1 / 167

Bài 1

Bài 1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ARCVIEW. Nội dung. Các khái niệm sử dụng trong Arcview Các công cụ sử dụng chính trong Arcview Một số bài tập nhỏ làm quen với phần mềm Acrview (t h ực hiện trên bản đồ thế giới). I. Các khái niệm sử dụng trong Arcview.

maddy
Télécharger la présentation

Bài 1

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Bài 1 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ARCVIEW Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  2. Nội dung • Các khái niệm sử dụng trong Arcview • Các công cụ sử dụng chính trong Arcview • Một số bài tập nhỏ làm quen với phần mềm Acrview (thực hiện trên bản đồ thế giới) Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  3. I. Các khái niệm sử dụng trong Arcview • Proiect (dự án): là nơi lưu lại tất cả những công việc thực hiện trên Arcview. Tên một tập tin của Project có phần mở rộng là *.apr, tập tin này lưu trữ đường dẫn chỉ đến vị trí của những tập tin trong một Project trên đĩa. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  4. I. Các khái niệm sử dụng trong Arcview • View (khung nhìn): là nơi lưu trữ, tạo lập và hiển thị hình ảnh bản đồ trong một Project. -Một View là một bản đồ tương tác để hiển thị, khai thác, truy vấn và phân tích dữ liệu địa lý trong Arcview. - Trong View có chứa một Table of Contents (TOC) liệt kê danh sách tên các Theme (chủ đề) và kiểm soát việc hiển thị các Theme Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  5. Theme – Chủ đề Bảng nội dung – TOC (Table of content) Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  6. I. Các khái niệm sử dụng trong Arcview • Theme (chủ đề): một Theme là một lớp dữ liệu bao gồm các đối tượng đồ hoạ và bảng thuộc tính của các đối tượng đó. Một Theme chỉ chứa một dạng đối tượng hoặc điểm, hoặc đường, hoặc vùng. • Table (bảng): là nơi lưu giữ, tạo lập và hiển thị các bảng dữ liệu của bản đồ trong View và những bảng dữ liệu khác trong một Project. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  7. I. Các khái niệm sử dụng trong Arcview • Charts (biểu đồ): là nơi lưu trữ, tạo lập và hiển thị các loại biểu đồ trong một Project. • Layouts (trang in): là nơi lưu giữ, tạo lập và hiển thị bản đồ đã được biên tập để chuẩn bị in trong một Project. • Scripts (kịch bản): là nơi tạo lập và thi hành ngôn ngữ hướng đối tượng Avenue, đây là ngôn ngữ lập trình của Arcview. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  8. II. Các công cụ sử dụng chính trong Arcview Menus Buttons Tools Add Theme: kết thêm một chủ đề vào cửa sổ hiển thị Theme Properties: chứa nhiều chức năng khác nhau như: xác định chủ đề, chọn vị trí đặt nhãn cho chủ đề, đặt môi trường hiển thị, liên kết cho chủ đề... Edit Legend: Chỉnh sửa chế độ chú giải cho các chủ đề và hiển thị chú giải này trong TOC Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  9. II. Các công cụ sử dụng chính trong Arcview Open Theme Table: Mở bảng thuộc tính của chủ đề đang được kích hoạt Find: tìm kiếm một đối tượng cụ thể trên bảng đồ khi biết thuộc tính của chúng Query Buider: Tìm kiếm đối tượng trên bản đồ bằng cách sử dụng biểu thức truy vấn Zoom To Full Extent: Nếu bản đồ đang được phóng to hoặc thu nhỏ ở một chế độ hiển thị nào đó, kích vào nút này để đưa tất cả các chủ đề trong view về chế độ hiển thị toàn bộ trên màn hình Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  10. II. Các công cụ sử dụng chính trong Arcview Zoom To Active Themes: đưa một chủ đề đang đựoc kích hoạt về chế độ hiển thị toàn bộ trên màn hình. Chủ đề đang được kích hoạt là chủ đề có hình chữ nhật nổi bao quanh tên và chú giải của chủ đề trong TOC Zoom To Selected: Phóng to đối tượng đang được chọn và hiển thị tại trung tâm màn hình Zoom in: phóng to dần tất cả các chủ đề đang hiển thị trên màn hình tính từ tâm màn hiển thị của cửa sổ View Zoom Out: ngược lại với Zoom in, dùng để thu nhỏ dần tất cả các chủ đề đang hiển thị trên màn hình tính từ tâm màn hình hiển thị của cửa sổ view. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  11. II. Các công cụ sử dụng chính trong Arcview Zoom To PreviousExtent: quay trở lại các thao tác vừa phóng to, thu nhỏ hay di chuyển. Arcview cho phép quay trở lại tối đa 5 thao tác thực hiện trước đó Joint: liên kết hai bảng dữ liệu Promote: đưa phần dữ liệu đã được chọn trong bảng thuộc tính lên đầu bảng Sort descending: sắp xếp lại tất cả các mẩu tin trong bảng theo thứ tự giảm dần của một trường được chọn Sort ascending: sắp xếp lại các mẩu tin trong bảng theo thứ tự tăng dần của một trường được chọn Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  12. II. Các công cụ sử dụng chính trong Arcview Swich Select: Chuyển đổi qua lại giữa hai phần dữ liệu được chọn và không được chọn trong bảng thuộc tính Create Chart: Tạo biểu đồ Sumarize: thống kê lại các giá trị trong bảng dữ liệu Select all: Chọn tất cả dữ liệu trong bảng thuộc tính Clear Select Fearture: huỷ bỏ thao tác chọn đối tượng hay mẩu tin Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  13. Identify: xem thông tin về một đối tượng tự chọn trên bản đồ Pointer: dùng chọn chủ đề hoặc chỉ định kích chọn mẩu tin trong bảng thuộc tính Select feature: chọn đối tuợng trên bản đồ, có thể khoanh vùng chọn nhiều đối tượng cùng lúc Zoon in: Phóng to Zoom out: Thu nhỏ Label: hiển thị tên của đối tượng được chọn lên bản đồ Pan: di chuyển trực tiếp các chủ đề Text: tạo môi trường nhập văn bản trong Arcview Edit: nhập dữ liệu thuộc tính cho bảng thuộc tính Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  14. Thực hành(Thực hiện trên bản đồ thế giới) Yêu cầu: • Khởi động phần mềm Arcview. • Đặt đơn vị cho dữ liệu không gian đang được lưu giữ (bài thực hành tạo bản đồ sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp) Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  15. Bài 2 THIẾT LẬP DỮ LIỆU KHÔNG GIAN Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  16. Nội dung • Đăng ký toạ độ cho bản đồ • Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gian • Dữ liệu dạng điểm • Dữ liệu dạng đường • Dữ liệu dạng vùng Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  17. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu khônggianII.1/ Dữ liệu không gian dạng điểm: II.1.1/ Tạo dữ liệu không gian dạng điểm: Dữ liệu dạng điểm dùng để biểu diễn cho các đối tượng không gian quá nhỏ, không thể diễn giải bằng một đường hoặc một vùng. Điểm được đại diện để xác định vị trí của các đối tượng, ví dụ như điểm dân cư, vị trí các thành phố lớn, nhà máy, xí nghiệp, trường học... Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  18. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.1/ Dữ liệu không gian dạng điểm: • Phương pháp tạo dữ liệu không gian dạng điểm: • Khởi động phần mềm Arcview • Click vào biểu tượng Views trong cửa sổ Project, click nút New Xuất hiện cửa sổ View. • Từ Menu View chọn New Theme. Hộp thoai xuất hiện, chọn loại đối tượng là Point. Nhấn OK. • Đặt tên và chỉ ra vị trí để lưu tập tin mới này. Chủ đề mới tạo ra sẽ được lưu trữ dưới dạng shapefile, có phần mở rộng là .shp Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  19. Đặt tên cho Theme Chọn ổ đĩa và đường dẫn Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  20. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.1/ Dữ liệu không gian dạng điểm: - Click vào công cụ vẽ Click chuột đến từng vị trí muốn vẽ các đối tượng dạng điểm. • Sau khi hoàn tất việc tạo điểm cho Theme, chọn Stop Edit từ Menu Theme. Chọn Yes để lưu Theme vừa mới tạo. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  21. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  22. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.1/ Dữ liệu không gian dạng điểm: • Hiệu chỉnh dữ liệu không gian dạng điểm: • Kích hoạt chủ đề dạng điểm cần chỉnh sửa, từ Menu Theme chọn Start Editing. • Sử dụng công cụ Pointer click chọn điểm cần chỉnh sửa. • Để chỉnh sửa dạng hoặc màu sắc của điểm,Double click vào tên chủ đề trong TOC (table of contents) hoặc chọn Edit legend từ Menu Theme hiển thị hộp thoại Legend Editor (công cụ này sẽ được trình bày chi tiết hơn trong bài 4) Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  23. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.1/ Dữ liệu không gian dạng điểm: • Để xoá đối tượng, click chọn đối tượng rồi nhấn Delete. Khi đó đối tượng và mẫu tin trong bảng thuộc tính cũng bị xoá theo. • Để lấy lại đối tượng vừa xoá, chọn Undo Edit từ Menu Edit hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl+Z. • Để di chuyển điểm từ vị trí này sang vị trí khác, nhấn giữu chuột trái trong khi di chuyển điểm đến vị trí mới. • Sau khi hoàn tất việc hiệu chỉnh, chọn Stop Editing từ Menu Theme và chọn YES nếu muốn lưu lại sự thay đổi đó, nếu không chọn NO Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  24. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.2/ Dữ liệu không gian dạng đường: • Dữ liệu không gian dạng đường dùng để biểu diễn các đối tượng dạng tuyến, dài và hẹp, đối tượng không thể thể hiện như một vùng, ví dụ: đường ống, con suối, sông, đường giao thông, đường ranh giới... Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  25. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.2/ Dữ liệu không gian dạng đường: II.2.1/ Đặt môi trường bắt dính cho đối tượng dạng đường: Khi tạo các đối tượng dạng đường ta thường gặp hiện tượng các đường không được bắt dính khớp với nhau, đường này chồng chéo lên đường kia (overshot) hoặc chưa dính sát với nhau (undershot). Vì vậy, trước khi vẽ cần phải đặt môi trường bắt dính nhằm tạo ra một khoảng cách cho phép để các nút đầu và nút cuối cuả các đường nằm gần nhau trong khoảng cách đó sẽ tự động bắt dính vào nhau. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  26. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.2/ Dữ liệu không gian dạng đường: Có 2 loại: • Đặt môi trường General Snapping: nếu muốn tất cả các đường tạo ra sẽ tự động bắt dính vào nhau trong một khoảng cách cho phép • Đặt môi trường Interactive Snapping: nếu muốn kiểm soát cách bắt dính của các đối tượng đường Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  27. Đặt môi trường bắt dính cho đối tượng không gian dạng đường • Đặt môi trường bắt dính General: có 2 cách 1. Nhập chỉ định một khoảng cách từ bàn phím: • Kích hoạt chủ đề muốn đặt môi trường bắt dính trong TOC. • Kích vào nút Theme Properties • Hộp thoại xuất hiện, click vào biểu tượng Editing, sau đó chọn chế độ bắt dính General và nhập giá trị cho khoảng cách bắt dính vào trường Tolerance. • Nhấn OK Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  28. Đặt môi trường bắt dính cho đối tượng không gian dạng đường 1. Nhập chỉ định một khoảng cách từ bàn phím Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  29. Đặt môi trường bắt dính cho đối tượng không gian dạng đường 2. Sử dụng chuột: - Trong cửa sổ View, click giữ nút bên phải của chuột. Menu xuất hiện, chọn Enable General Snapping. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  30. Đặt môi trường bắt dính cho đối tượng không gian dạng đường - Kích vào công cụ Snap , các công cụ khác sẽ hiện ra, chọn công cụ General Snap - Đưa trỏ chuột vào trong cửa sổ View, click giữ chuột và kéo rê một khoảng cách, xuất hiện vòng tròn, bán kính của vòng tròn là khoảng cách bắt dính cho phép Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  31. Đặt môi trường bắt dính cho đối tượng không gian dạng đường • Đặt môi trường bắt dính Interactive: • Nếu chọn môi trường bắt dính Interactive, trong quá trình vẽ phải đặt chế độ bắt dính cho mỗi đỉnh (mỗi thao tác vẽ thêm một đoạn phải chọn lại chế độ bắt dính) • Có 4 chế độ lựa chọn khi sử dụng môi trường bắt dính này: Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  32. Đặt môi trường bắt dính Interactive • Snap to vertex: Bắt dính đến đỉnh gần nhất của một đường hiện có. • Snap to boundary: Bắt dính đến điểm gần nhất của đoạn đường hiện có • Snap to Intersection: Bắt dính đến nút gần nhất, nút này là giao điểm của 2 hoặc nhiều đường • Snap to Endpoint: Bắt dính đến nút cuối của một đoạn đường Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  33. Đặt môi trường bắt dính Interactive • Đặt môi trường bắt dính Interactive: 2 cách • Nhập chỉ định khoảng cách từ bàn phím: tương tự như khi đặt chế độ General, chỉ khác là chọn chế độ Interactive trong hộp thoại Theme Properties • Sử dụng chuột: tương tự như khi đặt chế độ General, chỉ khác là chọn Enable Interactive Snapping và chọn nút công cụ Interactive Snap Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  34. Đặt môi trường bắt dính Interactive • Chú ý: • Hai điểm đầu và cuối của một đường gọi là nút (node), những điểm dừng ở giữa đoạn đường gọi là đỉnh (vertex) • Cách đặt chế độ bắt dính Interactive: Sau khi chọn công cụ vẽ, đưa trỏ chuột vào View, click nút phải chuột và tiến hành chọn chế độ bắt dính thích hợp Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  35. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.2/ Dữ liệu không gian dạng đường: II.2.2/ Tạo đôí tượng dạng đường: • Kích vào công cụ Drawing • Đưa chuột click vào điểm bắt đầu trên bản đồ, tiến hành vẽ từng đỉnh sau đó kích đôi ở điểm cuối cùng để kết thúc một đoạn đường II.2.3/ Cắt và nhập đường: • Cắt: Sử dụng công cụ Line Split để tạo ra đường mới cắt ngang những đường khác. • Nhập: Sử dụng công cụ pointer kết hợp với phím Shift, chọn tất cả những đoạn đường cần nhập lại thành một,vào Menu Edit, chọn Union Features. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  36. Trước khi sử dụng công cụ Line Split Sau khi sử dụng công cụ Line Split Trước khi nhập các đường Sau khi nhập các đường thành một Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  37. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.2/ Dữ liệu không gian dạng đường: II.2.4/ Hiệu chỉnh dữ liệu không gian dạng đường: - Sử dụng công cụ Vertex Edit để hiệu chỉnh hình dạng đường bằng cách thêm, xoá và sửa các đỉnh của đường. • Di chuyển một đỉnh: đưa con trỏ đến đỉnh muốn di chuyển, con trỏ xuất hiện dấu +, click giữ phím trái của chuột và kéo đỉnh đó đến vị trí mới • Thêm đỉnh mới: di chuyển con trỏ đến nơi muốn thêm đỉnh mới, khi con trỏ xuất hiện dấu +, click chuột để thêm đỉnh mới. • Xoá đỉnh: đưa con trỏ đến đỉnh vị trí của đỉnh muốn xoá, khi con trỏ xuất hiện dấu +, nhấn Delete trên bàn phím. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  38. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.2/ Dữ liệu không gian dạng vùng: Vùng được dùng để biểu diễn các đối tượng có bề mặt đồng nhất như: vùng hành chính quốc gia, tỉnh, huyện xã, vùng núi,vùng biển, phân vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp… Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  39. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.3/ Dữ liệu không gian dạng vùng: II.3.1/ Phương pháp tạo dữ liệu không gian dạng vùng: • Mở một cửa sổ View • Từ Menu View New Theme Xuất hiện hộp thoại, chọn loại đối tượng Polygon OK. • Chọn đường dẫn và đặt tên cho Theme để lưu. • OK Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  40. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.3/ Dữ liệu không gian dạng vùng: II.3.2/ Đặt môi trường bắt dính cho đối tượng dạng vùng: • Đặt môi trường General Snapping: nếu muốn tất cả các vùng tạo ra sẽ tự động bắt dính vào nhau trong một khoảng cách cho phép • Đặt môi trường Interactive Snapping: nếu muốn kiểm soát cách bắt dính của các đối tượng vùng: có 3 lựa chọn khi sử dụng công cụ này: Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  41. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.3/ Dữ liệu không gian dạng vùng: II.3.2/ Đặt môi trường bắt dính cho đối tượng dạng vùng • Snap to vertex: Bắt dính đến đỉnh gần nhất trong vùng hiện có. • Snap to boundary: Bắt dính đến đoạn đường gần nhất trong vùng hiện có • Snap to Intersection: Bắt dính đến nút gần nhất, nút này là giao điểm của 2 hoặc nhiều vùng - Cách đặt môi trường bắt dính tương tự như đặt môi trường bắt dính cho đối tượng dạng đường Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  42. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.3/ Dữ liệu không gian dạng vùng: II.3.3/ Tạo các đối tượng dạng vùng: • Vào Start Editing trong Menu Theme để kích hoạt chủ đề. • Kích vào công cụ Drawing, xuất hiện các công cụ lựa chọn khác. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  43. II. Tạo và hiệu chỉnh dữ liệu không gianII.3/ Dữ liệu không gian dạng vùng: II.3.3/ Tạo các đối tượng dạng vùng: Tuỳ dạng vùng cần vẽ mà lựa chọn công cụ vẽ thích hợp: Vẽ vùng hình chữ nhật, hình vuông (Rectangle) Vẽ vùng hình tròn, hình elip (Circle) Vẽ vùng dạng bất kỳ (Polygon) Vẽ đường cắt ngang qua một vùng để phân cắt vùng thành 2 hay nhiều vùng nhỏ (Polygon Split ) Vẽ vùng có chung biên với vùng cũ (Autocomplete) Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  44. II.3.3/ Tạo các đối tượng dạng vùng • Vẽ vùng có chung biên với vùng cũ: • Chọn công cụ • Vẽ một đường có vị trí bắt đầu và kết thúc tại những đường bao của vùng bất kỳ sao cho khép kín được vùng mới tạo ra. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  45. II.3.3/ Tạo các đối tượng dạng vùng Khi hoàn thành vẽ đường, Arcview sẽ tự động tạo ra vùng mới và xoá tất cả các phần đường vẽ dư Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  46. II.3.3/ Tạo các đối tượng dạng vùng • Phân cắt các vùng: • Chọn công cụ Polygon Split • Vẽ một đường cắt ngang qua vùng muốn phân cắt Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  47. II.3.3/ Tạo các đối tượng dạng vùng Khi hoàn thành việc vẽ, Arcview tự động cắt vùng dọc theo đường vừa vẽ và xoá bỏ các đường thừa Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  48. II.3.3/ Tạo các đối tượng dạng vùng • Hợp nhất các vùng: • Dùng công cụ Pointer chọn các đối tượng muốn hợp nhất • Chọn chức năng Union Feature từ Menu Edit để hợp nhất các đối tượng được chọn, tạo ra một đối tượng duy nhất. • Sau khi thực hiện phép hợp nhất, đường bao chung của các vùng sẽ được xoá bỏ và chúng trở thành 1 vùng. Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  49. II.3.3/ Tạo các đối tượng dạng vùng Trước khi hợp nhất Sau khi hợp nhất Giáo trình thực tập Arcview - 2005

  50. II.3.3/ Tạo các đối tượng dạng vùng • Tạo vùng trống nhỏ bên trong một vùng lớn • Vẽ một vùng bất kỳ lên trên vùng muốn tạo vùng rỗng. • Dùng công cụ Pointer chọn cả hai vùng • Chọn chức năng Combine Feature từ Menu Edit Giáo trình thực tập Arcview - 2005

More Related