110 likes | 561 Vues
HỘI CHỨNG HELLP. HELLP là từ viết tắt của Hemolysis (tán huyết), Elevatedo liver enzymes (tăng men gan) và Low Platelet (giảm tiểu cầu)
E N D
HỘI CHỨNG HELLP HELLP là từ viết tắt của Hemolysis (tán huyết), Elevatedo liver enzymes (tăng men gan) và Low Platelet (giảm tiểu cầu) • Hội chứng xảy ra ở 10% bệnh nhân mang thai bị tiền sản giật nặng. ở người bị tiền sản giật nặng, khi thấy tiểu cầu giảm <100.000/mm3 nên xem phết máu ngoại biên và xét nghiệm chức năng gan để tìm hội chứng này.
1. Nguyên nhân của hội chứng HELLP chưa được biết 2.Triệu chứng: Triệu chứng của hội chứng HELLP thường xảy ra vào thai kỳ thứ ba mặc dù hội chứng có thể bắt đầu sớm hơn. Triệu chứng cũng có thể xuất hiện trong 48 giờ đầu sau sinh. Các TC của bệnh bao gồm: • Đau thượng vị hoặc hạ sườn phải • Buồn nôn hoặc nôn ối • Mệt mỏi • Nhức đầu
3. Nguy cơ của hội chứng HELLP: • Nếu không điều trị kịp thời, hội chứng HELLP có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn thai nhi. • Trên người mẹ bệnh có thể gây hư hại gan nghiêm trọng, hiếm hơn có thể gây vỡ gan, suy thận, rối loạn đông máu, đột quị và tử vong. • Khi người mẹ bị những biến chứng nghiêm trọng, thai nhi sẽ nguy hiểm tính mạng. Hội chứng HELLP làm tăng nguy cơ nhau bong non trước khi sanh, đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi cũng như tăng nguy cơ sanh non.
4.Điều trị • Kiểm soát huyết áp • Truyền tiểu cầu nếu tiểu cầu <20.000/mm3 hoặc <40.000/mm3 kèm theo rối loạn cầm máu. • Truyền hồng cầu lắng nếu hct<30% • Chấm dứt thai kỳ ngay để phòng ngừa những biến chứng nặng. • Nếu thai kỳ < 34 tuần, có thể trì hoãn khoảng 48 giờ để điều trị người mẹ bằng cotticoides. Thuốc này giúp đẩy nhanh quá trình trưởng thành của phôi thai nhi và phòng ngừa biến chứng sanh non. Một số nghiên cứu đề nghị dùng corticoides liều cao để cải thiện triệu chứng của người mẹ. • Sau khi sanh, những bất thường về gan và huyết học sẽ mất đi sau vài ngày. • Bệnh nhân bị hội chứng HELLP có nguy cơ <5% bị lại hội chứng này trong những lần mang thai khác, nhưng những người này lại bị tăng những nguy cơ khác như tiền sản giật, nhau bong non và sanh non.
SẢN PHỤ Nếu chẩn đoán bệnh muộn thì diễn tiến của mẹ rất trầm trọng, tỉ lệ tử vong 1-5%. Biến chứng thường gặp theo Sibai khi chưa điều trị bảo tồn: • 21% rối loạn đông máu dạng (CIVD) • 16% huyết tụ sau nhau • 8% suy thận cấp • 6% phù phổi cấp • 2% xuất huyết nội phải mở bụng • 1% máu tụ dưới bao gan và bong võng mạc
Những nguyên nhân gạy huyết tụ sau nhau (he1matome re1tro placentaire) thường gặp trong: rối loạn đông máu, suy thận cấp, phù phổi cấp • Hội chứng HELLP gây ra nguy cơ băng huyết sau sanh rất cao, nguy cơ này thường xuất hiện do hậu quả của đông máu nội mạch lan tỏa mà không phải do băng huyết sau sanh. Ít có liên quan đến giảm tiểu cầu và biến chứng này. Việc truyền tiểu cầu phòng ngừa cũng không thể ngăn được băng huyết sau sanh.
THAI NHI Tỉ lệ tử vong thai đổi từ 6%-37%. Abramovici nghiên cứu 269 trường hợp: • Nhóm đầu tiên có đầy đủ triệu chứng của hội chứng HELLP • Nhóm thứ hai: HELLP từng phần • Nhóm thứ ba: bệnh TSG nặng không có liên quan đến hội chứng HELLP Abramovici đã nhận xét hội chứng HELLP không ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật của sơ sinh và chính sự sanh non góp phần gia tăng tỉ lệ tử vong sơ sinh.