1 / 50

Bài giảng KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC (Dành cho GV PT)

Bài giảng KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC (Dành cho GV PT). PGS.TS.Lê Đức Ngọc Giám đốc CAMEEQ-VIPUA TpHCM, 21-22/ 4-2014. Khung năng lực chung về đánh giá giáo dục. Khung năng lực chung. Mục tiêu/Nội dung.

miracle
Télécharger la présentation

Bài giảng KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC (Dành cho GV PT)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Bài giảngKIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC(Dành cho GV PT) PGS.TS.Lê Đức Ngọc Giám đốc CAMEEQ-VIPUA TpHCM, 21-22/ 4-2014

  2. Khung nănglựcchungvềđánhgiágiáodục

  3. Khungnănglựcchung

  4. Mục tiêu/Nội dung chương trình bồi dưỡng tập trung vào các năng lực chính sau đây: 1) Lập kế hoạch đánh giá; 2) Thiết kế các công cụ đánh giá (bao gồm các phương pháp và kỹ thuật đánh giá cụ thể); 3) Tổ chức thực hiện đánh giá; 4) Cải tiến chất lượng học tập dựa trên kết quả đánh giá và 5) Vận dụng hiệu quả các qui định hiện hành về kiểm tra đánh giá vào thực tế nhà trường và môn học.

  5. Kết quả đầu ra Sau khi hoàn thành khoá học, người học phải đạt được các kiến thức và kỹ năng sau đây: 1 Về kiến thức: • Phân biệt được các khái niệm, các loại hình đánh giá • Hiểu được các phương pháp đánh giá trên lớp học; • Biết thiết kế các phương pháp đánh giá trên lớp phù hợp với nội dung giảng dạy; • Vận dụng hiệu quả các qui định của Nhà nước về kiểm tra đánh giá và sử dụng được các phương pháp đánh giá trên lớp học hiệu quả. 2 Về kỹ năng: • Xây dựng được qui trình kiểm tra đánh giá kết quả cho môn học mình phụ trách, đặc biệt chú trọng đến cách đánh giá trên lớp; • Thiết kế và sử dụng được hiệu quả các công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu giảng dạy và học tập, đặc biệt chú trọng đến các công cụ kiểm tra trên lớp; • Xử lý, phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định trong giáo dục dựa trên các kết quả đánh giá; • Xây dựng được cơ sở dữ liệu từ kết quả kiểm tra đánh giá để theo dõi sự tiến bộ của học sinh và kế hoạch cải tiến chất lượng dạy và học.

  6. Modun I: LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ 1. Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tậptr.5 1.1. Các khái niệm cơ bản về kiểm tra đánh giá tr.5 1.2. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục tr.11 1.3. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá trên lớp họctr.12 1.4. Các loại hình đánh giá tr.14 2. Quy trình và năng lực thiết lập một kế hoạch đánh giá trên lớp phù hợp tr.35

  7. I. Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Đo lường (Measurement) Theo Peter W. Airasian (1997) đo lường là quá trình xác định số lượng hoặc gán một con số cho việc thể hiện kỹ năng. Theo Nitko & Brookhart (2007) đo lường trong giáo dục là một thủ pháp/thủ thuật gán điểm số (cho điểm) cho một thuộc tính/đặc tính, đặc điểm cụ thể nào đó , theo một cách thức mà điểm số mô tả/biểu hiện được mức độ một cá nhân sở hữu đặc tính hoặc đặc điểm đó.

  8. I. Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập 1.1.2. Đánh giá (Assessment) - Theo Jean-Marie De Ketele (1989), đánh giá có nghĩa là “thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay đã được điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm đưa ra một quyết định”. - Theo P.E. Griffin (1996): “Đánh giá là đưa ra phán quyết về giá trị của một sự kiện, nó bao hàm việc thu thập thông tin sử dụng trong việc định giá của một chương trình, một sản phẩm, một tiến trình, mục tiêu hay tiềm năng ứng dụng của một cách thức đưa ra, nhằm đạt mục đích nhất định”. - Theo Peter W. Airasian (1997) kiểm tra đánh giá (Assessment) là quá trình thu thập, tổng hợp và diễn giải thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định.

  9. I. Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập (tiếp) 1.1.3. Kiểm tra (Testing): - Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế, thu thập những dữ liệu, thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. - Kiểm tra là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn, mục tiêu đã đề ra nhằm phát hiện những gì đã đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng/chi phối… từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh khắc phục nhằm đạt được mục tiêu. - Kiểm tra là hoạt động đo lường kết quả học tập/giáo dục theo bộ công cụ đã chuẩn bị trước với mục đích đưa ra các kết luận, khuyến nghị về một một mặt nào đó của quá trình dạy học/giáo dục, tại một thời điểm cụ thể để điều chỉnh nhằm đạt các mục tiêu giáo dục đã đề ra. - Kiểm tra năng lực học tập của học sinh về một lĩnh vực nào đó, tại thời một điểm cụ thể là xem xét học sinh đạt được những kiến thức, kỹ năng, thái độ… thế nào so với mục tiêu/ chuẩn đã đề ra, từ đó có kế hoạch giúp học sinh cải thiện thành tích học tập nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

  10. I. Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập (tiếp) 1.1.4. Trắc nghiệm (Test): Theo Nitko & Brookhart (2007) trắc nghiệm là một công cụ hoặc một thủ pháp có tính hệ thống cho việc quan sát và mô tả một hoặc một số đặc tính của một học sinh, sử dụng một thang đo được điểm hóa theo mức độ hoặc một sơ đồ phân loại theo tiêu chí. Trắc nghiệm có thể làm với từng học sinh, trường hay một quốc gia. 1.1.5. Định giá trị (Evaluation): Theo Peter W. Airasian (1999), định giá là quá trình nhận xét chất lượng hoặc giá trị của việc thể hiện kiến thức kỹ năng hay một chuỗi hành động. Khi các thông tin đánh giá đã được thu thập, giáo viên sẽ sử dụng nó để ra quyết định hoặc cho ý kiến nhận xét về học sinh, về việc giảng dạy, hoặc về không khí trong lớp học.

  11. I. Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập (tiếp) 1.2. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong giáo dục 1.2.1. Kiểm tra đánh giá là một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học 1.2.2. Kiểm tra đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của giáo viên 1.2.3. Kiểm tra đánh giá là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy và học

  12. I. Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập (tiếp) 1.3. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá trên lớp học Phân loại học sinh Lên kế hoạch và điều chỉnh hoạt động giảng dạy Phản hồi và khích lệ Chẩn đoán các vấn đề của học sinh Phán đoán giá trị, xếp loại học tập và phân định mức độ tiến bộ

  13. I. Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả học tập (tiếp) 1.4. Các loại hình đánh giá (Types of Assessment) trong giáo dục Đánh giá trong giáo dục thường có một số loại hình chính sau: 1-Đánh giá tổng kết (Summative Assessment) và đánh giá quá trình (Formative Assessment). 2-Đánh giá sơ khởi (Placement Assessment) và đánh giá chẩn đoán (Dignostic Assessment). 3-Đánh giá cá nhân (Individual Assessment) và đánh giá cơ sở giáo dục (Institutional Assessment). 4-Đánh giá khách quan (Objective Assessment) và đánh giá chủ quan (Subjective Assessment). 5-Đánh giá chính thức (formal Assessment) và đánh giá không chính thức (informal Assessment). 6-Đánh giá trong (internal) và đánh giá ngoài (external). 7-Đánh giá dựa theo tiêu chí (Criterion- referenced assessment) và đánh gía dựa theo chuẩn mực (Norm- referenced assessment). 8-Đánh giá trên lớp học (Classroom Assessment), đánh giá dựa vào nhà trường (school- based assessment) và đánh giá trên diện rộng (broad assessment). 9-Đánh giá xác thực (Authentic Assessment) 10-Đánh giá năng lực sáng tạo (Alternative Assessment).

  14. II. Quy trình và năng lực thiết lập một kế hoạch đánh giá trên lớp Bước 1: Xác định mục đích đánh giá: có thể sử dụng các câu hỏi sau để xác định - Sử dụng KTĐG này để thu thập thông tin cho những QĐ nào? - Thông tin nào thực sự hữu ích cho QĐ này?... Bước 2: Xác định mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ…) sẽ đánh giá - Mục tiêu phải gắn với các bài học cụ thể, được sử dụng làm cơ sở để lựa chọn KTĐG Bước 3: Lựa chọn hoặc thiết kế kỹ thuật, công cụ đánh giá - Lựa chọn hoặc thiết kế kĩ thuật ĐG phù hợp - Lựa chọn hoặc thiết kế nhiệm vụ, công cụ ĐG… giúp người học tự đánh giá việc đạt mục tiêu học tập Bước 4: Triển khai và phản hồi thông tin tới người học - Cung cấp người học thông tin phản hồi chính xác, kịp thời - Sử dụng KQ ĐG để thảo luận tư vấn cho HS… - Đưa ra những nhận xét… sử dụng KQ ĐG một cách phù hợp, hiệu quả…

  15. Câu hỏi và bài tập cho Modun I: 1. Phân biệt các vai trò, mục đích, mục tiêu đánh giá trong giáo dục?Thảo luận về mối quan hệ giữa dạy, học và đánh giá 2. Phân biệt các khái niệm cơ bản liên quan đến đánh giá? 3. Phân biệt các loại hình đánh giá trong giáo dục và thảo luận về khả năng áp dụng chúng trong đánh giá học sinh trên lớp học? 4. Thảo luận về xu hướng đổi mới đánh giá kết quả học tập theo cách tiếp cận năng lực? 5. Thảo luận về thực trạng đánh giá kết quả học tập trên lớp hiện nay ở Việt Nam và triết lý đánh giá vì sự phát triển học tập, đánh giá như là quá trình học tập? Làm thế nào để triểm khai được triết lý đánh giá này ở lớp học. 6. Thảo luận về quy trình đánh giá và xây dựng một kế hoạch đánh gía trên lớp cụ thể?

  16. Modun II THIẾT KẾ, CẢI TIẾN, HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 2.1. Các phương pháp kiểm tra đánh giátr.41 2.2. Các công cụ kiểm tra đánh giá trên lớp họctr.50 2.3. Kiểm tra đánh giá năng lực của học sinhtr.52 2.4. Đánh giá hoạt động học tập trên lớp học tr.60 2.5. Thiết kế và thực hiện các kỹ thuật kiểm tra đánh giá trên lớp học tr.61 2.6. Quy trình và kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, thi trắc nghiệm khách quan tr.65 2.7. Quy trình và kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, thi tự luậntr.76

  17. I. Các phương pháp kiểm tra đánh giá 1.1. Nhóm phương pháp kiểm tra viết 1.2. Nhóm phương pháp quan sát • Ghi chép các sự kiện thường nhật • Thang đo/phiếu quan sát - Thang đo dạng số - Thang đo dạng đồ thị - Thang đo dạng đồ thị có mô tả • Bảng kiểm tra 1.3. Nhóm phương pháp đặt câu hỏi vấn đáp • Khái niệm • Các hình thức vấn đáp

  18. II. Các công cụ kiểm tra đánh giá • Ghi chép ngắn • Tôn vinh học tập • Cùng đánh giá • Thẻ kiểm tra • Bản đồ tư duy • Tập san • Trình bày miệng • Đánh giá đồng đẳng • Hồ sơ học tập • Học tập theo dự án • Hồ sơ đọc • Kể lại chuyện • Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí • Tự đánh giá • Đánh giá xác thực/đánh giá thực tiễn

  19. PHÂN LOẠI CÁC CÂU HỎI Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan - Hỏi tổng quát gộp nhiều ý - Hỏi từng ý - Cung cấp đáp án- Chọn đáp án Đúng-sai Chọn trả lời Ghép câu Điền thêm Diễn giải Tiểu luận Luận văn Khoá luận Luận án

  20. SO SÁNH CÂU HỎI/ĐỀ THI TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

  21. Nghị quyết 29/TW8“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”Đế án ĐM CB TD GD của Bộ GD&ĐT trình TW:“Đổi mới tư duy giáo dục”, “Đổi mới quản lý giáo dục”, trong đó có “Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” là các giải pháp then chốt, “Đổi mới kiểm tra, thi và đánh giá” là khâu đột phá.

  22. NGHỊ QUYẾT 29-TW8 Trích 9 Nhiệm vụ và Giải pháp: “2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục đào tạo theo hướng coi trong phát triển phẩm chất và năng lực người học” Nhiệm vụ và giải pháp thứ hai nhằm chuyển từ giáo dục chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học. “3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan” Nhiệm vụ và giải pháp thứ ba nhằm xây dựng hệ thống đánh giá kết quả giáo dục một cách khoa học, hiệu quả, góp phần tạo ra một nền giáo dục thực chất, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. 

  23. Khái niệm năng lực • Năng lực được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/củng cố qua kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí (John Erpenbeck 1998). • Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002). • Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những tình huống thay đổi (Weinert, 2001).

  24. Các định nghĩa phù hợp về năng lực • Năng lực: là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Québec- Ministere de l’Education, 2004); • Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống (N.C.K, 2012)

  25. Năng lực của HS phổ thông Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống (N.C.K, 2012). Năng lực của HS là một cấu trúc động (trìu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc, hàm chứa trong nó không chỉ là kiến thức, kỹ năng,... mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội (N.C.K, 2012).

  26. III. Kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh 3.1. Khái niệm năng lực 3.2. Năng lực của học sinh phổ thông 3.3. Tại sao phải đánh giá năng lực 3.4. Đánh giá theo năng lực khác gì với đánh giá theo kiến thức, kĩ năng

  27. Bảng 1. So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng

  28. IV. Đánh giá hoạt động học tập trên lớp học • 4.1. Kết quả học tập • 4.2. Đánh giá kết quả học tập và đánh giá hoạt động học tập

  29. V. Thiết kế và thực hiện các kỹ thuật kiểm tra đánh giá trên lớp học 5.1. Kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong lớp học 5.2. Quy trình thiết kế và thực hiện các kỹ thuật đánh giá trong lớp học 5.3. Một số kỹ thuật đánh giá trong lớp học Nhóm các kỹ thuật đánh giá mức độ nhận thức: Nhóm các kỹ thuật đánh giá năng lực vận dụng Nhóm các kỹ thuật tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy học

  30. Nhóm các kỹ thuật đánh giá mức độ nhận thức • Bảng hỏi ngắn kiểm tra kiến thức nền: được sử dụng để tìm hiểu kiến thức người học đã học giúp cho việc xây dựng KH dạy-học hiệu quả. Bài KT kiến thức nền thường là một bảng các câu hỏi ngắn (dạng mở ) hoặc một bài trắc nghiệm đơn giản hoàn thành trước khi bắt đầu một môn học hoặc một bài học mới. VD: • Ma trận ghi nhớ: HS hoàn thành 1 bảng kê về nội dụng của bài học trong đó đầu đề từng cột, hàng đã được GV điền thông tin… nhưng các ô thì để trống (HS điền). VD: • Ma trận dấu hiệu đặc trưng: kĩ thuật này được dùng nhiều trong các bài học có yêu cầu học sinh phân biệt các thuật ngữ, khái niệm có liên hệ chặt chẽ với nhau. VD: • Bảng liệt kê kỹ năng, hiểu biết, sự quan tâm… điểm mạnh/yếu, thuận lợi/khó khăn: HS được y/c làm một bản liệt kê để cho biết kiến thức, kỹ năng, sự quan tâm… điểm mạnh/yếu, thuận lợi/khó khăn. VD:

  31. Nhóm các kỹ thuật đánh giá mức độ nhận thức (tiếp) • Trưng cầu ý kiến lớp học: HS cho biết mức độ đồng tình hay phản đối với một quan điểm/tuyên bố hoặc ý kiến nào đó. VD: • Dàn bài theo cấu trúc (cái gì, như thế nào, tại sao): kĩ thuật này yc hs xem xét các khía cạnh nội dung, hình thức… cách cấu trúc kiến thức, thông tin nhằm trả lời các câu hỏi cái gì? như thế nào? tại sao? VD: • Hồ sơ thần tượng: HS miêu tả ngắn gọn về tính cách một người họ ngưỡi mộ trong một lĩnh vực liên quan đến nội dung học tập. VD: • Tóm tắt thành một câu: HS được y/c trả lời các câu hỏi: “ai làm, cho ai, khi nào, ở đâu, như thế nào, vì sao?” về một chủ đề hay nội dung đã được chọn và từ đó tạo nên một câu tổng kết dài, đúng ngữ pháp và giầu thông tin. VD: tổng kết về những chiến công lẫy lừng của vị Đại tướng nhân dân Võ Nguyên Giáp…

  32. Nhóm các kỹ thuật đánh giá mức độ nhận thức (tiếp) • Bản đồ khái niệm: HS vẽ/biểu thị bằng sơ đồ kết nối tư duy giữa các khái niệm chính và những khái niệm khác mà họ vừa tiếp thu được. VD: • Sáng tạo đoạn đối thoại: HS được y/c xây dựng 1 đoạn đối thoại có cấu trúc chặt chẽ, trên cơ sở tổng hợp các kiến thức đã học. VD: biên soạn một đoạn hội thoại trên cơ sở tham khảo một văn bản/1 đoạn đối thoại cho trước hoặc biên soạn một đoạn đối thoại mới theo chủ đề cho trước • Câu hỏi thi do người học chuẩn bị: HS được y/c tự xây dựng bộ câu hỏi và phương án trả lời cho các nội dung quan trọng của môn học. VD: • Bài tập 1 phút: có thể đây là pp được sử dụng thường xuyên nhất, hs trả lời 3 câu hỏi: điều gì quan trọng nhất bạn học được từ bài học này? Câu hỏi quan trọng nào bạn vẫn chưa được giải đáp? Cái gì là điểm mơ hồ nhất trong bài học này?

  33. Nhóm các kỹ thuật đánh giá năng lực vận dụng • Nhận diện vấn đề: HS nhận diện được bản chất vấn đề và nhận biết được các vấn đề cụ thể. VD: • Lựa chọn nguyên tắc: HS nhận biết được nguyên tắc hoặc các nguyên tắc để giải quyết những loại vấn đề khác nhau. VD: • Hồ sơ giải pháp: HS viết ra các giải pháp có thể có nhằm giải quyết vấn đề và đánh giá tính khả thi của từng giải pháp. VD: • Thẻ áp dụng: đánh giá mức độ hiểu bài và khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào gq vấn đề thực tiễn. HS sau khi đọc/học lý thuyết/quy trình, GV thiết kế 1 thẻ áp dụng y/c hs viết ít nhất một ứng dụng (hoặc 1 hiện tượng thực tế liên quan đến nội dung đã học). VD: • Viết lại có định hướng: học sinh diễn giải một phần của bài học cho người nghe, trong đó thể hiện khả năng diễn giải những thông tin chuyên biệt bằng ngôn ngữ cá nhân sao cho người nghe hiểu. VD: • Phác thảo dự án: HS xây dựng kế hoạch tóm tắt cho một dự án học tập dựa trên một quy trình và những câu hỏi hướng dẫn. VD:

  34. Nhóm kỹ thuật tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy-học • Bảng kiểm theo chủ đề: HS được hướng dẫn thiết kế… hoặc trả lời một bảng kiểm (dạng có/ không; đúng/sai…) theo chủ đề nào đó. VD: bạn có phải là người sáng tạo? • Kỹ thuật tổng hợp (tóm tắt, đặt câu hỏi, bình luận, kết nối): HS viết tóm tắt, đặt câu hỏi, kết nối và bình luận về một nội dung nào đó của bài học/ bài tập liên quan đến bài học. VD: • Khảo sát giá trị, thái độ, các nét nhân cách: HS được hướng dẫn sử dụng các thang đo kiểu Likert – 5 mức độ để đánh giá. VD: thang đo giá trị; các thang đánh giá về mức độ hài lòng… • Đánh giá hiệu quả làm việc nhóm; HS làm một khảo sát ngắn gọn về cách nhóm họ hoạt động hiệu quả thế nào và đóng góp ý kiến để cải thiện quá trình làm việc nhóm. VD:

  35. Nhóm kỹ thuật tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy-học • Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: kỹ thuật này đòi hỏi xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nội dung, phạm vi kết quả mong đợi… các tiêu chí đánh giá. VD: HS được yêu cầu việt thu hoạch đánh giá về hiệu quả một chuyến đi da ngoại tìm hiểu thực tế? • Tự đánh giá phương pháp học: HS so sánh bản thân mình với các bạn có cách học khác đề tìm ra phương pháp học phù hợp nhất. VD: • Tự suy ngẫm, phác họa tự chuyện (có trọng tâm): HS suy ngẫm tự thuật về một điều gì đó. VD: suy ngẫm về giá trị của bản thân? so sánh người học sâu và người học nông? Sự khác biệt giữa /miêu tả ngắn gọn

  36. VI. Quy trình và kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, thi trắc nghiệm khách quan a). Các nguyên tắc chung của việc ra đề thi trắc nghiệm khách quan: b). Các nguyên tắc viết câu dẫn cho câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn: c). Nguyên tắc viết phương án lựa chọn cho các câu hỏi có nhiều lựa chọn: - Nguyên tắc viết phương án lựa chọn của câu hỏi có nhiều lựa chọn: “bí kíp” viết các phương án đúng/đáp án. - Nguyên tắc viết phương án lựa chọn cho câu hỏi có nhiều lựa chọn: “bí kíp” viết các phương án nhiễu - Biến đổi linh hoạt dạng câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn • Điểm mạnh của bài trắc nghiệm đa lựa chọn • Điểm yếu của bài trắc nghiệm đa lựa chọn

  37. VII. Quy trình và kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, thi kiểu tự luận • Mô tả về dạng câu hỏi tự luận • Quy trình viết đề kiểm tra, thi tự luận

  38. Câu hỏi bài tập Modun II: 1. Thảo luận về ưu điểm/hạn chế của các nhóm phương pháp đánh giá 2. Thảo luận về các loại công cụ đánh giá kết quả học tập trên lớp? 3. Thảo luận về sự khác biệt giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng 4. Thực hành thiết kế một số câu hỏi đánh giá một số năng lực chung của học sinh phổ thông (năng lực tự học, 1-năng lực giải quyết vấn đề,2- năng lực sáng tạo, 3-năng lực giao tiếp, 4-năng lực hợp tác… 5-năng lực tự quản lý,6- phát triển bản thân). 5. Nêu quy trình chung đánh giá trên lớp học và thảo luận về 3 nhóm kỹ thuật đánh giá trên lớp học. Mỗi nhóm chọn 2-3 kỹ thuật để áp dụng vào đánh giá học sinh trên lớp 6. Sử dụng quy trình đã học tự thiết kế một trắc nghiệm đánh giá thành tích học tập môn học mình đã/ đang giảng dạy 7. Sử dụng quy trình đã học tự thiế t kế 3 đề thi kiểu tự luận hạn chế và tự luận mở rộng liên quan đến môn học

  39. Modun III CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC DỰA TRÊN KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 3.1. Xu hướng đổi mới và triết lý đánh giá vì sự tiến bộ học tập tr.82 3.2. Yêu cầu, nguyên tắc kiểm tra đánh giá hỗ trợ cải tiến chất lượng học tập tr.85 3.3. Phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá tr.89 3.4. Các quan điểm chỉ đạo và các văn bản hiện hành về kiểm tra đánh giá tr.92

  40. I. Xu hướng đổi mới và triết lý đánh giá vì sự tiến bộ học tập 1.1. Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo cách tiếp cận năng lực - Chuyển từ chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng đa dạng các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định kì sau từng phần, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập (đánh giá quá trình); - Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức…(đánh giá kiểu truyền thống) sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống (đánh giá hiện đại - phi truyền thống), đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo, siêu nhận thức (nghĩ về cách suy nghĩ).

  41. - Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá), sang đánh giá đa chiều (không chỉ giáo viên đánh giá mà học sinh cùng tham đánh giá - tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau); - Chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một phương pháp dạy học; - Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá.

  42. 1.2. Triết lý đánh giá • Đánh giá để phát triển học tập hay đánh giá vì sự tiến bộ của người học (assessment for learning) • Đánh giá như một quá trình học/ đánh giá là hoạt động học tập (assessment as learning) • Đánh giá kết quả học tập (assessment of learning)

  43. II. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá hỗ trợ cải tiến chất lượng học tập • Đảm bảo đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh • Đảm bảo tính khách quan • Đảm bảo sự công bằng • Đảm bảo tính toàn diện • Đảm bảo tính công khai • Đảm bảo tính giáo dục • Đảm bảo tính phát triển

  44. III. Phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá • Dự đoán các khả năng nhận thức sai lầm của học sinh thông qua việc phân tích các phương án nhiễu • Yêu cầu học sinh tự thiết kế ra các câu hỏi như là một cách để học tập • Trả lời lại các câu hỏi kiểm tra như một cách ôn tập kiến thức • Ngân hàng câu hỏi • Các bài kiểm tra trên máy tính • Các bài kiểm tra trên mạng Internet

  45. IV. Các quan điểm chỉ đạo và các văn bản hiện hành về kiểm tra đánh giá 5.1. Các quan điểm chỉ đạo 5.2. Những quy định về đánh giá trên lớp của Bộ Giáo dục và đào tạo Đối với cấp tiểu học: Đối với cấp THCS và THPT:

  46. Câu hỏi bài tập Modun III 1.Thảo luận về xu hướng đổi mới đánh giá hoạt động học tập theo cách tiếp cận năng lực; và triết lý đánh giá vì sự tiến bộ học tập; 2.Thảo luận về các yêu cầu, nguyên tắc kiểm tra đánh giá hỗ trợ cải tiến chất lượng học tập 3. Thảo luận cách xử lý các đánh giá định tính và định lượng 4. Thảo luận cách thức phản hồi kết quả đánh giá 5.Thảo luận về các quan điểm chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá 6. Thảo luận về thực trạng kiểm tra đánh giá trên lớp học của Việt Nam và triển khai thực hiện các văn bản hiện hành về kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông.

  47. CHÂN THÀNH CÁM ƠN

More Related