1 / 28

BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. Phạm Thị Anh Lê – Trần Đăng Hưng Khoa Công nghệ Thông Tin - ĐHSPHN. Nội Dung. Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu khoa học Quy trình nghiên cứu khoa học Xây dựng đề cương nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu Cách viết một báo cáo khoa học

Télécharger la présentation

BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BÀI GIẢNGPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PhạmThịAnhLê – TrầnĐăngHưng KhoaCôngnghệThông Tin - ĐHSPHN

  2. Nội Dung • Giớithiệuvềphươngphápnghiêncứukhoahọc • Quytrìnhnghiêncứukhoahọc • Xâydựngđềcươngnghiêncứu • Thựchiệnnghiêncứu • Cáchviếtmộtbáocáokhoahọc • Đánhgiáđịnhlượngkếtquảnghiêncứukhoahọc • Mộtsốvấnđềxãhộitrongnghiêncứukhoahọc • Bàitậplớn môn học

  3. Tài liệu tham khảo • Tậpbàigiảng “Phươngphápnghiêncứukhoahọc” – NguyễnBảoVệ, NguyễnHuyTài • Mộtsốbàiviếtcủa GS NguyễnVănTuấntạihttp://nguyenvantuan.net • Mộtsốbàiviếtcủa GS HồTúBảotạihttp://www.jaist.ac.jp/~bao/writingsinvietnamese.html • Tạpchí Tia sánghttp://www.tiasang.com.vn/ • http://www.experiment-resources.com/research-methodology.html • http://www.slideshare.net/mssridhar/introduction-to-research-methodology-presentation

  4. Hình thức đánh giá • Dự lớp • Bài tập lớn môn học • Thực hiện và viết báo cáo một vấn đề khoa học

  5. Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu khoa học

  6. Khái niệm khoa học • Khoa học là quá trình nghiên cứu (NC) nhằm tìm ra những kiến thức (hiểu biết) mới, học thuyết mới,… về tự nhiên và xã hội. • Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức bao gồm: • Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với thiên nhiên. • Tri thức tư duy: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học.

  7. Khái niệm nghiên cứu khoa học • Nghiên cứu khoa học (NCKH) là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo về các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

  8. Yếu tố con người trong NCKH Có kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu Có đam mê nghiên cứu, ham thích tìm tòi, khám phá cái mới Có sự khách quan và trung thực về khoa học (đạo đức khoa học) Biết cách làm việc độc lập, tập thể và có phương pháp Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu từ khi còn đi học 8

  9. Những người làm nghiên cứu • Các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau ở các Viện và trung tâm nghiên cứu, • Các giáo sư, giảng viên,… ở các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp • Các chuyên gia ở các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, viện nghiên cứu tư nhân • Các sinh viên ham thích NCKH ở các trường Đại học • …

  10. Các hình thức tổ chức nghiên cứu • Xây dựng các đề tài, dự án NCKH • Tìm kiếm cơ quan, cá nhân tài trợ • Tổ chức công việc thực hiện nghiên cứu chung • Tổ chức công việc thực hiện nghiên cứu cá nhân • Quản lý, điều phối các hoạt động thực hiện NCKH • Làm việc với các cơ quan quản lý, tài trợ

  11. Loại hình nghiên cứu • Đề tài • Là một hình thức tổ chức NCKH, có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, có nội dung, phương pháp rõ ràng, do một cá nhân hoặc nhóm người thực hiện • Nhằm trả lời các câu hỏi mang tính học thuật hoặc thực tiễn, hoàn thiện và làm phong phú thêm các tri thức khoa học, đưa ra các câu trả lời để giải quyết thực tiễn. • Ví dụ: Tìm hiểu nhu cầu và sự lựa chọn của khách hàng về sản phẩm sữa,...

  12. Loại hình nghiên cứu • Dự án • Là một loại đề tài được thực hiện nhằm mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể về hiệu quả kinh tế - xã hội • Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc về thời gian và nguồn lực • Ví dụ: Dự án xây dựng thí điểm mô hình phát triển nông thôn mới,…

  13. Loại hình nghiên cứu • Chương trình khoa học: là tập hợp các đề tài/dự án có cùng mục đích xác định • Các đề tài, dự án thuộc chương trình mang tính độc lập tương đối • Các nội dung trong chương trình có tính đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau • Một nhóm các đề tài, dự án được phối hợp quản lý nhằm đạt được một số mục tiêu chung đã định trước. Ví dụ: “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông”, mã số KX.01/06-10

  14. Loại hình nghiên cứu • Đề án: là một loại văn kiện được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn hoặc gửi cơ quan tài trợ nhằm đề xuất xin thực hiện một công việc nào đó: thành lập một tổ chức, tài trợ cho một hoạt động,… Các chương trình, đề tài, dự án được đề xuất trong đề án.

  15. Căn cứ hình thành chương trình, đề tài, đề án • Chiến lược, chương trình mục tiêu, chương trình hành động và kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực • Đề xuất của các tổ chức quản lý, nhà tài trợ • Đề xuất của Cục chuyên ngành, doanh nghiệp, địa phương, đơn vị nghiên cứu, tổ chức và cá nhân, hiệp hội và các hội khoa học, các hội đồng khoa học.

  16. Các loại hình NCKH 1. Cách phân loại NC thực nghiệm và lý thuyết: • Nghiên cứu thực nghiệm: liên quan đến các hoạt động của đời sống thực tế • Nghiên cứu hiện tượng thực tế (thông qua khảo sát thực tế) • Nghiên cứu hiện tượng trong điều kiện có kiểm soát (thông qua thí nghiệm) • Nghiên cứu lý thuyết: thông qua sách vở, tài liệu, các học thuyết và tư tưởng. • Nghiên cứu lý thuyết thuần túy: nghiên cứu để bác bỏ, ủng hộ hay làm rõ một quan điểm/lập luận lý thuyết nào đó • Nghiên cứu lý thuyết ứng dụng: tìm hiểu ứng dụng các lý thuyết như thế nào trong thực tế,… Thông thường một nghiên cứu thường liên quan đến cả hai khía cạnh thực nghiệm và lý thuyết.

  17. Các loại hình NCKH 2. Cách phân loại NC quá trình, mô tả và so sánh: Nghiên cứu quá trình: tìm hiểu lịch sử của sự vật, hiện tượng hay con người Nghiên cứu mô tả: tìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng Nghiên cứu so sánh: tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt 17

  18. Các loại hình NCKH 3.Cách phân loại NC tìm hiểu mối quan hệ và đánh giá Nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ: giữa các sự vật và hiện tượng, phương pháp phổ biến là thống kê Nghiên cứu đánh giá: tìm hiểu sự vật, hiện tượng thông qua một hệ thống các tiêu chí 4. Cách phân loại NC chuẩn tắc và mô phỏng Nghiên cứu chuẩn tắc: Đánh giá /dự đoán những việc sẽ xảy ra nếu thực hiện một thay đổi nào đó Nghiên cứu mô phỏng: là kỹ thuật tạo ra một môi trường có kiểm soát để mô phỏng hành vi/sự vật, hiện tượng trong thực tế. 18

  19. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu • Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.

  20. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi: “nhằm vào việc gì” hoặc “để phục vụ cho điều gì” và mang ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì ?” 20

  21. Phương pháp tư duy khoa học • Phương pháp diễn dịch (deductive method): theo hướng từ trên xuống (top down), hữu ích để kiểm chứng các giả thiết và lý thuyết • Phương pháp quy nạp (inductive method): theo hướng từ dưới lên (bottom up), phù hợp để xây dựng giả thiết và lý thuyết

  22. Phương pháp tư duy khoa học

  23. Phương pháp tư duy khoa học

  24. Phương pháp tư duy khoa học

  25. Cấu trúc phương pháp luận NCKH NCKH phải sử dụng phương pháp khoa học bao gồm: chọn phương pháp thích hợp (luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề; cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin để xây dựng luận đề. 25

  26. Cấu trúc phương pháp luận NCKH Luận đề: là một “phán đoán” hay “giả thuyết” cần chứng minh. Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?” trong NC. Luận cứ: bao gồm thu thập các thông tin, các tài liệu tham khảo; quan sát và thực nghiệm. Luận cứ được sử dụng làm cơ sở để chứng minh luận đề. Luận cứ trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cái gì?” Luận cứ lý thuyết: được xem là cơ sở lý luận, bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm. 26

  27. Cấu trúc phương pháp luận NCKH Luận chứng: để chứng minh một luận đề, nhà NC phải sử dụng luận chứng (đưa ra phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ, giữa luận cứ với luận đề) Luận chứng trả lời câu hỏi “chứng minh bằng cách nào?” Ví dụ: kết hợp các phương pháp tư duy (phép suy luận) diễn dịch, qui nạp và loại suy; hoặc phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thự nghiệm hay trong các nghiên cứu điều tra. 27

  28. Phương pháp khoa học Các ngành khoa học khác nhau có những phương pháp khoa học khác nhau: Ngành khoa học tự nhiên: sử dụng PPKH thực nghiệm Ngành khoa học xã hội: sử dụng PPKH thu thập thông tin từ quan sát, phỏng vấn, điều tra,… Các bước cơ bản trong PPKH: Quan sát sự vật, hiện tượng Đặt vấn đề nghiên cứu Đặt giả thuyết hay tiên đoán Thu thập thông tin, số liệu thí nghiệm Kết luận 28

More Related