1 / 24

Anti-Dumping Measures Biện pháp chống bán phá giá

Anti-Dumping Measures Biện pháp chống bán phá giá. Key Issues in Injury. Even if DOC finds high dumping or subsidy margins, no duties imposed unless “injury” to the domestic industry. Under U.S. law, separate agency conducts the injury analysis - International Trade Commission (“ITC”).

Télécharger la présentation

Anti-Dumping Measures Biện pháp chống bán phá giá

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Anti-Dumping MeasuresBiện pháp chống bán phá giá Key Issues in Injury

  2. Even if DOC finds high dumping or subsidy margins, no duties imposed unless “injury” to the domestic industry. Under U.S. law, separate agency conducts the injury analysis - International Trade Commission (“ITC”). Many times, exporters defend only at the ITC and ignore the DOC process. Dù DOC kết luận biên độ phá giá hoặc trợ cấp ở mức cao, thuế chống bán phá giá cũng sẽ không bị áp nếu không có “thiệt hại” đối với ngành sản xuất nội địa do việc bán phá giá/trợ cấp gây ra. Theo Luật Hoa Kỳ, việc điều tra xác định có thiệt hại hay không sẽ được tiến hành bởi một cơ quan độc lập là Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC). Trong nhiều trường hợp, các nhà xuất khẩu chỉ tập trung nỗ lực vào tới quá trình điều tra của ITC, bỏ qua quá trình điều tra của DOC Importance of Injury DeterminationTầm quan trọng của Kết luận về thiệt hại

  3. Whether the evidence demonstrates that an industry in the United States producing the like product is materially injured (or threatened with material injury) “by reason of” the subject imports from the targeted countries. Basically same rules and practice for both antidumping and countervailing duties; only a few minor differences. Tiêu chí duy nhất: Có chứng cứ chứng minh rằng ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ bị thiệt hại đáng kể (hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể) do việc nhập khẩu các sản phẩm từ các nước bị điều tra hay không? Điều tra thiệt hại trong vụ kiện chống bán phá giá và vụ kiện chống trợ cấp áp dụng các nguyên tắc tương tự nhau, trừ một số khác biệt rất nhỏ. Legal StandardTiêu chuẩn pháp lý

  4. Two threshold questions: (1) what product is at issue, and (2) who are the relevant U.S. producers. Concept of “like product” - what is the product produced in U.S. that is most like the targeted imported product. Every imported product has a domestic “like” product. Like product arguments are very hard to win; can change the case dramatically. Hai câu hỏi đặt ra: (1) Sản phẩm nào thuộc diện bị điều tra, và (2) Những nhà sản xuất nào của Hoa Kỳ có liên quan? Khái niệm “sản phẩm tương tự”- là sản phẩm được sản xuất ở Hoa Kỳ gần giống nhất với sản phẩm nhập khẩu bị điều tra. Mỗi sản phẩm nhập khẩu đều có 1 sản phẩm nội địa “tương tự” Những tranh luận về sản phẩm tương tự rất khó thắng, nhưng nếu làm được, nó có thể làm thay đổi hoàn toàn tình hình vụ kiện Like Product – The ConceptSản phẩm tương tự - Khái niệm

  5. ITC considers a mix of factors: Interchangeable uses Physical appearances Common manufacturing processes Similar channels of distribution Comparable prices Customer perceptions No single factor is decisive. ITC considers them all qualitatively. Could consider more formal quantitative test, but ITC has traditionally not done so. ITC sẽ xem xét một tổ hợp nhiều nhân tố khi xác định các sản phẩm tương tự - Sản phẩm có thể sử dụng thay thế nhau không - Hình dáng vật lý có tương tự không - Có chung quy trình sản xuất không - Có các kênh phân phối tương tự không - Có các mức giá có thể so sánh được - Quan điểm của khách hàng về các sản phẩm này Trong số các nhân tố trên, không cá nhân nhân tố nào có tính chất quyết định. ITC sẽ xem xét theo cách định tính tất cả các nhân tố này. ITC có thể tiến hành một số cân nhắc định tính hình thức khác, nhưng thông lệ là cơ quan này không xem xét theo kiểu này Like Product – The FactorsSản phẩm tương tự - Các nhân tố

  6. Steel Hot rolled versus plate Hot rolled versus cold rolled Coated versus non-coated Shrimp Fresh versus frozen Canned versus non-canned Flat panel displays LCD versus plasma technology Active matrix versus passive matrix technology Thép - Thép cuộn cán nóng và thép tấm - Thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội - Thép bọc và thép không bọc Tôm - Tôm tươi và tôm đông lạnh - Tôm đóng hộp và tôm không đóng hộp Màn hình phẳng - Công nghệ LCD và công nghệ Plat-ma - Màn hình LCD ma trận tích cực và màn hình LCD ma trận thụ động Like Products – Some ExamplesSản phẩm tương tự - Một số ví dụ

  7. Once the ITC defines the “like product,” who are the domestic producers of that product? Excluding affiliates of foreign companies, who often import some merchandise: Percentage of domestic production by that producer; Reason producer has decided to import some products; Whether inclusion or exclusion distorts the overall results. Possibility of defining a “regional” industry. Khi ITC xác định xong “sản phẩm tương tự”, bước tiếp theo là xác định ai là các nhà sản xuất nội địa của các sản phẩm đó của Hoa Kỳ? “Ngành sản xuất nội địa” sẽ không bao gồm các chi nhánh, công ty phụ thuộc của các công ty nước ngoài, những người thường nhập khẩu một số mặt hàng liên quan. Cơ quan điều tra sẽ xem xét xem: - Tỷ lệ sản xuất nội địa bởi nhà sản xuất đó so với nhập khẩu? Lý do nhà sản xuất quyết định nhập khẩu một số sản phẩm? Việc một nhà sản xuất Hoa Kỳ có thuộc “ngành sản xuất nội địa” hay không có thể làm thay đổi kết quả tổng thể của vụ kiện. Có thể có trường hợp xác định “ngành sản xuất vùng” (thay vì ngành sản xuất nội địa trong phạm vi toàn Hoa Kỳ) Domestic Industry – Who to IncludeNgành sản xuất nội địa – Những công ty nào thuộc nhóm này?

  8. “Standing:” Does a sufficient portion of the domestic industry support the case? Actually decided by DOC, not ITC. Sometimes extend deadline for initiating case to allow polling of domestic industry to determine standing. Tính đại diện cho ngành sản xuất nội địa của nguyên đơn: Có đủ tỷ lệ các chủ thể trong ngành sản xuất nội địa ủng hộ đơn kiện không? Vấn đề này trên thực tế là do DOC quyết định, không phải ITC Đôi khi DOC cho phép kéo dài thời hạn khởi xướng điều tra để trưng cầu và xác định tỷ lệ ủng hộ đơn kiện trong ngành sản xuất nội địa Domestic Industry – What they SayNgành sản xuất nội địa – Họ nói gì?

  9. Specific rules on standing: At least 25% of total production; At least 50% of those expressing an opinion; “shall” exclude foreign affiliates, unless they show adverse effects on their domestic operations; “may” exclude those who import. Các quy định cụ thể về tính đại diện cho ngành sản xuất nội địa của nguyên đơn: - Chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng; Các nhà sản xuất nội địa có ý kiến ủng hộ đơn kiện phải chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng của các nhà sản xuât nội địa bày tỏ ý kiến; Không tính ý kiến của các nhà sản xuất Hoa Kỳ có quan hệ phụ thuộc với các công ty xuất khẩu nước ngoài trừ khi các các chi nhánh nước ngoài, trừ khi các nhà sản xuất này chứng minh sản xuất hoạt động nội địa của mình bị ảnh hưởng bất lợi; Không tính đến ý kiến của các nhà nhập khẩu. Domestic Industry – What they SayNgành sản xuất nội địa – Họ nói gì?

  10. One approach: bifurcated analysis. First consider injury. Then consider causation. Current ITC approach: unitary analysis. Consider all statutory factors collectively: Adverse volume effects Adverse price effects Adverse impact Address any contrary arguments about causation and non-attribution, but within these three categories. Generally collect data for three full years, plus an interim period. Một cách tiếp cận: Phân tích theo 2 nhánh.Trước hết xem xét thiệt hại. Sau đó xem xét nguyên nhân. Cách tiếp cận hiện hành của ITC: Phân tích đơn nhất. Xem xét tất cả các nhân tố theo luật định cùng lúc: - Những ảnh hưởng tiêu cực về số lượng - Những ảnh hưởng tiêu cực về giá - Tác động tiêu cực khác ITC sẽ xem xét tất cả các lập luận trái ngược về mối quan hệ nhân quả (giữa việc bán phá giá của hàng nhập khẩu và thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa phải chịu) và về những trường hợp thiệt hại xuất phát từ các nguyên nhân khác, nhưng chỉ trong phạm vi 3 vấn đề trên Việc xem xét thiệt hại sẽ dựa trên số liệu thu thập tổng hợp của 3 năm, cộng thêm một khoảng thời gian chuyển tiếp The ITC Analytic Framework for “Injury”Cách thức phân tích của ITC về “Thiệt hại”

  11. Key factor: have imports increased? No specific rules on the size of increase needed. Shall consider “the volume of imports” and whether it is “significant”: Measured by quantity or value; Measured in absolute terms; Relative to consumption; Relative to domestic production. Negligibility exception: if imports less than 3% of total imports (unless all small sources more than 7%). Most recent 12 month period. Vấn đề chủ chốt: nhập khẩu có gia tăng không? Không có các quy định cụ thể về mức độ gia tăng về lượng nhập khẩu ITC sẽ xem xét “lượng hàng nhập khẩu” và liệu nó có “đáng kể” Được tính theo khối lượng hoặc trị giá Được tính theo số tuyệt đối; Liên quan tới tiêu dùng; Liên quan tới ngành sản xuất nội địa Ngoại lệ về lượng nhập khẩu không đáng kể: nếu lượng nhập khẩu từ một nước ít hơn 3% tổng lượng nhập khẩu (trừ khi tổng lượng nhập khẩu từ tất cả các nước như vậy chiếm hơn 7% ) trong giai đoạn 12 tháng gần nhất. Adverse Volume Effects – The RulesNhững ảnh hưởng tiêu cực về số lượng – Các quy định

  12. The bigger the increase, the greater the risk of affirmative finding. ITC tends to focus heavily on import market share – imports as a percent of apparent domestic consumption. Market share gain of more than 3-5 percentage points generally considered significant. Note that 3% of imports is often much smaller than 3% of apparent domestic consumption. Some industries are perceived as more import sensitive than others. Mức tăng lượng nhập khẩu càng lớn, nguy cơ dẫn đến kết luận khẳng định “có thiệt hại” càng cao. ITC tập trung chủ yếu vào thị phần của hàng nhập khẩu– xem xét lượng hàng nhập khẩu với tính chất là một bộ phận (tính theo phần trăm) của lượng tiêu dùng nội địa. Thị phần chiếm hơn 3-5% thường được xem là đáng kể Lưu ý là 3% lượng hàng nhập khẩu thường nhỏ hơn rất nhiều so với 3% tổng lượng tiêu dùng nội địa Một số ngành sản xuất được xem là ngành nhạy cảm hơn những ngành khác. Adverse Volume Effects – In PracticeNhững ảnh hưởng tiêu cực về khối lượng – Trong thực tế

  13. WTO rules allow and U.S. law requires cumulation of imports from several sources if they “compete”. Factors ITC considers to determine if “compete”: Degree of fungibility among imports and with domestic; Geographic overlap; Common channels of distribution; Simultaneous presence in the market. Fear of country shifting encourages multi-country cases. Few U.S. cases involve single country. The 7% negligibility rule creates strong incentive to cumulate, targeting even small supply sources. Các quy định của WTO cho phép và luật pháp của Hoa Kỳ yêu cầu cộng gộp lượng hàng nhập khẩu từ nhiều nguồn nếu như chúng “cạnh tranh”. Các yếu tố mà ITC xem xét để xác định “cạnh tranh” là: - Mức độ thay thế giữa các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm nội địa; - Sự chồng lấn về địa lý; - Các kênh phân phối thông thường; - Xuất hiện đồng thời trên thị trường. Do lo ngại về hiện tưởng lẩn tránh thuế giữa các quốc gia, Hoa Kỳ thường tiến hành các vụ kiện “chùm” (cùng lúc kiện nhiều nước). Rất ít các vụ kiện của Hoa Kỳ chỉ kiện hàng hóa từ một nước. Quy tắc mức “không đáng kể” cộng gộp 7% đã nói ở trên tạo điều kiện cho việc tính gộp, và do đó cho phép “tấn công” cả những nước xuất khẩu chỉ cung cấp một nguồn nhỏ sang Hoa Kỳ. Adverse Volume Effects – CumulationNhững ảnh hưởng tiêu cực về khối lượng – Sự tích lũy

  14. Key factor: have domestic prices fallen? No specific rules on the magnitude of decrease needed. Shall consider “the effect of imports… on prices” and whether it is “significant”: Price underselling; Price depression; Price suppression. Even if prices increase, if there is a price-cost squeeze. Vấn đề chủ chốt: Giá nội địa có giảm không? Không có quy định mức độ giảm cần thiết ITC sẽ đánh giá “tác động của việc nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến… giá”, và liệu mức độ tác động có “lớn” không theo các yếu tố sau: - Hiện tượng bán giá thấp - Tình trạng sụt giá - Tình trạng kìm giá Hiện tượng tác động tiêu cực về giá có thể xảy ra thậm chí ngay cả trong trường hợp giá có tăng nhưng có sự bất tương ứng trong quan hệ giá-chi phí Adverse Price Effects -- The Rules Xác định ảnh hưởng tiêu cực về giá – Các quy định

  15. Collect average prices on quarterly basis for selected pricing products. Sometimes monthly. Major emphasis on underselling, since it is the easiest to determine. “Quarter counting.” Tendency to assume that if import and domestic prices are both falling, imports have depressed prices. Rarely undertake more careful analysis of the underlying market forces that drive price levels. ITC sẽ tiến hành tập hợp thông tin về giá cả trung bình (xác định theo quý) của các sản phẩm định giá được lựa chọn (cũng có trường hợp giá này được tập hợp theo tháng) Việc xem xét sẽ tập trung chủ yếu vào yếu tố “bán giá thấp” vì đây là yếu tố dễ xác định nhất. Và thường thời gian để xác định giá là theo quý Trên thực tế, ITC có khuynh hướng suy đoán rằng nếu giá nhập khẩu và giá nội địa đều giảm thì việc nhập khẩu là nguyên nhân gây ra sự sụt giá ITC rất hiếm khi tiến hành phân tích kỹ lưỡng về các yếu tố thị trường đứng đằng sau và chi phối giá. Adverse Price Effects -- In Practice Xác định ảnh hưởng tiêu cực về giá – Trong thực tế

  16. Consider “all relevant economic factors.” Statute provides laundry list, ITC collects data on: output, sales, market share, profits, productivity, return on investment, utilization of capacity; prices, cash flow, inventories, employment, wages, growth, raise capital, R&D efforts. Analyze in context of: Any business cycle for the industry; especially relevant for agricultural products; Any “conditions of competition.” Consider industry as a whole, not situation of individual companies in the industry. Khi xác định thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ, ITC sẽ xem xét “tất cả các yếu tố kinh tế liên quan”. Pháp luật Hoa Kỳ đưa ra hàng loạt các nhân tố và ITC sẽ thu thập các dự liệu về: - Sản lượng, doanh số bán hàng, thị phần, lợi nhuận, năng suất, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, mức độ sử dụng công suất thiết kế; giá cả, luông tiền, lượng hàng tồn, việc làm, lương, mức độ tăng trưởng, gia tăng vốn, những nỗ lực nghiên cứu và phát triển. Việc phân tích sẽ được xem xét trong bối cảnh: - Bất kỳ chu kỳ kinh doanh nào của ngành sản xuất liên quan (đặc biệt là trong các vụ việc liên quan tới các sản phẩm nông nghiệp) - Bất kỳ điều kiện cạnh tranh nào Khi đánh giá mức độ thiệt hại, ITC sẽ xem ngành sản xuất như là tổng thế, chứ không tập trung vào tình trạng của một công ty cụ thể nào của ngành. Adverse Impact: Material InjuryẢnh hưởng tiêu cực: Thiệt hại đáng kể

  17. No real framework; ITC just looks for adverse trends, and stresses trends that support its conclusion. Adverse impact is always viewed in light of volume and price effects. Major emphasis on operating profits. Hard to show adverse impact if industry is making money. Level of profits depends on industry. The classic pattern of affirmative determination: Losing market share; Falling prices; Losing money. Không có thông lệ thường xuyên nào, ITC chỉ xem xét các xu hướng bất lợi, và nhấn mạnh các xu hướng phù hợp với kết luận của họ Ảnh hưởng tiêu cực luôn luôn được xem xét dưới góc độ của những ảnh hưởng về khối lượng và giá cả. ITC đặc biệt nhấn mạnh tới vấn đề lợi nhuận kinh doanh. Rất khó để chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của hàng nhập khẩu nếu như ngành sản xuất nội địa đang làm ăn phát đạt. Mức lợi nhuận phụ thuộc vào từng ngành. Các căn cứ thường được ITC sử dụng trong các kết luận khẳng định có thiệt hại đáng kể: - Mất thị phần - Giá giảm - Mất lợi nhuận Material Injury – In PracticeXác định “Thiệt hại đáng kể” –Trong Thực tế

  18. Legal standard is: injury must be “by reason of” unfairly traded imports. Imports need not been the only cause, or even the major cause. Need only be “a” cause. Sometimes called a contributing cause. Important distinction from safeguards, for which imports must be a cause at least as important as any other cause. Generally ITC assumes causal link if there is simple correlation: increasing imports that correlate with adverse trends for domestic industry. Tiêu chuẩn pháp lý là: Thiệt hại đáng kể mà ngành sản xuất nội địa HK chịu phải do các việc nhập khẩu cạnh tranh không lành mạnh (bán phá giá) gây ra. Việc nhập khẩu đó không nhất thiết phải là nguyên nhân duy nhất, hoặc thậm chí không cần phải là nguyên nhân chủ yếu. Chỉ cần là 1 nguyên nhân trong số các nguyên nhân gây thiệt hại. Đôi khi được gọi là nguyên nhân góp phần. Điểm khác biệt khi xác định mối quan hệ nhân quả trong vụ việc chống bán phá giá và biện pháp tự vệ: Đối với biện pháp tự vệ việc nhập khẩu phải là nguyên nhân ít nhất cũng quan trọng như bất kỳ nguyên nhân nào khác gây ra thiệt hại. Nói chung, ITC thường suy đoán có tồn tại mối quan hệ nhân quả chỉ cần dựa trên một quan hệ qua lại đơn giản: có sự tương quan giữa xu hướng tăng nhập khẩu và xu hướng bất lợi cho ngành sản xuất nội địa Causation: Causal LinkNguyên nhân: Quan hệ nhân quả

  19. Must distinguish causes of injury other than imports. ITC often considers in the context of “conditions of competition.” Do these other factors sever the causal link between subject imports and material injury? Most common alternative causes: Other imports not being investigated; Business cycles, crop cycles; Different product segments; Self inflicted injury by the domestic industry. Phải phân biệt các nguyên nhân gây ra thiệt hại khác ngoài việc nhập khẩu hàng hóa liên quan. ITC thường xem xét vấn đề này từ góc độ “các điều kiện cạnh tranh” Liệu có những yếu tố khác này có đóng góp vào mối quan hệ nhân quả giữa mặt hàng bị điều tra và thiệt hại đáng kể hay không? Các nguyên nhân khác thường gặp: - Việc nhập khẩu các mặt hàng khác không thuộc diện bị điều tra; - Chu kỳ kinh doanh, chu kỳ thu hoạch; - Các phân khúc sản phẩm nhau; - Các thiệt hại có nguyên nhân từ chính ngành sản xuất nội địa tự gây ra. Causation: Non-AttributionMối quan hệ nhân quả: Thiệt hại gây ra bởi những nguyên nhân khác

  20. Often the most crucial battleground of case. Rare to have case that does not involve increasing imports, falling prices, and lost profits. Potential for much more serious analysis of economic dynamics, and role of different factors. Econometrics. Rarely is that potential realized. ITC usually embraces the most simplistic qualitative approaches. Most serious and contentious alternative cause: non-subject imports, particularly for commodity products. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại thường là vấn đề gây tranh cãi nhất trong mỗi vụ kiện. Rất ít vụ kiện không liên quan tới việc gia tăng nhập khẩu, sụt giá và mất lợi nhuận Về nguyên tắc việc này đòi hỏi phân tích nghiêm túc về các động lực kinh tế và vai trò của các nhân tố khác. Toán kinh tế. Trên thực tế nguyên tắc này ít khi nào được thực hiện. ITC thường sử dụng các cách tiếp cận định tính đơn giản nhất. Một trong những “nguyên nhân khác” gây ra thiệt hại gây tranh cãi nhất: Việc nhập khẩu các sản phẩm không thuộc diện bị điều tra, đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng. Causation – In PracticeXác định mối quan hệ nhân quả – Trong Thực tế

  21. Affirmative injury finding can be based on: Material injury; Threat of material injury; Material retardation. “Threat” cases are common, particularly when industry is frequent user of law; do not want to wait. If find current injury, no need to consider future threat of injury. Kết luận khẳng định có thiệt hại có thể dựa trên sự tồn tại của: - Thiệt hại đáng kể; - Đe dọa thiệt hại đáng kể - Cản trở sự hình thành của một ngành sản xuất mới. Các trường hợp “đe dọa thiệt hại” là khá phổ biến, đặc biệt khi ngành sản xuất nội địa là đối tượng sử dụng công cụ CBPG thường xuyên, không muốn chờ đợi cho đến khi có thiệt hại thực tế xảy ra. Nếu đã xác định được thiệt hại thực tế thì không cần xem xét đến khả năng “đe dọa gây ra thiệt hại” trong tương lai Threat of InjuryĐe dọa thiệt hại

  22. Statute provides and ITC collects data about a laundry list of economic factors: Unused foreign production capacity; rate of increase in imports; price trends; inventories; potential for product shifting; negative effects on R&D; other adverse trends. No analytic framework. Consider evidence qualitatively. Evidence of future threat must be real and imminent, not based on speculation or conjecture. Pháp luật HK quy định về một loạt các yếu tố kinh tế phải xem xét khi xác định “đe dọa thiệt hại” và ITC thực hiện việc xem xét các yếu tố này: - Công suất chưa sử dụng của các nhà sản xuất nước ngoài; tỷ lệ tăng nhập khẩu; xu hướng giá cả; lượng hàng tồn; khả năng chuyển đổi sản phẩm; tác động tiêu cực đến nghiên cứu và phát triển; các xu hướng bất lợi khác. Không có nguyên tắc phân tích cố định, trên thực tế ITC các chứng cứ một cách định tính. Bằng chứng đe dọa thiệt hại trong tương lai phải rõ ràng và sắp xảy ra, không dựa trên sự suy đoán hay ước đoán đơn thuần. Threat of Injury – The RulesĐe dọa thiệt hại – Các quy định

  23. Hard to avoid speculation when considering the future. ITC tends to rely heavily on: Industry vulnerability; weak, even if not yet injured; Foreign excess capacity, and likelihood that it will begin to surge into the U.S. market; Recent import trends, and evidence of accelerating increase in imports. In some agricultural products, active futures markets provide very relevant data on future prospects. Việc đánh giá một khả năng trong tương lai thường không tránh khỏi “sự suy đoán” ITC có xu hướng dựa chủ yếu trên các yếu tố sau khi xác định “đe dọa thiệt hại”: - Tính dễ bị tổn thương của ngành sản xuất nội địa; sự yếu kém, dù chưa từng bị thiệt hại - Hiện tượng dư thừa năng lực của các nhà sản xuất nước ngoài và khả năng thâm nhập mạnh vào thị trường Hoa Kỳ - Xu hướng nhập khẩu hiện tại, và bằng chứng đẩy mạnh gia tăng nhập khẩu. Đối với một số sản phẩm nông nghiệp, các sàn giao dịch hàng hóa tương lai đang hoạt đông là nơi cung cấp số liệu khá chính xác về triển vọng trong tương lai. Threat of Injury – In PracticeĐe dọa thiệt hại – Trong thực tế

  24. ITC more objective than DOC. Respondents win ITC cases about 30-40% of the time. Quality of analysis determined by quality of information collected, and who is allowed to see that information. Growing problem of domestic industry with mixed interests – some globalize, some do not. The challenge of cases involving China. ITC thường khách quan hơn DOC. Các bị đơn giành thắng lợi ở ITC khoảng 30-40% số vụ kiện. Chất lượng của phân tích được quyết định bởi chất lượng của thông tin thu thập được và phụ thuộc vào việc ai được tiếp cận những thông tin đó Vấn đề mới: ngành sản xuất nội địa với những lợi ích hỗn hợp (lợi ích toàn cầu hoặc không toàn cầu) Thách thức đối với các trường hợp liên quan tới Trung Quốc Injury Issues – Concluding ThoughtsCác vấn đề về thiệt hại – Một vài lưu ý kết luận

More Related