1 / 42

QUY CHẾ THI KHOA HỌC, KĨ THUẬT CẤP QUỐC GIA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

QUY CHẾ THI KHOA HỌC, KĨ THUẬT CẤP QUỐC GIA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. (Ban hành kèm theo Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012). TS. Quách Tất Kiên Vụ GDTrH, Bộ GDĐT. Một số nội dung chính. Mục đích. Nguyên nhân trực tiếp từ ISEF nhưng nguyên nhân sâu xa...

alaura
Télécharger la présentation

QUY CHẾ THI KHOA HỌC, KĨ THUẬT CẤP QUỐC GIA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. QUY CHẾTHI KHOA HỌC, KĨ THUẬT CẤP QUỐC GIAHỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Ban hành kèm theo Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012) TS. Quách Tất Kiên Vụ GDTrH, Bộ GDĐT

  2. Một số nội dung chính

  3. Mục đích Nguyên nhân trực tiếp từ ISEF nhưng nguyên nhân sâu xa... • NCKH của HS trung học là hoạt động giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trung học • Sản phẩm hướng tới là học sinh có tư duy sáng tạo, làm việc khoa học, năng lực giải quyết vấn đề • Kết quả trong cuộc thi là hệ quả, không phải là mục tiêu

  4. NCKH của HS trung học khác gì với NCKH của người lớn?

  5. ? Mối liên hệ giữa NCKH của học sinh trung học với: • LAMAP, PBL, thí nghiệm-thực hành • Dạy học theo chủ đề tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn • Đổi mới cách thức tổ chức dạy học, PPDH, KTĐG... • Dạy học định hướng phát triển năng lực sau 2015... • Cuộc thi Vifotec, sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng...

  6. Nội dung thi • Nội dung thi: kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài, công trình nghiên cứu KHKT • Trong 17 lĩnh vực nghiên cứu

  7. 1. Khoa học động vật 2. Khoa học xã hội và hành vi 3. Hoá sinh 4. Sinh học tế bào và Phân tử 5. Hoá học 6. Khoa học máy tính 7. Khoa học Trái đất và hành tinh 8. Vật liệu và công nghệ sinh học 9. Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và cơ khí 10. Năng lượng và vận tải 11. Khoa học môi trường 12. Quản lý môi trường 13. Toán học 14. Y khoa và khoa học sức khoẻ 15. Vi trùng học 16. Vật lý và thiên văn học 17. Khoa học thực vật Trong 17 lĩnh vực của cuộc thi

  8. Hình thức dự thi • Trưng bày kết quả, sản phẩm • Trình bày dự án và trả lời phỏng vấn của BGK • Dự án cá nhân và dự án tập thể (không quá 03 HS).

  9. Đối tượng dự thi • HS lớp 9, 10, 11, 12 • Hạnh kiểm, học lực học kỳ từ khá trở lên

  10. Yêu cầu đối với thí sinh, dự án dự thi • Trung thực trong NCKH; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng, trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình • Không được tham gia Cuộc thi: Dự án nghiên cứu mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc ảnh hưởng đến môi trường

  11. Yêu cầu đối với thí sinh, dự án dự thi (tt) • Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của Cuộc thi • Không trưng bày những vật không được phép trưng bày tại Cuộc thi (Phụ lục II) • Đồ dùng sắc nhọn (ví dụ: xylanh, kim, ống nghiệm, dao). • Chất gây cháy hay các vật liệu dễ cháy • Phần thưởng, huy chương, danh thiếp, cờ, lô gô, bằng khen và hay bằng ghi nhận • Địa chỉ bưu chính, website và địa chỉ e-mail, điện thoại, số fax của thí sinh • Bất cứ dụng cụ nào bị hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi coi là không an toàn

  12. Trách nhiệm của đơn vị dự thi • Thành lập đội tuyển, lập hồ sơ dự thi và đăng ký dự thi

  13. Trách nhiệm của đơn vị dự thi (tt) • Nộp hồ sơ dự thi (06 dự án) http://thikhoahockithuat.edu.vn

  14. Thẩm định hồ sơ thí sinh • Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi do Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập. • Nhiệm vụ thẩm định hồ sơ thí sinh • Chỉ những hồ sơ thí sinh được phê duyệt mới được tham dự Cuộc thi • (Trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học, nhà trường, đơn vị dự thi)

  15. Ban giám khảo • Ban giám khảo Cuộc thi do Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập • Mỗi lĩnh vực dự thi có một tổ giám khảo do tổ trưởng phụ trách trực tiếp • Các giám khảo là các chuyên gia khoa học, nghiên cứu viên, chuyên viên, giảng viên đại học, giáo viên trung học

  16. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên BGK • Có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chấm thi • Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự Cuộc thi; • Không phải là người hướng dẫn khoa học, giám sát, bảo trợ hay giáo viên đang dạy chính khoá thí sinh.

  17. Chấm thi • Công khai • Sản phẩm dự thi, thí sinh • Giám khảo • Chấm thi công khai tại gian trưng bày • Đánh giá sản phẩm và thí sinh • Quy trình chấm thi • Vòng chấm thi lĩnh vực • Vòng chấm thi toàn cuộc thi

  18. Quy trình chấm thi Vòng chấm thi lĩnh vực • Cá nhân giám khảo xem xét các dự án tại gian trưng bày và phỏng vấn trong nhóm lĩnh vực được phân công và cho điểm • Phỏng vấn, trả lời bằng tiếng Việt • Điểm của dự án dự thi = trung bình cộng các điểm của các giám khảo

  19. Quy trình chấm thi Vòng chấm thi toàn Cuộc thi • Chọn giải cao của từng lĩnh vực vào vòng tranh giải toàn Cuộc thi • Trình bày trước toàn thể Ban giám khảo, phỏng vấn, trả lời bằng tiếng Anh • Tiếng Anh là điều kiện cần, không phải là tiêu chí chấm thi • Giám khảo cho điểm cá nhân • Điểm của dự án = trung bình cộng điểm cá nhân

  20. Xếp giải Cuộc thi • Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích • Theo dự án, không phân biệt dự án cá nhân hay tập thể • Giải lĩnh vực • theo điểm thi từ cao xuống thấp ở từng lĩnh vực • Giải toàn cuộc thi • theo điểm thi từ cao xuống thấp ở vòng toàn Cuộc thi • 01 giải xuất sắc trong số các dự án đoạt giải nhất toàn Cuộc thi

  21. Quyền lợi của học sinh đoạt giải Cuộc thi • Mỗi học sinh đoạt giải được cấp Giấy chứng nhận và được khen thưởng. • Các quyền lợi khác giống với HS đoạt giải trong kỳ thi HS giỏi quốc gia

  22. Tiêu chí đánh giá dự án dự thi 

  23. Khả năng sáng tạo (30 điểm) 1. Dự án cho thấy khả năng sáng tạo và độc đáo qua: • Những câu hỏi, vấn đề nghiên cứu được đưa ra; • Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề đặt ra; • Phân tích các dữ liệu; • Giải thích của dữ liệu; • Xây dựng hoặc thiết kế thiết bị mới. 2. Sáng tạo trong điều tra NC giúp trả lời câu hỏi đặt ra một cách độc đáo. 3. Sáng tạo trong việc phát triển PPNC hiệu quả, tin cậy. Khi đánh giá dự án, cần phân biệt rõ giữa sự yêu thích công nghệ đơn thuần và sự khéo léo, sáng tạo. 

  24. Ý tưởng khoa học (30 điểm) Đối với dự án khoa học 1. Vấn đề NC được nêu rõ, không gây hiểu nhầm 2. Vấn đề NC được giới hạn để phù hợp với PPNC 3. Có chuẩn bị kế hoạch theo từng bước để đạt đến giải pháp không ? 4. Các tham biến có được nhận ra và xác định rõ không ? 5. Nếu các kiểm soát là cần thiết, thí sinh có nhận ra sự cần thiết của sự kiểm soát và việc kiểm soát đã được thực hiện một cách chính xác không ?

  25. Ý tưởng khoa học (30 điểm) Đối với dự án khoa học 6. Có dữ liệu phù hợp để hỗ trợ kết luận không? 7. Thí sinh có nhận ra hạn chế của dữ liệu không ? 8. Thí sinh có hiểu mối quan hệ giữa dự án với các nghiên cứu có liên quan không ? 9. Thí sinh có ý tưởng cho việc tiếp tục nghiên cứu trong tương lai không ? 10. Thí sinh trích dẫn tài liệu khoa học, hay chỉ trích dẫn những tài liệu phổ biến (ví dụ, báo, tạp chí địa phương).

  26. Ý tưởng khoa học (30 điểm) Đối với dự án kĩ thuật 1. Mục tiêu của dự án có được xác định rõ ràng không ? 2. Mục tiêu có liên quan đến nhu cầu sử dụng của con người không ? 3. Giải pháp đưa ra có khả thi không ? Chấp nhận được đối với người sử dụng không ? Có lợi ích về mặt kinh tế không ?

  27. Ý tưởng khoa học (30 điểm) Đối với dự án kĩ thuật 4. Giải pháp đưa ra có thể được sử dụng để thiết kế hay xây dựng sản phẩm cuối cùng không ? 5. Giải pháp đưa ra có sự cải tiến đáng kể so với các lựa chọn hoặc các ứng dụng trước đây không ? 6. Giải pháp đã được thử nghiệm sử dụng trong điều kiện thực tế hay chưa ?

  28. Tính thấu đáo (15 điểm) 1. Mục tiêu đạt được nằm trong phạm vi của ý định ban đầu hay không ? 2. Làm thế nào giải quyết hoàn toàn vấn đề đặt ra trong năm nghiên cứu ? 3. Kết luận đưa ra dựa trên một hay nhiều thử nghiệm ? 4. Việc ghi chép được thực hiện đầy đủ như thế nào ?

  29. Tính thấu đáo (15 điểm) 5. Thí sinh/nhóm thí sinh có biết những phương pháp tiếp cận khác hay lí thuyết khác không ? 6. Thí sinh/nhóm thí sinh đã dành bao nhiêu thời gian cho dự án ? 7. Thí sinh/nhóm thí sinh có tìm hiểu những kết quả nghiên cứu khoa học của lĩnh vực nghiên cứu không ?

  30. Kỹ năng (15 điểm) 1. Dự án nghiên cứu có yêu cầu kỹ năng thí nghiệm, tính toán, quan sát, thiết kế để có được dữ liệu không ? 2. Dự án được thực hiện ở đâu? (ở nhà, phòng thí nghiệm của trường). Thí sinh được sự trợ giúp từ cha mẹ, giáo viên, nhà KH hay chuyên gia không? 3. Dự án được hoàn thành dưới sự giám sát của người lớn hay thí sinh tự thực hiện ? 4. Thiết bị được lấy từ đâu? Thiết bị tự thiết kế hay đi mượn ?

  31. Tính rõ ràng, minh bạch (10 điểm) 1. Thí sinh có trình bày, giải thích rõ ràng mục đích, quy trình và kết luận của dự án không ? 2. Báo cáo viết có phải ánh thí sinh hiểu rõ công trình NC không ? 3. Những giai đoạn quan trọng của dự án có được trình bày mạch lạc không?

  32. Tính rõ ràng, minh bạch (10 điểm) 4. Số liệu có được trình bày rõ ràng không ? 5. Kết quả có được trình bày rõ ràng không? 6. Bài trình bày có được rõ ràng, mạch lạc không ? 7. Thí sinh thực hiện tất cả công việc của dự án hay có sự giúp đỡ của người khác?

  33. Một số lưu ý khi chấm thi Đánh giá cả quá trình NC và kết quả NC; Đánh giá cả sản phẩm và thí sinh • Luôn tuân thủ Quy chế • Bám sát các tiêu chí chấm thi • Sử dụng những từ ngữ mang tính khích lệ khi đặt câu hỏi, đưa ra những góp ý, lời phê bình mang tính xây dựng

  34. Một số lưu ý khi chấm thi (tt) • Luôn khen ngợi học sinh đã hoàn thành một nhiệm vụ đầy thử thách, học sinh đã thực hiện thành công • Đánh giá để tìm ra công trình tốt nhất nhưng luôn động viên khích lệ mọi công trình nghiên cứu còn lại • Không phê phán, xem nhẹ hay tỏ ra chán chường

  35. Một số lưu ý khi chấm thi (tt) Việc đánh giá tập trung vào: • Những gì thí sinh đã tiến hành trong năm hiện tại; Lượng công việc thí sinh tự thực hiện. • Thí sinh tuân thủ các PPKH, kỹ thuật, lập trình phần mềm hoặc toán học tốt đến mức nào? • Chi tiết, độ chính xác của nghiên cứu như được trình bày ở trong sổ dữ liệu;

  36. Một số lưu ý khi chấm thi (tt) • Tính khoa học của quy trình thí nghiệm, thực nghiệm; • Tính kĩ càng, chu đáo, tỉ mỉ; • Tầm quan trọng của dự án trong lĩnh vực NC

  37. Một số lưu ý khi chấm thi (tt) • Những thông tin ban đầu lấy từ phần trưng bày, phần tóm tắt và báo cáo nghiên cứu Nhưng phần phỏng vấn sẽ quyết định kết quả của dự án nghiên cứu • Khả năng diễn giải, thuyết trình: tự tin, thoải mái,không phải học thuộc lòng

  38. Một số lưu ý khi chấm thi (tt) • Giám khảo tự giới thiệu, để thí sinh giới thiệu về bản thân • Phỏng vấn thân thiện, cởi mở như một cuộc trò chuyện

  39. Một số lưu ý khi chấm thi (tt) Những câu hỏi có thể • Ý tưởng này đến với bạn như thế nào? • Vai trò của bạn là gì trong dự án nghiên cứu? Những gì bạn chưa làm được? • Bạn có kế hoạch tiếp theo gì với dự án?

  40. Một số lưu ý khi chấm thi (tt) Những câu hỏi có thể • Những ứng dụng thực tế của dự án là gì? • và các câu hỏi khác về nguyên tắc khoa học cơ bản ở lĩnh vực nghiên cứu, dữ liệu có được đo đạc và phân tích chính xác hay không? • Cuối cùng, giám khảo cần khuyến khích nỗ lực khoa học, những mục tiêu/sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học của thí sinh.

  41. NCKH của HS trung học khác gì với NCKH của người lớn? Chấm thi dự án KHKT của HS trung học khác gì với chấm một công trình, dự án nghiên cứu KHKT của người lớn như thế nào? Tại sao? NCKH ở trường trung học liên hệ như thế nào với các hoạt động giáo dục khác: LAMAP, PBL...?

  42. Trân trọng cám ơn!

More Related