh vật đất. • a. Đất. • Nước ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm và đất gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đất. • Nước ô nhiễm thấm vào đất làm: • Liên kết giữa các hạt keo đất bị gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ. • Thay đổi tính lý học, hóa học của đất. • Vai trò đệm, tính ôxi hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt cảu môi trường đất bị thay đổi mạnh. • Thành phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ và thoát nước cảu đất thay đổi…

  27. b. Sinh vật đất. • Các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không chỉ ảnh hưởng tới đất mà còn ảnh hưởng tới các sinh vật sống trong đất. • Các ion Fe và Mn ở nồng độ cao là các chất có hại với thực vật. • Cu trong ngồn nước ở các khu công nghiệp thải ra không độc lắm đối với động vật nhưng độc đối với cây cối ở nồng đôj trung bình. • Làm nguyên nhân cho nhiều cây cối còi cọc không phát triển được.

  28. 3. Ảnh hưởng tới không khí • Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải ra qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy các loại bụi bẩn này còn là giá bám cho các sinh vật khác và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác. Một số chất khí được hình thành trong quá trình ohaan hủy các chất hữu cơ trong nước thải như CO2, SO2,CO…ảnh hương nghiêm trọng đến môi trường khí quyển và con người, gây các căn bệnh về đường hô hấp, tim mạch…

  29. Ảnh hưởng đến con người • Sức khỏe con người. • Do kim loại trong nước. • Hàm lượng kim loại cao trong nước sẽ gây độc hại cho người, gây bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. • Trong nước nhiễm chì: • Phụ nữ mang thai khi uống phải nước nhiễm chì sẽ bị hư thai. • Chì gây độc cho hệ thần kinh, nào…gây những bệnh nguy hiểm. • Ngoài ra nhiễm chì còn gây một số bệnh về đường tiêu hóa, bệnh thiếu máu.

  30. Trong nước nhiễm thủy ngân: • Thủy ngân vô cơ chủ yếu ảnh hưởng đến thận, methyl thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Sau khi nhiễm độc người bệnh dễ bị cáu gắt, kích thích, xúc động, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, viêm lợi, rung chân. Nếu nhiễm nặng có thể bị tử vong.

  31. Trong nước nhiễm Asen: • Asenic gây 3 tác động đối với sức khỏa con người là: làm đông keo protein, tao phức asen (III), phá hủy quá trình phốt pho hóa. • Các triệu chứng nhiễm độc asen: như ở thể cấp tính gây ho, tức ngực và khó thở, gây mất thăng bằng, đau đầu, nôn mửa, đau bụng, đau cơ. Nếu nhiễm độc kinh niên gây ảnh hưởng đến da như đau, sưng tấy da, vệt trắng trên móng tay…

  32. Các bệnh về da do nhiễm đôch Asennic

  33. Khi sử dụng nước uống có hàm lượng asen cao trong thời gian dài gây rối loạn mạch máu ngoại vi và triệu chứng lâm sàng như là đen chân răng. Các ảnh hưởng có hại có thể xuất hiện như yếu chức năng gan, bệnh tiểu đường và ung thư nội tạng, các bệnh về da.

  34. Nước nhiễm Crom: • Hợp chất Crom có nhiễm độc vào cơ thể có thể gây ung thư phổi, gây loét dạy dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, gây độc cho hệ thần kinh và tim… crom xâm nhập vào nguồn nước từ nước thải của cá nhà máy điện, nhộm, thuộc da, chất nổ, gốm sứ… • Nước nhiễm mangan: • Mangan đi vào môi trường nước qua quá trình rửa trôi, xói mòn và chất thải công nghiệp. • Với hàm lượng cao mangan gây độc mạnh với nguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng là tử vong.

  35. c. Vi khuẩn trong nước thải. • Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như bệnh tả bệnh thương hàn, bệnh bại liệt, bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn vi rút và nấm mốc.

  36. Bệnh sốt leptospira: • Triệu chứng: gan to, vàng da chức năng gan bị ảnh hưởng, các triệu chứng về hệ thần kinh trung ương thường nặng hơn, bạch cầu tăng chủ yếu là bạch cầu đa nhân, thân suy, protein liệu tăng, tiểu tiện ít và vô hiệu.

  37. Các bệnh do trung gian: • Côn trung trung gian truyền bệnh chủ yếu là các lạo muỗi, quá trình sinh sản của mỗi phải qua môi trường nước. Trong vùng có dịch bệnh lưu hành, mỗi có khả năng truyền các bệnh như sốt rét, bệnh Dengue, bệnh sốt xuất huyết, bệnh giun chỉ…

  38. 2. Ảnh hưởng tới đời sống. • Đối với sinh hoạt thường ngày: • Nước ô nhiễm làm ảnh hưởng lớn đối với sinh hoạt cuả người dân làm xáo trộng cuộc sống hàng ngày như: thiếu nươc sạch sinh hoạt, các sông ô nhiễm sẽ bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng tới không gian sống của con người. Khi nguồn nước bị mô nhiễm người dân phải mua nước sạch rất tốn kém ảnh hưởng tới chi tiêu cũng như thời gian của người dân.

  39. b. Hoạt động sản xuất: • Ảnh hưởng tới hệ thống thủy lợi, cây trồng, vật nuôi, nhiều nơi ô nhiễm quá nặng nên người dân không thể chăn nuôi, trồng trọt được phải chuyển nghề hoặc bỏ đi nơi khác sinh sống.

  40. Giải pháp khắc phục • Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải • Giám đốc Sở Tài nguyên-môi trường TPHCM cho biết đến nay có 12/15 khu chế xuất-khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã xây dựng được các trạm xử lý nước thải tập trung với công suất xử lý trên 50.000m3/ngày, đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở các KCX-KCN có giảm hơn so với trước đây.

  41. Giải pháp khắc phục • Mặt khác, thành phố cần phối hợp với các địa phương trong việc điều tra, khảo sát, thống kê các nguồn thải ra lưu vực sông Sài Gòn thuộc địa bàn các tỉnh trên cũng như cam kết xử lý nguồn thải đó. Về lâu dài, xây dựng quy chế không cấp phép đầu tư cho các dự án thuộc nhóm ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao…

  42. Các biện pháp trong nuôi trồng thuỷ sản nhằm giảm ô nhiễm nguồn nước: • - Quy hoạch hệ thống cấp nước và tiêu nước cho các vùng nuôi tôm nên được tách riêng ra khỏi những khu canh tác lúa, đặc biệt là hệ thống lấy nước cấp cho các khu nuôi. • - Cần tiến hành xử lý nguồn nước thải từ các ao nuôi trước khi thải ra môi trường. • - Có thể ứng dụng các kỹ thuật xử lý nước thải sau nuôi tôm bằng biện pháp xử lý sinh học. • - Lượng bùn sên vét đáy cào ao nuôi cần được xử lý làm phân bón vi sinh học được chôn lấp, không được để tràn tự nhiên ra môi trường.

  43. Các biện pháp thuỷ lợi nhằm giảm ô nhiễm nguồn nước. • Thiết kế hệ thống cấp nước, tiêu nước cho các khu nuôi thuỷ sản đáp ứng đủ yêu cầu cấp nước và kênh tiêu phải tách rời khỏi kênh lấy nước. • Thiết kế, xây dựng hệ thống cống lấy nước và lọc phù sa đáp ứng tiêu chuẩn nuôi trồng để tôm có thể phát triển tốt trong môi trường nước được cấp. • Hệ thống kênh dẫn, kênh tiêu đào đắp đi qua vùng đất phèn cần lựa chọn các giải pháp hợp lý để hạn chế quá trình oxy hoá các vật liệu sinh phèn gây chua cho các vùng xung quanh và nguồn nước phía hạ lưu.

  44. Xây dựng chế độ tưới, tiêu hợp lý cho các vùng quy hoạch sản xuất lúa, vùng nuôi thuỷ sản, xây dựng quy trình đóng mở cống ngăn mặn hợp lý đáp ứng yêu cầu: Lấy nước mặn, ngăn mặn, xả phèn và trữ ngọt. • Quản lý nước trong hệ thống kênh mương nội đồng cần phải được tính toán theo chế độ rửa, chế độ tưới cho các loại cây trồng, cho từng loại đất và hướng dẫn người dân cách thức vận hành quản lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao về hệ số sử dụng nước và giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường hoặc gây lãng phí nguồn nước.

  45. Xây dựng các tổ dùng nước nhằm sử dụng hợp ý, có hiệu quả nguồn nước tưới tạo điều kiện tốt cho việc quản lý tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và các hộ gia đình học hỏi lẫn nhau về kỹ thuật canh tác, nuôi trồng cũng như kỹ thuật sử dụng nguồn nước cho thuỷ sản. • Lập các chương trình dự báo về diễn biến môi trường nước trong các vùng bố trí quy hoạch nuôi thuỷ sản, trồng lúa theo các phương án thiết kế hệ thống công trình thuỷ lợi

  46. Các biện pháp trong nông nghiệp: • - Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho từng tiểu vùng cần phải xét đến tính phù hợp về điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác, nguồn nước cấp, mức tăng trưởng dân số trong những năm tới. • - Các vùng đất trũng, phèn nặng cần xây dựng các hồ sinh thái phát triển tổng hợp: Phát triển thuỷ sản, lấy nước tưới vào thời kỳ hạn và sử dụng nước sinh hoạt.

  47. - Thiết kế, quy hoạch của các ngành như nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ sản, xây dựng nên được xét đồng bộ nhằm xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh, lâu dài, không chồng chéo để không xảy ra hiện tượng lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường. • - Canh tác trên vùng đất phèn phải thực hiện theo các hướng dẫn kỹ thuật nhằm hạn chế sự xì phèn, tiêu thoát các độc tố từ trong đất ra nguồn nước mặt do quá trình thau rửa phèn. • - Khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón vi sinh, sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thời gian phân giải ngắn.

More Related