1 / 3

E-learning một phương pháp học tập có hiệu quả bằng hoặc cao hơn so với phương pháp trực diện

Abdelkrim Jebbour Chuyên gia e-learning và công nghệ giáo dục. Khóa đào tạo “Phương pháp thiết kế và sử dụng một giáo trình trực tuyến” - CNF HCMV - 20-24/10/2008. E-learning một phương pháp học tập có hiệu quả bằng hoặc cao hơn so với phương pháp trực diện.

hester
Télécharger la présentation

E-learning một phương pháp học tập có hiệu quả bằng hoặc cao hơn so với phương pháp trực diện

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Abdelkrim Jebbour Chuyên gia e-learning và công nghệ giáo dục Khóa đào tạo “Phương pháp thiết kế và sử dụngmột giáo trình trực tuyến” - CNF HCMV - 20-24/10/2008 E-learningmột phương pháp học tập có hiệu quả bằng hoặc cao hơnso với phương pháp trực diện

  2. Khóa đào tạo “Phương pháp thiết kế và sử dụngmột giáo trình trực tuyến” - CNF HCMV - 20-24/10/2008 TƯƠNG TÁC VÀ HỖ TRỢ THEO NHU CẦU Trong môn học trực tuyến, có khi chỉ cần nhấp chuột là đã gửi được lời đề nghị giúp đỡ. Giáo viên có thể cung cấp nhiều công cụ học tập tương tác khác nhau (bài tập có phản hồi tức thời, trình chiếu PowerPoint, các phương tiện “nhấp chuột là mở”,...). Có thể liên hệ được với giáo viên và bạn học cùng lớp qua điện thư bất cứ lúc nào, chứ không chỉ trong những lúc hiếm hoi có mặt ở trường học. Sinh viên có thể sử dụng điện thư, phòng chat hay diễn đàn để thực hiện các cuộc thảo luận tự phát hay có hẹn trước mà không cần bận tâm nhiều đến các trở ngại không gian và thời gian như trong lớp học truyền thống. Điều quan trọng nữa là các hệ thống trực tuyến có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ tiện lợi khác cho sinh viên như đăng kí, các tài liệu hướng dẫn hỗ trợ, truy cập cơ sở dữ liệu, v.v. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬPLẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM Ngày nay ai cũng thừa nhận những hạn chế của phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm. Đã có nhiều nỗ lực nhằm vượt qua những hạn chế này trong hình thức dạy học trực diện (hoạt động theo nhóm nhỏ, diễn kịch,...) nhưng hiệu quả vẫn chưa cao và giáo viên vẫn là người có vai trò chủ đạo. Tuy vậy, trong môi trường trực tuyến, giáo viên thường là người chủ động lui về phía sau. Người học được yêu cầu tự học và hơn nữa là học theo cặp/nhóm và học từ bạn cùng nhóm. Trong các cuộc trao đổi nhóm và trên các diễn đàn, người học có cơ hội để giải thích, lập luận, chia sẻ, nhận xét, phê bình và chính mình tham gia tự sáng tạo các nội dung sư phạm, với một cách thức khó thấy được trong lớp học truyền thống. ĐÁP ỨNG VÀ PHẢN HỒI TỨC THỜI Dù không có sự tiếp xúc cơ học với giáo viên, học viên trực tuyến vẫn có khả năng tiếp cận với giáo viên cao hơn. Trong lớp học truyền thống, học viên thường phải hối hả đến các lớp học khác hay vì bất cứ lí do gì, nên ít khi dồn đến hỏi hay thắc mắc với giáo viên và chờ đợi những câu trả lời vừa ý. Bù lại, học viên trực tuyến có thể hỏi vô số vấn đề qua điện thư hay diễn đàn, tạo nên một cách đối thoại hiệu quả hiếm thấy so với trong lớp học trực diện. Bên cạnh đó, cần phải kể thêm các thông tin phản hồi tự động rất phong phú từ các nội dung và bài tập tương tác. Nhờ đó không còn phải chờ đợi dài ngày mới mong nhận được ý kiến nhận xét của giáo viên dạy trực diện. CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP GẮN BÓ Không như nhiều người tưởng, các giáo viên tham gia nhiều chương trình e-learning đã có cùng ghi nhận là các mối quan hệ giữa giáo viên với học viên cũng như giữa học viên với nhau được phát triển gắn bó một cách kì lạ. Họ ngạc nhiên nhận thấy rằng ở học viên trực tuyến đã hình thành một tinh thần tập thể vững chắc, giúp quá trình học tập diễn ra tốt hơn. Những ghi nhận kiểu này hoàn toàn đối nghịch với lối suy nghĩ rập khuôn quy kết rằng e-learning dẫn đến tình trạng “xoá nhoà cá tính” (dépersonnalisation) và “phi nhân tính hóa” (déshumanisation) trong các hoạt động sư phạm. Các mối quan hệ có khi còn đạt đến một mức độ thân thiết mà trong lớp học truyền thống không dễ gì đạt được (mừng sinh nhật, mừng sinh con, chia buồn, các vấn đề gia đình,...) THẢO LUẬN TƯƠNG TÁC CAO ĐỘ Trong lớp học trực diện, việc trao đổi thảo luận thường chỉ giới hạn giữa giáo viên và một vài sinh viên có tính hướng ngoại cao. Trong các môi trường trao đổi trực tuyến, các diễn đàn và phòng chat mở rộng biên độ của các cuộc thảo luận này, kể cả về cường độ, chất lượng và độ sâu. Khi mở một diễn đàn, tất cả người học đều được tham gia hết mức có thể và bao nhiêu lần tuỳ ý. Rất nhiều sinh viên đã cho biết rằng trong học tập trực diện họ chưa bao giờ có được nhiều cơ hội để phát biểu như vậy. Giáo viên thì đánh giá cao cả chất lượng lẫn tính độc đáo của những sinh viên hướng nội vốn im lặng trong hầu hết các lớp học trực diện. Người ta cũng đã nhận thấy cách thức trao đổi khuyết danh đã cho phép những sinh viên “bên lề” như phụ nữ, người khuyết tật, người nước ngoài,... cất lên tiếng nói của mình như thế nào. Trên các diễn đàn trực tuyến, những người này hoàn toàn thoát khỏi những dấu ấn hình thức vốn hay khiến họ bị lâm vào trạng thái ức chế… SÁNG TẠO NỘI DUNG SƯ PHẠM PHONG PHÚ CNTT cho phép đưa lên mạng nhiều loại tài liệu giảng dạy khác nhau, rất phong phú và đa dạng. Bài tập tương tác, mô phỏng, hình ảnh động, phân chia không gian làm việc ảo,... là những ví dụ điển hình về việc đưa các nguồn tài nguyên vào môi trường học tập trực tuyến một cách dễ dàng, giúp người học tự do khai thác và sử dụng theo nhu cầu và nhịp điệu làm việc của mình. Các môi trường làm việc này còn cho phép giáo viên giải quyết được những khó khăn về không gian, thời gian và số lượng sinh viên thường gặp trong giảng dạy trực diện, nhờ đó mà tăng cường hiệu quả sư phạm của hoạt động giảng dạy. PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM Có thể nói rằng e-learning là một yếu tố tuyệt vời để giúp đổi mới phương pháp sư phạm. Người giáo viên đưa giáo trình lên mạng đúng cách sẽ cảm thấy sung sướng, hưng phấn vì làm được một điều đặc biệt, và sẽ lấy lại thói quen tự hỏi mình, vốn đã mất đi từ lâu trong cách dạy truyền đạt kiến thức trực diện. Dù thiết kế giáo trình trực tuyến đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức, nhưng những giáo viên thực sự tích cực sẽ có được kinh nghiệm phong phú qua một quá trình làm việc bài bản (suy nghĩ, lập kế hoạch, tìm kiếm thông tin, chất vấn,...) Chủ nghĩa hoài nghi sơ đẳng sẽ nhường chỗ cho cảm giác thoả ý vì đã tham gia vào một bước tiến bộ mới. Những ai thấy công việc của mình nhàm chán sẽ có thể tìm lại được ngọn lửa đam mê... CHUẨN BỊ CHO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP SUỐT ĐỜI Trong đời sống hàng ngày, mỗi người không ai có một người thầy thường trực để chỉ dẫn cách tìm hiểu thêm tri thức mới. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người dạy học, đó là khắc sâu tinh thần tự học cho sinh viên, điều đó sẽ giúp họ tự chủ trong quá trình tìm kiếm, đánh giá và khai thác những thông tin mới mẻ theo nhu cầu của mình. E-learning tạo điều kiện cho tính tự chủ phát huy, thúc đẩy động cơ tự thân nhằm học tập suốt đời. Dĩ nhiên, điều đó chắc chắn không đủ để đảm bảo cho tinh thần sáng tạo của sinh viên, nhưng hẳn là có thể tạo nên một nền tảng vững chắc để giúp họ nâng cao tinh thần đó cũng như là duy trì quá trình tự học “self directed learning” THỰC HÀNH VIẾT LÁCH THƯỜNG XUYÊN Giới ngôn ngữ học luôn khẳng định rằng để học cách viết không có phương pháp nào tốt hơn là tự viết thường xuyên, ở mức cao nhất mà điều kiện cho phép. Trong xu hướng học tập trực tuyến, khẳng định đó càng đúng đắn. E-learning bắt buộc người học phải thường xuyên viết hàng ngày (viết điện thư, viết bài trên diễn đàn, viết trong phòng chat, nộp bài viết, v.v.), qua đó rèn luyện được thói quen và kĩ năng viết. Khi người giáo viên đặt ra yêu cầu cao về chất lượng viết, theo thời gian họ sẽ thu được những thành quả đáng kể, với bài viết của sinh viên đạt chất lượng cao hơn nhiều so với khi dạy trực diện. TÍNH MỀM DẺO CAO ĐỘ Do điều kiện thời gian, những người học có ràng buộc về trách nhiệm gia đình hay công việc thường khó theo học một cách đầy đủ các chương trình đào tạo trực diện. Ngay cả những trường có khả năng sắp xếp thời khoá biểu linh động cũng ít khi tạo đủ điều kiện cho các học viên không thể đảm bảo duy trì mức độ “chuyên cần” của mình. Học tập trực tuyến mở ra cơ hội cho mỗi người, giúp họ có thể bố trí thời gian học sao cho phù hợp với thời gian biểu vốn đã quá bận rộn với những việc không thuộc về trường lớp khoa bảng.

  3. Đọc thêm Mark Kassop (2003) Ten Ways Online Education Matches, or Surpasses, Face-to-Face Learning http://technologysource.org/article/ten_ways_online_education_matches_or_surpasses_facetoface_learning/ Khóa đào tạo “Phương pháp thiết kế và sử dụngmột giáo trình trực tuyến” - CNF HCMV - 20-24/10/2008

More Related