160 likes | 381 Vues
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH NHÌ 2. CHÀO MỪNG QUÍ ĐẠI BIỂU ĐẾN THAM DỰ BUỔI HỘI THẢO HOÀN CHỈNH TÀI LIỆU SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ HÌNH PHẠT TRONG QUẢN LÝ LỚP HỌC. TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH NHÌ 2 BÁO CÁO VẤN ĐỀ. “VÌ SAO PHẢI CHẤM DỨT TRỪNG PHẠT THÂN THỂ TRẺ EM?”. NỘI DUNG. I. PHẢN BIỆN CÁC LÝ LẼ
E N D
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH NHÌ 2 CHÀO MỪNG QUÍ ĐẠI BIỂU ĐẾN THAM DỰ BUỔI HỘI THẢO HOÀN CHỈNH TÀI LIỆU SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP THAY THẾ HÌNH PHẠT TRONG QUẢN LÝ LỚP HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH NHÌ 2BÁO CÁO VẤN ĐỀ “VÌ SAO PHẢI CHẤM DỨT TRỪNG PHẠT THÂN THỂ TRẺ EM?”
NỘI DUNG I.PHẢN BIỆN CÁC LÝ LẼ II.CẢM NHẬN CỦA TRẺ KHI BỊ TPTT VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI LỚN III.PHÁP LUẬT IV.HẬU QUẢ
Từ thực trạng của việc sử dụng TPTTTE tại VN, liệu bạn có xem việc chấm dứt TPTTTE là một ý tưởng đúng đắn không? Rõ ràng trong chúng ta, ai cũng có ý thức việc sử dụng TPTTTE là điều không nên làm và chẳng có tác dụng gì trong việc giáo dục trẻ. Thế nhưng, vẫn còn một số người sử dụng TPTTTE và họ đều có những lý lẽ riêng cho bản thân mình. Chúng ta hãy tìm hiểu 5 lý lẽ sau đây: • Lý lẽ thứ nhất: “Sử dụng TPTTTE có tác dụng trong thời gian trước mắt” • Lý lẽ thứ hai: “Ảnh hưởng lâu dài của việc sử dụng TPTTTE cũng đâu có tồi tệ đến thế” • Lý lẽ thứ ba: “Sử dụng TPTT là cách bất đắc dĩ cuối cùng có ích” • Lý lẽ thứ tư: “Tôi cũng đã bị trừng phạt bằng TPTT và nhờ đó mà tôi nên người” • Lý lẽ thứ năm: “Nhục hình là một bộ phận của nền văn hoá của chúng ta”
Lý lẽ thứ nhất:“Sử dụng TPTTTE có tác dụng trong thời gian trước mắt” • Lý lẽ: Trong thực tế, việc sử dụng TPTTTE có tác dụng duy trì kỷ luật lớp học. Nó đáp ứng nhu cầu của Giáo viên chúng ta.Thực ra, chỉ có thể tác động đến “ những đứa trẻ khó bảo” bằng TPTT. Khi những đứa trẻ này phải đối diện với việc bị phạt bằng cách TPTT thì chúng mới biết được cái gì là đúng , cái gì là sai. • Phản biện: • Khi sử dụng các phương pháp TPTT trong thời gian trước mắt như lý lẽ trên sẽ dẫn đến: • -Lỗi lầm của trẻ sẽ lặp đi lặp lại • -Phát triển ở trẻ thái độ thù địch • -Trẻ sẽ ngộ nhận là cứ mọi việc khi sử dụng bạo lực là hiệu quả, dễ dẫn đến việc sử dụng TPTT với người khác • -Nó sẽ phản lại quá trình phát triển về mặt đạo đức • -Phá hủy mối quan hệ gắn bó giữa giáo viên và học sinh, trẻ không còn tự tin và mất niềm tin vào thầy cô • -Thường che đậy chính vấn đề cốt lõi, chưa giải quyết rốt ráo vấn đề • -Nó sẽ ngăn cản chúng ta tìm kiếm phương pháp giáo dục khác biệt
Lý lẽ thứ hai:“Ảnh hưởng lâu dài của việc sử dụng TPTTTE cũng đâu có tồi tệ đến thế” • Lý lẽ: Người ta quá cường điệu về ảnh hưởng lâu dài của việc sử dụng TPTT. Hồi còn đi học, chúng ta vẫn thường bị trừng phạt bằng TPTT .Việc sử dụng TPTT cũng đâu có ảnh hưởng tồi tệ đến thế. • Phản biện: • -Xã hội ngập tràn bạo lực tạo ra một số người hung bạo và hiếu chiến. Ai cũng có thể sử dụng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống cho bản thân mình. • -Thanh thiếu niên trở nên hung tợn hơn. Từ chỗ là nạn nhân trở thành thủ phạm. Bản thân đứa trẻ cũng chai lì với đòn roi.
Lý lẽ thứ ba:“Sử dụng TPTT là cách bất đắc dĩ cuối cùng có ích” • Lý lẽ: Sử dụng TPTT có thể không phải là biện pháp hay đối với tất cả mọi trẻ em nhưng nó cũng có tác dụng đối với một số trẻ cá biệt. Có người cho rằng: Sử dụng TPTT là cách bất đắc dĩ cuối cùng có ích dành cho trẻ “khó bảo”, những đứa trẻ không “ưa ngọt” • Phản biện: • Đối với những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã có tính khí “khó bảo”, hay lơ đễnh thiếu tập trung,luôn gây nên sự khó chịu trong những mối quan hệ, khiến mọi người không bằng lòng và vì thế chúng bị cha mẹ, giáo viên đối xử khắc khe, tàn nhẫn. Chúng thường trở nên chống đối, ngang ngạnh, bướng bỉnh… Vì thế , sử dụng TPTT sẽ dễ đưa trẻ sớm đến với cuộc sống bạo lực.
Lý lẽ thứ tư: “Tôi cũng đã bị trừng phạt bằng TPTT và nhờ đó mà tôi nên người” • Lý lẽ: Lúc tôi lớn tôi cũng bị cha mẹ , thầy cô đánh mắng và tôi trở nên ngoan ngoãn tiến bộ hơn.Tôi có thể nói rằng: Nhờ bị đánh, mà tôi đã được học nhiều điều.Vì vậy, tôi không tin sử dụng TPTT lại là một điều tồi tệ • Phản biện: • -Các nghiên cứu cho rằng việc sử dụng TPTT không có ảnh hưởng và tác động như nhau đối với tất cả mọi người, vì tất cả chúng ta chẳng ai giống ai, một số người khá kiên định, những người khác lại rất nhạy cảm. Tuy vậy, các nghiên cứu cho thấy rằng việc TPTT gây ra các loại tổn thương khác nhau về tâm lý ở nhiều đứa trẻ, điều này liên quan trực tiếp đến những hành vi bạo lực trong tương lai của nhiều thiếu nhi. • -Việc sử dụng TPTT sẽ làm tổn thương đến tâm lý, tình cảm của trẻ sau này.
Lý lẽ thứ năm:“Nhục hình là một bộ phận của nền văn hoá của chúng ta” • Lý lẽ: Nhục hình xuất phát từ tín ngưỡng, phong tục văn hoá “ Thương cho roi cho vọt” .Theo kinh thánh: “Tiết kiệm roi vọt chỉ làm cho hư trẻ nhỏ”. Đánh trẻ là dạy trẻ. Con người đã không hiểu và làm theo một cách máy móc những điều ghi trong kinh thánh. • Phản biện: • -Luật pháp của đất nước chúng ta đã nêu bật những quyền cơ bản bao gồm quyền bình đẳng và quyền được an toàn. Quan niệm cũ đã được điều chỉnh cho phù hợp với XH và pháp luật. Chúng ta không thể chấp nhận một thực tế của việc TPTTTE khoác áo phong tục tập quán.
Cảm nhận của trẻ và quan điểm của người lớn 1.Cảm nhận của trẻ • Tâm trạng của trẻ khi bị TPTT • Suy nghĩ về cách giải quyết của người lớn khi trẻ mắc lỗi • Mong muốn của trẻ đối với người lớn và thầy cô. 2.Suy nghĩ của người lớn
Tâm trạng của trẻ khi bị TPTT -Qua khảo sát kết quả như sau : -Tâm trạng buồn chán “ Về chuyện mắng chửi thì quá quen thuộc với các em, cả đánh nữa, lúc đó em cảm thấy chán đời, buồn và muốn tìm bạn để tâm sự, kể cho bạn nghe để bạn ấy có thể thông cảm và chia xẻ với mình “. -Tâm trạng muốn bỏ học : “ Mỗi ngày của tôi như sống trong địa ngục, nhiều lúc tôi có ý định bỏ học. Khi tôi viết thư này thì bạn tôi đã bỏ học rồi ! Vì không chịu nỗi sự mỉa mai và đánh mắng của cô giáo.” -Tâm trạng muốn tự tử : “ Có lúc bạn ấy nói rất khờ như việc muốn tự tử, bỏ trường, bỏ nhà đi lang thang,… , em đã khuyên bảo bạn ấy rất nhiều lần”.
Suy nghĩ về cách giải quyết của người lớn khi trẻ mắc lỗi. -Có 58.6 % trẻ cho rằng nên trừng phạt trẻ khi mắc lỗi nhưng chỉ ở mức độ nói nhẹ nhàng, giải quyếtcho trẻ hiểu, nếu những lần sau nữa vẫn mắc lỗi thí mới chửi mắng, thậm chí là đánh. -Có 43.2% trẻ cho rằng không nên TPTT trẻ với lý do vi phạm quyền trẻ em hoặc ảnh hưởng đến tâm lý sức khoẻ trẻ. “ Em nghĩ rằng nếu như em có mắc lỗi thì nhắc nhở sẽ tăng thêm hiệu quả hơn là đánh mắng, chửi em “. Riêng tôi nghĩ rằng nếu thầy cô đã dùng biện pháp đánh HS thường xuyên, như vậy thì không thuần phục được HS, mà thậm chí làm HS hư thêm, tỏ ra lì lợm hơn, không biết vâng lời. Nguyên nhân là do thầy cô chưa quan tâm đúng mức đến HS mình. Chưa thông cảm và chia xẻ với HS”.
Mong muốn của trẻ đối với người lớn và thầy cô. -Có 59,1% cần người lớn, thầy cô lắng nghe trẻ giải thích. -Có 81.7 % được người lớn, thầy cô phân tích khuyên bảo nhẹ nhàng. -Có 61.9 % muốn được người lớn, thầy cô thông cảm, chia xẻ, tha thứ. Ngoài ra, các em còn mong muốn những người bạn thân đến trường học tập và vui chơi, muốn có những người bạn tốt. Một HS tâm sự :“ Nhờ anh chị nhắn nhủ tới thầy cô rằng, mỗi khi muốn đánh chửi, mắng HS, hãy hỏi xem tại sao các em lại làm như vậy và hãy hiểu trẻ cần gì, có nhu cầu gì. Hãy tìm hiểu cho rõ trước khi đánh mắng và hãy hiểu trẻ em : Như búp bê trên cành, cần phải nâng niu búp non đó, bởi vì những búp non đó dễ bị tổn thương.”
Suy nghĩ của người lớn Người lớn cho rằng trẻ em nào cũng mắc lỗi, chỉ khác ở chỗ mắc lỗi gì và mức độ mắc lỗi như thế nào.Tuổi vị thành niên là khó dạy dỗ nhất bởi vì tâm sinh lý của trẻ thay đổi, học đòi theo bàn bè và nhận thức hiểu biết của chúng có khi quá tầm hiểu biết của người lớn. Người lớn thường nhận ra rằng trẻ hay khóc, sợ hãi khi bị người lớn quát mắng, chửi, đánh đòn hoặc phạt. Đa số các em đều sợ hãi khi bị đánh đòn. Đặc biệt là những trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Trong nhà trường, mặc dù có những quy định khá chặt chẽ đối với những vấn đề bị TPTT, tuy nhiên nhiều GV vẫn bế tắc không có giải pháp khác đối với những HS cá biệt.
PHÁP LUẬT Các quy định của pháp luật liên quan đến việc cấm sử dụng các biện pháp trừng phạt bằng nhục hình như: 1.Công ước Quốc tế về Quyền TE cụ thể ở điều 19,37 2.Bộ luật Hình sự Nước CHXHCN VN điều 104,109, 110 3.Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE điều 7,12,14 4.Luật Giáo dục điều 108
HẬU QUẢ 1.Việc sử dụng TPTT và tinh thần như quát mắng, sĩ nhục, bỏ mặc, đánh đòn, nhéo tai, giựt tóc, khẻ thước vào tay, trói, nhốt… đều ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe, tinh thần, tâm lý và học tập của HS. Đó còn là cội nguồn tạo ra trong xã hội cảnh lan tràn bạo lực. Đó là hành vi vi phạm pháp luật. 2.Nhục hình là một thông lệ làm mất phẩm cách của tất cả những ai có liên quan đến nó. Đã sang thế kỷ 21 rồi mà thanh thiếu niên nhi đồng vẫn còn bị đánh đập chửi mắng, điều đó dã man và mang tính đê hèn.Chẳng có lợi ích hấp dẫn nào được chứng minh là có sức thuyết phục để biện hộ cho thông lệ ấy; mà nó cũng chẳng tỏ ra là một rào cản có hiệu quả đáng kể. Tác dụng của nó là khả năng làm con người ta trở nên thô tục, hèn hạ nhiều hơn là giáo dục và cải tạo HS. Với những nội dung trên đã đến lúc thật sự phải chấm dứt TPTTTE và bắt đầu sự thay đổi.