3.33k likes | 9.39k Vues
Nam Cao. NAM CAO( 1915- 1951). Vài nét về tiểu sử và con người. CUỘC ĐỜI:. - Tên thật: Trần Hữu Tri (1915-1951) - Quê hương: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. - Bút danh: Nam Cao - Gia đình: xuất thân trong gia đình trung nông nghèo, đông con.
E N D
Nam Cao NAM CAO( 1915- 1951)
Vài nét về tiểu sử và con người CUỘC ĐỜI: - Tên thật: Trần Hữu Tri (1915-1951) - Quê hương: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. - Bút danh: Nam Cao - Gia đình: xuất thân trong gia đình trung nông nghèo, đông con. - Bản thân là một trí thức nghèo, luôn túng thiếu, vất vả.
? ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI * Là người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú, sôi sục. Ông luôn có tâm trạng bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời (trước CMT8). * Là một người trí thức “trung thực vô ngần” luôn nghiêm khắc tự đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen. * Là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương, ân tình, gắn bó sâu nặng với những người nghèo khổ ở quê hương=> con người giàu tình cảm. => Cuộc đời và nhân cách của nhà văn – chiến sĩ Nam Cao đã trở thành tấm gương đẹp đẽ trong giới văn nghệ sĩ cách mạng.
Tìm hiểu Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: 1. về tác phẩm văn chương. 2.về nhà văn. 3. về nghề văn.
Về tác phẩm và văn chương Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp sống lầm than Trăng sáng 1. Văn học phảigắn bó với đời sống của nhân dân lao động, phản ánh chân thực cuộc sống. • Quan điểm nghệ thuật hiện thực vị nhân sinh
Về tác phẩm và văn chương về tác phẩm và văn chương 2. Văn chương chân chính phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc “ … Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn …” (Đời thừa)
Về nhà văn * Nhà văn chân chính trước hết phải có tình thương, có nhân cách; có lương tâm, trách nhiệm. * Sau cách mạng tháng Tám, “ sống đã rồi hãy viết” , tận tụy phục vụ kháng chiến.
Về nghề văn “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. ΦNghề văn phải là một nghề sáng tạo. • Quan điểm nghệ thuật tiến bộ và sâu sắc
Trước Cách mạng Tháng 8 Hai đề tài chính Người trí thức nghèo Người nông dân nghèo - Đời thừa.- Sống mòn.-Giăng sáng • Chí Phèo- Lão Hạc.- Một bữa no…
A. Người trí thức nghèo * Gía trị :- Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn phá tâm hồn con người.- Thể hiện niềm khao khát một cuộc sống có ích , thực sự có ý nghĩa. *Nội dung chính Nhà văn miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
B. Ngươì nông dân nghèo B. Ngươì nông dân nghèo B. Ngươì nông dân nghèo B. Ngươì nông dân nghèo B. Người nông dân nghèo * Nội dung chính:- Tập trung khắc họa tình cảnh và số phận của người nông dân nghèo bị đẩy vào đường cùng, bị tha hóa. * Gía trị :-Kết án xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân tính của người nông dân lương thiện.-Khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ.
Sau Cách mạng Tháng 8 • Nam Cao tham gia Cách mạng trở thành nhà văn chiến sĩ, và là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp. • - Sáng tác của Nam Cao ở giai đoạn này thể hiện nhiệt tình yêu nước và cách nhìn, cách sống của giới văn nghệ sĩ với nhân dân và cuộc kháng chiến của dân tộc. • Là bản tuyên ngôn nghệ thuật của những nhà văn đang chuyển mình theo kháng chiến. • - Tác phẩm tiêu biểu : Truyện ngắn “Đôi mắt”( 1948), nhật ký “Ở rừng” và tập ký sự “Chuyện biên giới” ( 1950).
Phong cách nghệ thuật là cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong tác phẩm qua: + Quan niệm nghệ thuật về con người + Những biện pháp nghệ thuật ưa thích và quen dùng. + Cách lựa chọn và xử lý đề tài. + Giọng điệu riêng.
Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thường trong đời sống hàng ngày. Từ đó nhà văn đặt ra những vần đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về cong người, cuộc sống và nghệ thuật *Ví dụ : Truyện “Một bữa no”; “Trẻ con không được ăn thịt chó”; “Lang rận”…
Nam Cao luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” , con người tư tưởng. *Ví dụ :Khám phá nội tâm của nhân vật Chí Phèo sau khi tỉnh rượu; nội tâm của nhân vật Hộ trong “Đời thừa”…
“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc.Buồn thay cho đời! Có lý nào thế được? Hắn đã già rồi hay sao?...” sử dụng thủ pháp độc thoại và độc thoại nội tâm rất tinh tế và sâu sắc; kiểu kết cấu tâm lý “Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời…”( Đời thừa)
“Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh.Và hắn khóc…Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở…” • (Đời thừa). Tác phẩm của Nam Cao thường cógiọng điệu buồn thương, chua chát, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm ,yêu thương… • “Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hằn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành.Hắn ôm mặt khóc rưng rức…” • ( Chí Phèo)
NHẬN ĐỊNH VỀ TÁC GIẢ Nam Cao chỉ là môt nhà văn mảnh khảnh như thư sinh, ăn nói ôn tồn, môĩ lúc môĩ đỏ măt, mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt. NGUYÊN ĐÌNH THI Ông là ngươì hay bâng khuâng về vấn đề nhân phẩm, về thái độ kính trọng đôí vơí mọi người. ông thường dể bất bình trước tình trạng con ngươì bị lăn nhục chỉ vì đày đoạ của cảnh nghèo đói cùng đường. HÀ MINH ĐỨC Ông là một nhà văn vừa có tài năng đáng phục, vừa có nhân cách thẳng thắn và chính trực đáng trọng. Đỗ Tiến Thụy
“Trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao, ngay từ trước Cách mạng tháng Tám phải nói là có những điểm không bình thường. Người ta hay nói đến truyện ngắn “Trăng Sáng”. Tôi lại nghĩ nhiều hơn đến truyện ngắn “Đời thừa”. Thât ra cùng một quan điểm thống nhất cả thôi, “Đời thừa” nói tâm trạng uất ức của một anh văn sĩ nghèo, có thể diễn tả bằng câu thơ của Tản Đà “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”. Nhưng tôi cho rằng nỗi đau lớn nhất của anh ta không phải ở đấy. Cái lý do khiến anh ta đã phải đổ ra hàng suối nước mắt hối hận là đã vi phạm và chính cái lẽ sống thiêng liêng nhất của mình.Tác phẩm đã để lại cho chúng ta một câu nói bất hủ: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên trên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính lả kẻ giúp đỡ người khác giẫm lên trên đôi vai của mình”. Lý tưởng của văn sĩ Hộ là thế: ao ước viết được một tác phẩm lớn mang tính nhân đạo bao la. Vậy mà chỉ vì một chút hơi men và một cơn chếnh choáng bở toàn những người vợ hiền lành tội nghiệp của mình. Qua tấn bi kịch này, Nam Cao muốn nói một lời nghiêm chỉnh: nhà văn muốn viết cho nhân đạo, trước hết hãy sống cho nhân đạo…”. NGUYỄN ĐĂNG MẠNH