1 / 21

THAM LUẬN

THAM LUẬN. HỘI THẢO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI Bình Dương, tháng 5/2012. NỘI DUNG. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CỦA TỈNH ĐỒNG NAI 3. GIỚI THIỆU CÁC TRẠM QUAN TRẮC

annona
Télécharger la présentation

THAM LUẬN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. THAM LUẬN HỘI THẢO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC TRUNG TÂM QUAN TRẮC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI Bình Dương, tháng 5/2012

  2. NỘI DUNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CỦA TỈNH ĐỒNG NAI 3. GIỚI THIỆU CÁC TRẠM QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC 4. MÔ HÌNH TRUYỀN DẪN VÀ KHAI THÁC DỮ LIỆU CỦA CÁC TRẠM QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC 5. NHỮNG KHÓ KHĂN 6. KIẾN NGHỊ

  3. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ • - Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với diện tích gần 5.903 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh hơn 2,5 triệu người, với 11 đơn vị hành chính. • Tốc độ phát triển công nghiệp khá nhanh góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 1998 Tỉnh đã quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, trong đó công tác quan trắc là một trong những công tác không thể thiếu được bằng việc xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường nhằm theo dõi chất lượng môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường, phục vụ công tác quản lý môi trường và phát triển bền vững của Tỉnh. • Mạng lưới quan trắc mới của tỉnh đã từng bước bổ sung các trạm quan trắc tự động liên tục theo hướng hiện đại.

  4. 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC TỈNH ĐỒNG NAI Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Đồng Nai được thiết lập và vận hành từ năm 1998, qua nhiều lần được rà soát, điều chỉnh và bổ sung: - Giai đoạn từ năm 1998 – 2006, mạng lưới chỉ thực hiện quan trắc chủ yếu 2 thành phần môi trường gồm nước mặt và không khí. - Giai đoạn từ năm 2007 - 2008, mạng lưới được mở rộng lên 5 thành phầngồm: nước mặt, không khí, nước dưới đất, tài nguyên nước và môi trường đất. • - Giai đoạn từ năm 2009 - 2010, mạng lưới quan trắc của tỉnh được điều chỉnh tăng cường thêm, gồm: 96 vị trí quan trắc môi trường nước mặt; 78 vị trí quan trắc chất lượng không khí xung quanh; và 26 vị trí quan trắc chất lượng đất trên địa bàn tỉnh, 13 vị trí quan trắc động thái nước dưới đất; 32 vị trí quan trắc chất lượng tài nguyên nước mặt, 18 sông suối quan trắc dòng chảy mùa cạn. - Ngày 11/11/2011, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 2975/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020”.

  5. 3. GIỚI THIỆU CÁC TRẠM QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI - Sông Đồng Nai có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân trên địa bàn Tỉnh. Do đó, việc quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai rất được quan tâm. - Năm 2012, Đồng Nai đã đầu tư 4 trạm Quan trắc nước mặt tự động liên tục trên sông Đồng Nai để theo dõi chất lượng môi trường nước từ khu vực Hồ Trị An đến đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa có 3 nhà máy cấp nước Thiện Tân, Hóa An và Biên Hòa. - Ngoài ra đầu tư 02 trạm quan trắc không khí tự động liên tục. - Tổng vốn đầu tư: 30.100.000.000 đồng. (Trong đó: - Xe quan trắc không khí tự động: 11.900.000.000 đồng; - 2 trạm quan trắc không khí tự động: 10.800.000.000 đồng; - 4 trạm quan trắc nước tự động: 7.400.000.000 đồng). - Nguồn vốn đầu tư: từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

  6. 3. GIỚI THIỆU CÁC TRẠM QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI • Trạm quan trắc nước mặt tự động liên tục: - Trạm số 1 tại Hồ Trị An – huyện Vĩnh Cửu - Trạm số 2 tại khu vực nhà máy đường Biên Hòa - Trị An – huyện Vĩnh Cửu - Trạm số 3 tại trạm Bơm điện Thiện Tân – huyện Vĩnh Cửu - Trạm số 4 tại công viên Nguyễn Văn Trị - Tp.Biên Hòa. • Trạm quan trắc không khí tự động liên tục: - Trạm số 1 tại Sở TNMT Đồng Nai – p.Tân Hiệp - Tp.Biên Hòa - Trạm số 2 tại Ban quản lý các KCN Đồng Nai – p.Long Bình - Tp.Biên Hòa.

  7. HÌNH ẢNH CÁC TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Trạm số 1: tại Hồ Trị An – Trạm được đặt trong khuôn viên xí nghiệp nước Vĩnh An

  8. HÌNH ẢNH CÁC TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Trạm số 2: Khu vực hợp lưu sông Bé – sông Đồng Nai – Vị trí đặt trạm tại khu vực nhà máy đường Trị An

  9. HÌNH ẢNH CÁC TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Trạm số 3: Tại vị trí trạm bơm điện thủy lợi Thiện Tân (trạm bơm thủy lợi)

  10. HÌNH ẢNH CÁC TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Trạm số 4: Vị trí đặt trạm tại công viên Nguyễn Văn Trị - Tp.Biên Hòa

  11. HỆ THỐNG THIẾT BỊ QUAN TRẮC TẠI TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC - Để đảm bảo an toàn của các thiết bị tại các trạm quan trắc nước từ sông được bơm về trạm nhờ hệ thống bơm chìm. - Thông số quan trắc gồm: TSS, độ đục, độ dẫn, độ mặn, Nitrat, Amonia, DO, pH… được xác định bằng hệ thống thiết bị đồng bộ của HACH (Hoa Kỳ), gồm: đầu dò oxy hòa tan LDO dạng quang học, đầu dò độ đục, đầu dò độ mặn, đầu dò TDS, đầu dò Nitrogen, đầu dò Amonia, thiết bị lấy mẫu nước tự động (Sigma SD900). - Các đầu đo kết nối với bộ điều khiển 8 ngõ của HACH Model SC 1000, để xử lý, hiển thị, điều khiển đầu đo. Sau bộ điều khiển SC 1000 tín hiệu được xử lý và truyền về Trung tâm qua hệ thống mạng GSM. - Công nghệ thiết bị của hãng Hach (Hoa Kỳ).

  12. 3.2. GIỚI THIỆU TRẠM QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC Trạm quan trắc không khí tự động liên tục số 1, tại Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai

  13. HỆ THỐNG THIẾT BỊ QUAN TRẮC TẠI TRẠM QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC - Hệ thống thiết bị của trạm gồm: modul phân tích khí SO2 (APSA-370), modul phân tích khí NO-NO2-Nox (APNA-370), Modul phân tích CO (APMA-370), modul phân tích khí Ozon (APOA-370), bộ tạo khí chuẩn (APMC-370), bộ tạo khí Zero (ZNV-7), bộ thu thập, xử lý, lưu giữ và truyền số liệu (I/O expander), modul đo bụi môi trường (Grimm 180), các thông số vi khí hậu (ThiesClima-Đức), bộ đo tốc độ gió, bộ đo hướng gió. - Các thông số phân tích gồm: NO, NO2, NOx, SO2, CO, O3, THC (Horiba – Nhật), Bụi PM2.5, PM10 (Grimm – Đức), các thông số vi khí hậu (ThiesClima - Đức).

  14. MÔ HÌNH TRUYỀN DẪN VÀ KHAI THÁC DỮ LIỆU • CỦA CÁC TRẠM QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC

  15. KẾT QUẢ TRUYỀN DỮ LIỆU TRẠM QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC

  16. KẾT QUẢ TRUYỀN DỮ LIỆU TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC TỰ ĐỘNG LIÊN TỤC

  17. 5. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CÁC TRẠM QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG 5.1. Cơ sở hạ tầng - Việc lựa chọn các địa điểm để xây dựng trạm gặp rất nhiều khó khăn, rất ít các địa điểm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và an ninh. - Hệ thống điện lưới nhiều địa điểm chưa hoàn thiện. 5.2. Lựa chọn thiết bị, xây dựng nhà trạm - Đây là giai đoạn đầu xây dựng hệ thống quan trắc tự động nên việc lựa chọn thiết bị gặp nhiều khó khăn. Lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị khó khăn vì chưa đánh giá được năng lực các nhà cung cấp thiết bị. - Chưa có các thông tư hướng dẫn về lắp đặt, vận hành và khai thác. - Việc xây dựng nhà trạm cũng gặp rất nhiêu khó khăn: gia công đường bờ rất phức tạp do chênh lệch biên triều rất lớn, khu vực nhiều tàu thuyền qua lại, .…

  18. 5. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CÁC TRẠM QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG 5.3. Quản lý vận hành nhà trạm - Chi phí vận hành và đơn giá quan trắc theo các định mức quy định chưa được ban hành phù hợp. - Chưa có quy định về việc hiệu chuẩn và giá trị sử dụng của các phương pháp đo đạc tự động.

  19. KIẾN NGHỊ 1. Về đào tạo - Cần đào tạo chuyên môn về vận hành, bảo trì tại các trạm quan trắc tự động. - Hình thức công bố công khai thông tin cho cộng đồng các kết quả quan trắc tự động - Cần đào tạo các kiến thức về kiểm tra, xử lý và khai thác dữ liệu quan trắc tự động liên tục 2. Về kỹ thuật - Lựa chọn địa điểm đặt trạm rất khó khăn, do phải đáp ứng nhiều tiêu chí (điểm đại diện, có bảo vệ, đường cấp điện ổn định,...) - Các nguyên lý, phương pháp đo, giao thức kết nối, truyền dữ liệu.

  20. KIẾN NGHỊ 3. Về văn bản hướng dẫn kỹ thuật - Tổng cục Môi trường sớm ban hành các tài liệu hướng dẫn quy trình vận hành (SOP), bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) của hoạt động quan trắc tự động liên tục. - Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành các Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) cho các thông số đo liên tục để so sánh đối với môi trường nước. 4. Về tài chính - Bộ sớm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động quan trắc tự động, liên tục đối với các trạm không khí và nước. - Hướng dẫn các quy định về thông số quan trắc cho từng loại trạm (nhóm thông số cơ bản, mở rộng,...).

  21. Xin cảm ơn

More Related