1 / 71

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐO TRONG TRẠM

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐO TRONG TRẠM. Các thiết bị đo trong trạm biến áp gồm có: 1. Mêgaôm 2. Đồng hồ vạn năng. 3. Anpekìm. 4. Bút thử điện cao thế. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÊGAÔM. 1. Công dụng: - Mêgaôm là thiết bị đo lường dùng đo cách điện của thiết bị điện.

kanan
Télécharger la présentation

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐO TRONG TRẠM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐO TRONG TRẠM Các thiết bị đo trong trạm biến áp gồm có: 1. Mêgaôm 2. Đồng hồ vạn năng. 3. Anpekìm. 4. Bút thử điện cao thế.

  2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÊGAÔM 1. Công dụng: - Mêgaôm là thiết bị đo lường dùng đo cách điện của thiết bị điện. - Phép đo này nhằm đánh giá chất lượng cách điện của thiết bị. 2. Nguyên lý hoạt động: - Theo định luật Ôm: R= U/I

  3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÊGAÔM Mêgaôm Kyoritsu Model 3123 Thang đo Đầu dây cao thế Guard Terminal Chỉnh kim Đầu dây nối đất Dây đo 5.000 V Đèn hiển thị thang đo 10.000V Kim đo K.Tra Pin Nút test OFF Nút chọn chế độ làm việc

  4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÊGAÔM 3. Phân loại và phạm vi sử dụng + Phân loại: Theo cấp điện áp ra của đầu đo, gồm có các loại: 250V, 500V,1.000V, 2.500V, 5.000V, 10.000V. + Phạm vi sử dụng: - Mêgaôm cấp điện áp <= 500V dùng đo cách điện mạch hạ áp (mạch nhị thứ). - Mêgaôm cấp điện áp => 1.000V đo cách điện thiết bị cao áp (cáp lực, MBA, DCL ).

  5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÊGAÔM 4. Các bước thực hiện phép đo 4.1 Kiểm tra Mêgaôm: +Kiểm tra Pin: Sau khi lắp Pin vào Mêgaôm bật khoá chọn chế độ sang vị trí Batt.check , ấn nút test xoay theo chiều kim đồng hồ (ấn nút đo). Nếu kim đồng hồ chỉ trong khoảng Batt. Goodchứng tỏ Pin còn tốt, nếu kim đồng hồ nằm ngoài khoảng Batt. Good cần thay Pin.

  6. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÊGAÔM + Kiểm tra độ tin cậy của Mêgaôm: - Bước 1: Sau khi kiểm tra Pin tốt chuyển khoá chọn chế độ sang vị trí 5.000 V hoặc 10.000V. Cho hai kim đo cách ly nhau và không cho chạm đất. Tiếp theo ấn nút đo, khi kim đồng hồ ổn định đọc giá trị đo - Bước 2: Nối tắt đầu cao thế với đầu nối đất khi kim đồng hồ ổn định đọc giá trị đo. - Bước 3: Ấn nút test xoay theo chiều ngược kim đồng hồ (ấn tắt nút đo). - Kết luận: Nếu giá trị đo được ở bước 1 là ∞ và giá trị đo được ở bước 2 bằng 0 Mêgaôm tốt.

  7. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÊGAÔM 4.2 Cô lập thiết bị cần đo. 4.3 Thực hiện các biện pháp để thực hiện phép đo (bao gồm cả biện pháp an toàn). 4.4 Thực hiện phép đo: Đầu cao thế được nối với đối tượng cần đo, đầu hạ thế nối với đối tượng được so sánh. Ấn nút đo. 4.5 Đọc kết quả.

  8. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÊGAÔM 4.6 Kết thúc phép đo: Giữ nguyên các đầu đo một thời gian để xã hết điện tích dư trên thiết bị cần đo. 4.7 Đánh giá kết quả đo. 4.8 Trả lại hiện trường thiết bị giống như khi chưa đo (trừ trường hợp khác). 4.9 Sau khi kết thúc công việc cần tháo Pin của Mêgaôm tránh trường hợp Pin già cổi dẫn đến hư hỏng thiết bị đo.

  9. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP 5. Đo cách điện máy biến áp: 5.1 Kết quả đo được chích xác cần tuân theo cácđiều kiện sau: - Các MBA<= 150 kV, đo ở Tcuộn dây=> 10 oC , các MBA=> 220 kV đo ở Tcuộn dây=> 30oC; - Đối với các MBA 110 kV, S > 80.000 kVA hoặc MBA 220 kV trở lên nên đo cách điện ở nhiệt độ sai khác không quá + 5 oC so với nhiệt độ khi nhà chế tạo đo.

  10. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP 5.2 Các phép đo cơ bản: Cao - Hạ Cao – Trung Trung - Hạ Cao – Vỏ Cao – ( Σ + Vỏ ) Trung – Vỏ Trongđó Σ = Trung + Hạ Hạ - Vỏ Trung -( Hạ + Vỏ ) Hạ - Vỏ Đối tượng được so sánh Đối tượng cần đo

  11. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP 5.3 Các bước thực hiện - Bước 1: Kiểm tra Mêgaôm. - Bước 2: Cô lập MBA. -Bước 3: Thực hiện các biện pháp an toàn (rào chắn, biển báo, mang găng tay cách điện…). -Bước 4: Ngắn mạch các cuộn dây và nối đất để phóng hết các điện tích dư ký sinh trên các cuộn dây. -Bước 5: Mở tất cả đầu dây nối vào các pha của MBA (kể cả trung tính). -Bước 6: Chọn đối tượng cần đo: Sau khi tách nối đất cuộn dây cần đo, các cuộn khác nối đất, sơ đồ đo như hình dưới.

  12. CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM + Mắc dây Hạ - Σ - Vỏ

  13. Chúý: MBA=> 110 kV trước khi RCĐcần tiếp địa cuộn dây cần đo => 2 phút. Trước khi đo lần tiếp theo cần tiếp địa lại cuộn dây cần đo =>5phút. - Bước 7: Tiến hành đo, đầu dây cao thế của Mêgaôm được nối với cuộn dây cần đo đầu dây hạ thế nối với đối tượng được so sánh. Ấn nút đo - Bước 8: Đọc kết quả phép đo tại thời điểm 60 giây. - Bước 9: Ấn tắt nút đo giữ nguyên các đầu đo của Mêgaôm một thời gian để xả điện tích trên cuộn dây. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP

  14. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP 10. Đánh giá kết quả: - So sánh kết quả đo với số liệu nhà chế tạo. + Hệ số K1 (Hệ số quy đổi)

  15. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP + R1: Điện trở cách điện của nhà chế tạo đo ở T1. + R2: Điện trở cách điện đo ở T2 + Quy đổi: Nếu T2 > T1 RQĐ = R2 x K1 Nếu T2 <T1 RQĐ = R2/K1 + Trong trường hợp chênh lệch nhiệt độ không có trong bảng trên thì ta có thể tính ra bằng cách nhân các hệ số tương ứng; Ví dụ: Chênh lệch nhiệt độ là 9oC K9 = K5 x K4 = 1,22. 1,17 = 1,42

  16. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP c) Nhiệt độ cuộn dây đối với các máy biến áp từ 35 kV trở xuống được coi là bằng nhiệt độ lớp dầu trên cùng, nhiệt độ cuộn dây đối với các máy biến áp trên 35 kV được coi là nhiệt độ cuộn dây cao áp pha “B” xác định bằng phương pháp điện trở một chiều theo công thức sau: tx = Rx / R0 (235 + t0 ) - 235 R0 - Điện trở cuộn dây đo ở nhà chế tạo ở nhiệt độ t0 Rx - Điện trở cuộn dây đo ở nhiệt độ tx

  17. + Nếu không có số liệu của nhà chế tạo có thể tham khảo bảng sau ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP

  18. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP Giá trị điện trở cách điện, MΩ

  19. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP Lưu ý:Để phép đo chính xác cần xử lý trường hợp bề mặt tán sứ bị bẩn: - Bề mặt tán sứ bẩn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đo cách điện cần phải xử lý bằng cách: + Vệ sinh sứ sạch sẽ. + Áp dụng phương pháp chóng nhiễu: Dùng dây đồng trần quấn ít nhất 1 vòng kính xung quân các sứ của pha cần đo (dây đồng áp chặt vào cổ sứ). Sau đó nối chung vào đầu dây Guard Terminal của Mêgaôm. Tiến hành đo bình thường.

  20. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY BIẾN ÁP 5.4 Đo điện trở cách điện mạch nhị thứ: Điện trở cách điện của các mạch điều khiển với đất phải được đo bằng mêgôm met có điện áp 500 V. Quy chuẩn của các điện trở cách điện phải lớn hơn 2 MΩ

  21. ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN CÁP LỰC 4. Đo cách điện cáp lực Cần kiểm tra mỗi lõi cáp có được cách điện với đất không. (Với các loại cáp nhiều lõi, cần kiểm tra những lõi này có được cách điện với nhau). Các phép đo cần được thực hiện bằng mêgômmet có điện áp 1000 V hoặc 2500V. Trường hợp cáp ngầm dài có điện dung lớn đến mức kim hiển thị của máy đo điện trở không ổn định trong một khoảng thời gian ngắn, điện trở cách điện của những loại cáp như vậy cần được đo sau khi kim hiển thị đã ổn định. Nhiệt độ và độ ẩm cần được ghi chép tại mỗi lần đo. Các mức điện trở cách điện phải đủ lớn theo quy định.

  22. ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN CÁP LỰC Các bước thực hiện - Bước 1: Kiểm tra Mêgaôm. - Bước 2: Cô lập cáp lực. - Bước 3: Thực hiện các biện pháp an toàn. - Bước 4: Nối các đầu cáp với đất để phóng hết các điện tích dư ký sinh trên cáp. - Bước 5: Mở các đầu cáp cần đo ra khỏi hệ thống. - Bước 6: Sau khi tách nối đất đầu cáp cần đo nối với Mêgaôm (đầu cao thế nối với lõi cáp, đầu hạ thế nối với hệ thống nối đất, nối đất vỏ cáp nối với hệ thống nối đất ), các cáp khác chưa đo phải được nối đất, sơ đồ đo như hình dưới đây.

  23. ĐO CÁCH ĐIỆN CÁP LỰC Phần dẫn điện (lõi cáp) Cách điện Vỏ cáp Nối đất vỏ cáp

  24. ĐO CÁCH ĐIỆN CÁP LỰC - Bước 6: Ấn nút test, tiến hành đo. - Bước 7 : Khi kim đo ổn định, Đọc kết quả đo. - Bước 8 : Kết thúc quá trình đo. - Bước 9: Đánh giá kết quả đo căn cứ vào kết qủa thí nghiệm của nhà sản xuất hoặc kết quả thí nghiệm lần trước. Chú ý: trong quá trình đo cách điện cáp lực ở đầu còn lại cần phải thực hiện các biện pháp an toàn đặt rào chắn và treo biển báo.

  25. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY CẮT 5. Đo điện trở cách điện máy cắt - Bước 1: Kiểm tra Mêgaôm. - Bước 2: Cô lập máy cắt. Đưa MC ra vị trí thí nghiệm. - Bước 3: Thực hiện các biện pháp an toàn (rào chắn, biển báo, mang găng tay cách điện…). - Bước 4: Máy cắt hộp bộ lần lượt kiểm tra cách điện + Pha A – (Pha B, C + Vỏ) + Pha B – (Pha C + Vỏ) + Pha C – Vỏ + Đo điện trở cách điện giữa các bản cực của các pha khi máy cắt mở.

  26. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY CẮT A Đo Rcd giữa tiếp điểm các pha khi MC cắt

  27. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY CẮT MC Đo Rcd : Pha B – (Pha C + Pha A + Vỏ)

  28. ĐO CÁCH ĐIỆN MÁY CẮT - Bước 5: Tiến hành đo - Bước 6: Khi kim đo ổn định đọc kết quả đo. - Bước 7: Đánh giá kết quả đo: Giá trịđiện trở cách điện giữa sơ cấp với đất, giữa các pha không thấp hơn 1000MΩ. - Bước 8: Đo điện trở cách điện mạch điều khiển:được đo bằng đồng hồ đo điện trở có điện áp 500V, giá trị điện trở cách điện không thấp hơn 2MΩ

  29. ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN TI 6. Đo điện trở các điện TI - Bước 1: Kiểm tra Mêgaôm. - Bước 2: Cô lập TI - Bước 3: Thực hiện các biện pháp an toàn (rào chắn, biển báo, mang găng tay cách điện…). - Bước 4: Cô lập mạch nhị thứ TI (khi cô lập mạch nhị thứ TI cần chú ý đánh giấu các đầu cáp tránh trường hợp nhầm lẫn). - Bước 5: Nối các cuộn dây nhị thứ với đất để phóng hết các điện tích dư.

  30. ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN TI - Bước 6 :Đo RCĐ: a/ Dùng mêgômmet có điện áp 500V để đo Rcđ mạch nhị thứ. Thực hiện các phép đo + Hạ 1 – Σ + Vỏ (các cuộn dây hạ 2, 3 nối với vỏ) + Hạ 2 – Σ + Vỏ + Hạ 3 - Σ + Vỏ b/ Đo RCĐ mạch sơ cấp dùng mêgômmet có Điện áp đo từ 1.000 V + Cao - Σ + Vỏ

  31. ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN TI 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1s1 1s2 1s3 2s1 2s2 2s3 3s1 3s2 3s3 ĐO CÁCH ĐIỆN TI: Cao – Σ + Vỏ

  32. ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN TU 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1s1 1s2 1s3 2s1 2s2 2s3 3s1 3s2 3s3 ĐO CÁCH ĐIỆN TU: Hạ 1 – Σ + Vỏ

  33. ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN TI - Bước 7: Khi kim đo ổn định,Đọc kết quả đo - Bước 8: Đánh giá kết quả đo + RCĐ của mạch thứ cấp > 2MΩ. + RCĐcuộn dây sơ cấp phải lớn hơn 50MΩ

  34. 7. Đo điện trở cách điện TI Các điện trở cách điện giữa cuộn dây và đất, và giữa các cuộn dây phải được đo bằng mêgômmet có điện áp 1000 V. Các tiêu chuẩn đối với các điện trở theo loại CT được quy định như sau.

  35. ĐO ĐIỆN TRỞ CÁCH ĐIỆN THANH CÁI 8. Đo cách điện thanh cái, DCL, : - Bước 1: Kiểm tra Mêgaôm. - Bước 2: Cô lập thanh cái. - Bước 3: Thực hiện các biện pháp an toàn. - Bước 4: Thực hiện các phép đo: - Pha A - Σ + Đất - Pha B - Σ + Đất - Pha C - Σ + Đất

  36. ĐO CÁCH ĐIỆN THANH CÁI: PHA B- Σ + ĐẤT

  37. -Bước 5: Đọc kết quả. - Bước 6 : Đánh giá kết quả. - Bước 7: Đánh giá kết quả. Căn cứ vào biên bản thí nghiệm sau lắp đặt hoặc biên bản thí nghiệm của những lần trước. RCĐ=> 1.000MΩ

  38. 1. Công dụng - Đo điệnáp 1 chiều - Đo điện áp xoay chiều - Đo thông mạch - Đo điện trở - Đo điện dung - Đo tần số - Đo dòng điện 1 chiều - Đo dòng điện xoay chiều ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG FLUKE

  39. 2.Các bước thao tác trước khi đo: - Kiểm tra đồng hồ. - Cắm dây đo vào đồng hồ đúng vị trí phù hợp với mục đích đo. - Chọn khoá chức năng đo phù hợp. - Xác định đối tượng cần kiểm tra. - Các bản vẽ nhị thứ có liên quan đối tượng cần kiểm tra. - Các biện pháp an toàn nếu cần. - Tiến hành kiểm tra và đánh giá kết quả ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG FLUKE

  40. Giá trị Max thang đo Hiển thị giá trị Max, Min Đơn vị đo Giá trị đo Màn hình Nút chọn đo thông mạch Khóa chọn chế độ đo 1 Nút chọn giá trị thang đo Lưu giá trị đo Nút chọn chế độ đo 2 Chọn chế độ đo f (Hz, Chu kỳ) Nút bật đèn màn hình Đo R, C, thông mạch Đo U1Chiều (mV, V, T0) Đo thông mạch Đi ốt Đo U~ Đo IAC,DC (μA, mA, A) Chế độ OFF Đầu đo U, R, C, F Và thông mạch Đầu đo IAC (μA, mA, A)

  41. 3. Kiểm tra áp 1 chiều. Kiểm tra đồng hồ, cắm dây đo, bật khoá đến vị trí V – ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG FLUKE + -

  42. ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG FLUKE + Trường hợp đo giá trị điện áp giữa dương nguồn và âm nguồn: Bước 1: Nối dây đo (+) nguồn đồng hồ vào (+) nguồn cần đo, dây đo (-) nguồn đồng hồ vào (-) nguồn cần đo. Bước 2: Đọc kết quả đo. + Trường hợp kiểm tra chạm đất (nguồn 220 VDC): Bước 1: Nối dây đo (+) nguồn đồng hồ vào (+) nguồn cần kiểm tra, dây đo (-) nguồn đồng hồ vào HT nối đất.

  43. Bước 2: Đọc và đánh giá kết quả đo (Với nguồn DC 220V) - Nếu giá trị đo +110V Mạch điện tốt. - Nếu giá trị đo > 110V Chạm đất âm nguồn. - Nếu giá trị đo <110V Chạm đất dương nguồn. - Nếu giá trị do = 220V Chạm đất hoàn toàn âm nguồn. - Nếu giá trị đo = 0 Chạm đất hoàn toàn dương nguồn. ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG FLUKE

  44. KIỂM TRA PHÁT HIỆN CHẠM ĐẤT NGUỒN DC 4.Tìm điểm chạm đất: - Khi kiểm tra chạm đất nguồn DC ta phải tiến hành tìm kiếm và loại trừ điểm chạm đất để tránh trường hợp sự cố xếp chòng khi có thêm một điểm chạm đất khác. - Cách xác định điểm chạm đất: + Dùng máy dò điểm chạm đất để kiểm tra phát hiện điểm chạm đất. + Dùng Fluke đo điện áp DC.

  45. KIỂM TRA PHÁT HIỆN CHẠM ĐẤT NGUỒN DC + - A 4 A1 A 3 A 2 A 6 A 5

  46. KIỂM TRA PHÁT HIỆN CHẠM ĐẤT NGUỒN DC - Các bước thực hiện: + Xác định chạm đất âm nguồn hay dương nguồn. + Kiểm tra tại tủ xạc, giàn Accu, thanh cái xem có chạm đất không. + Cắt dần từng mạch trong sơ đồ hình tia với các mạch không quan trọng như : chiếu sáng, mạch đóng… trong thời gian ngắn 2 đến 3 giây kiểm tra chạm đất còn hay mất để xác định nhánh bị chạm đất. + Tốt nhất kết hợp với thí nghiệm định kỳ hoặc cắt điện bảo dưỡng để tìm điểm chạm đất.

  47. 5. Kiểm tra thông mạch. a/ Kiểm tra thông mạch khi mạch có mang điện - Giả sử Kiểm tra mạch đóng máy cắt khi máy cắt không đóng được. - Trong điều kiện vận hành bình thường tại các vị trí X1, XK1 giá trị điện áp đo được (+) nguồn. Tại các điểm XK2, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8 điện áp đo đượv là (-) nguồn KIỂM TRA THÔNG MẠCH

  48. - Các bước thực hiện: Bước 1: Kiểm tra đồng hồ, cắm dây đo đúng vị trí bật khoá đến vị trí V- (mạch mang điện 1 chiều). Đối với mạch chạm đất không hoàn toàn: KIỂM TRA THÔNG MẠCH

  49. KIỂM TRA THÔNG MẠCH

More Related