290 likes | 503 Vues
CÔNG CỤ THAM VẤN: SỰ PHÙ HỢP VÀ TÍNH HIỆU QUẢ. HDND tỉnh Đồng Tháp tại Hội nghị Tổng kết hoạt động thí điểm tham vấn nhân dân. Hà Nội; Ngày 25 – 26 tháng 01 năm 2010. * Mục đích của tham vấn:.
E N D
CÔNG CỤ THAM VẤN: SỰ PHÙ HỢP VÀ TÍNH HIỆU QUẢ HDND tỉnh Đồng Tháp tại Hội nghị Tổng kết hoạt động thí điểm tham vấn nhân dân Hà Nội;Ngày 25 – 26 tháng 01 năm 2010
* Mục đích của tham vấn: Năm 2009, Đồng Tháp được Văn phòng Quốc hội chọn tổ chức thí điểm tham vấn ý kiến nhân dân trên địa bàn tỉnh. Phải nói, 2 nội dung Đồng Tháp chọn thí điểm tham vấn (1)Chương trình phát triển nhà ở và (2)Chương trình giảm nghèo bền vững là những chủ trương lớn của Chính phủ đang được tập trung thực hiện rộng khắp trong phạm vi cả nước; cũng là những chính sách có tác động rất lớn đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Đồng Tháp đã tổ chức thực hiện các chính sách này từ nhiều năm qua;
* Mục đích của tham vấn (tt): Riêng Chương trình về phát triển nhà ở, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề thực hiện từ năm 2007; nên mục đích tham vấn ý kiến nhân dân vào 2 chương trình này là nhằm: thực hiện giám sát tính khả thi của một NQ do HĐND đã ban hành từ năm 2007 về Chương trình phát triển nhà ở và tham vấn để chuẩn bị cho việc ban hành một chính sách mới về chương trình giảm nghèo của tỉnh; nhằm đảm bảo việc ban hành nghị quyết của HĐND thực hiện đúngtheoLuật định (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND).
* Công cụ nào cần thiết, phù hợp và đáp ứng được nội dung tham vấn: Để thực hiện hoạt động tham vấn, ngoài chọn nội dung tham vấn; vấn đề quan trọng tiếp theo là phải xác định được công cụ sử dụng. Căn cứ vào mục đích, yêu cầu tham vấn, tác dụng của công cụ và thực tế địa phương, Đồng Tháp đã chọn các công cụ sau phục vụ cho hoạt động tham vấn:
* Công cụ nào cần thiết, phù hợp và đáp ứng được nội dung tham vấn (tt): (1) Khảo sát, thị sát thực địa; (2) Họp dân nơi cư trú; (3) Hội nghị lấy ý kiến Cán bộ công chức cấp xã; (4) Hội nghị lấy ý kiến Cán bộ công chức cấp huyện; (5) Tọa đàm trao đổi với nhóm trọng tâm; (6) Hội nghị các bên liên quan; (7) Tham vấn qua phương tiện thông tin đại chúng: Báo, Đài Phát thanh, Truyền hình, trang tin điện tử “daibieunhandan.dongthap.gov.vn”.
* Công cụ nào cần thiết, phù hợp và đáp ứng được nội dung tham vấn (tt): Việc chọn công cụ tham vấn thích hợp và sử dụng công cụ tham vấn hiệu quả để phát huy hết công năng của “nó” (công cụ) … là một việc không đơn giản. Thực tế qua tham vấn cho thấy: việc xác định đúng công cụ và thực hiện một cách hợp lý góp phần lớn vào hiệu quả của hoạt động tham vấn; song hiệu quả của từng công cụ lại phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng của người thực hiện, có thể xem như là nghệ thuật của người sử dụng.
* Công cụ nào cần thiết, phù hợp và đáp ứng được nội dung tham vấn (tt): Do vậy, khi sử dụng công cụ cần phải xây dựng kế hoạch thực hiện, sắp xếp sử dụng hợp lý; phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đáp ứng theo yêu cầu của công cụ và đòi hỏi cần có nghệ thuật cũng như kỹ năng tổ chức thực hiện. … Như vậy mới phát huy hết tác dụng của công cụ và sự tác động của nó đến nội dung, thấy được mối liên hệ, sự gắn kết, hỗ trợ, sự tương tác giữa các công cụ với nhau.
* Công cụ nào cần thiết, phù hợp và đáp ứng được nội dung tham vấn (tt): Đồng thời cũng lưu ý trong sử dụng là: không nên áp dụng một cách máy móc, quá nguyên tắc trong sử dụng công cụ, hay tuỳ tiện sử dụng theo kiểu: tất cả các công cụ đều được sử dụng và sử dụng cho bất cứ nội dung tham vấn nào; hay nội dung nào cũng chỉ sử dụng những công cụ đó…
* Công cụ nào cần thiết, phù hợp và đáp ứng được nội dung tham vấn (tt): Từ việc xác định như vậy, chúng tôi cho rằng: mục đích, yêu cầu của nội dung tham vấn quyết định đến việc chọn công cụ tham vấn; tức “ Nội dung tham vấn chọn công cụ, ngược lại công cụ tác động đến nội dung ?”; bên cạnh đó một phần còn do điều kiện đáp ứng (đặc điểm tình hình, con người thực hiện…) có ảnh hưởng nhất định đến quyết định chọn công cụ tham vấn nào là phù hợp và sử dụng ra sao cho hiệu quả. Theo nội dung và công cụ đã lựa chọn; Đồng tháp triển khai tổ chức thực hiện tham vấn theo trình tự sau:
* Kỹ năng thực hiện và trình tự tiến hành tham vấn (tt): Thực hiện tham vấn đi dần từ cơ sở lên tỉnh, từ thấp đến cao, từ người dân đến CBCC các cấp, đến các Chuyên gia (Nhóm trọng tâm); cuối cùng là tổ chức Hội nghị Các bên liên quan; kết hợp với phương tiện thông tin đại chúng để thu thập thêm thông tin…, nhằm đối thoại, tham vấn làm rõ vấn đề từ ý kiến người dân đặt ra và các nội dung quy định trong Nghị quyết, chính sách để có sự thống nhất nhận thức vấn đề qua tham vấn; đồng thời đề xuất giải pháp cần tháo gỡ, thực hiện. Thực hiện xong từng công cụ tham vấn (sau mỗi hoạt động) phải được tổng hợp, báo cáo rút kinh nghiệm cho đợt tham vấn tiếp theo. Với trình tự trên, các hoạt động tham vấn được thực hiện theo tuần tự:
* Kỹ năng thực hiện và trình tự tiến hành tham vấn (tt): - Công cụ tham vấn đầu tiên “Khảo sát thực địa”: Theo công cụ này,các Tổ công tác chia thành các Nhóm nhỏđến từng hộ dân gặp gỡ, trao đổi những nội dung cần tham vấn, nắm và khảo sát trực tiếp tình hình; song song đó thực hiện một số hoạt động điều tra nhanh bằng phiếu hỏi với những câu hỏi, nội dung cần tham vấn đã được chuẩn bị trước (các hộ dân được chọn theo tỉ lệ: 20% hộ khá; 40% hộ cận nghèo, 40 % hộ nghèo nếu tham vấn về Chương trình nghèo; hoặc: 20% hộ khá; 40% hộ chính sách, 40 % hộ nghèo nếu là Chương trình nhà).
* Kỹ năng thực hiện và trình tự tiến hành tham vấn (tt): - Tiếp theo là sử dụng công cụ “Hội nghị nơi cư trú”: Tổ chức một số cuộc hội nghịtại các điểm dân cư, mời đại diện một số hộ dân liên quan đến chính sách để: gặp gỡ, tham vấn và điều tra nhanh theo những câu hỏi đặt ra xung quanh nội dung cần tham vấn. Thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ; một điểm có khoảng 30 đến 50 hộ dân tham dự và tỷ lệ cũng được thực hiện theo hướng trên.
* Kỹ năng thực hiện và trình tự tiến hành tham vấn (tt): - Kế đến là sử dụng công cụ “Hội nghị với CBCC cấp xã” để:gặp gỡ, tham vấn và điều tra nhanh CBCC cấp xã theo nội dung được tham vấn (mỗi điểm từ 45 đến 50 đại biểu và luôn có đại diện lãnh đạo địa phương gồm Cấp uỷ; HĐND, UBND, MTTQ cùng tham dự).
* Kỹ năng thực hiện và trình tự tiến hành tham vấn (tt): - Công cụ thực hiện tiếp tục là: tổ chức “Hội nghị với CBCC cấp huyện”cũng đểgặp gỡ, tham vấn và điều tra nhanh CBCC cấp huyện về những nội dung cần tham vấn tại các địa bàn đã chọn.
* Kỹ năng thực hiện và trình tự tiến hành tham vấn (tt): Sau các hoạt động tham vấn tại cơ sở, các Nhóm Công tác về tổng hợp, xử lý các thông tin và thực hiện báo cáo theo địa bàn và nội dung tham vấn. Trên cơ sở này, Nhóm Tổng hợp tiếp tục xử lý thông tin, tổng hợp kết quả từ các Nhóm công tác theo chuyên đề; chuẩn bị cho Hội nghị Nhóm Trọng tâm (nhóm nhỏ) để làm rõ những vấn đề đặt ra từ cơ sở.
* Kỹ năng thực hiện và trình tự tiến hành tham vấn (tt): - Tổ chức “Hội nghị Nhóm trọng tâm”:mời các ngành liên quan, các chuyên gia am hiểu sâu từng lĩnh vựcđến trao đổi làm rõ những vấn đề còn ý kiến khác nhau qua kết quả tham vấn từ cơ sở; hiến kế, đóng góp những mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp sâu cho từng vấn đề, nội dung tham vấn…
* Kỹ năng thực hiện và trình tự tiến hành tham vấn (tt): - Cuối cùng là thực hiện công cụ “Hội nghị các bên liên quan”:tổ chức trên cơ sở kết quả tham vấn từ cơ sở và sau Hội nghị Nhóm Trọng tâm. Tại Hội nghị này chỉ xem xét những nội dung, vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau cần được kiểm chứng, làm rõ trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
* Kỹ năng thực hiện và trình tự tiến hành tham vấn (tt): - Bên cạnh các hoạt động tham vấn trên, Đồng Thápthực hiệncông cụ “tham vấn qua các phương tiện thông tin đại chúng” (Báo, Đài, Trang tin địa phương): Công cụ này được thực hiện xuyên suốt và phản ảnh tất các các hoạt động có liên quan đến tham vấn của Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành và các Nhóm công tác của Thường trực HĐND tỉnh.
* Kỹ năng thực hiện và trình tự tiến hành tham vấn (tt): Lưu ý là: mỗi một công cụ tham vấn được thực hiện với những đối tượng khác nhau thì yêu cầu, nội dung tham vấn, mục đích tham vấn đặt ra cũng khác nhau, nên bộ câu hỏi xây dựng phải tương ứng với yêu cầu và đối tượng tham vấnnhằm khai thác sâu mọi khía cạnh; để vấn đề được xem xét thấu đáo, toàn diện.
* Hiệu quả của từng công cụ đối với nội dung tham vấn: Nhìn chung, các công cụ Đồng Tháp sử dụng tham vấn và cách tiến hành theo trình tự như mô tả trên là đáp ứng yêu cầu của nội dung tham vấn, phù hợp với tình hình và điều kiện tổ chức tham vấn, đạt mục đích yêu cầu đặt ra. - Đi “thực địa khảo sát”: giúp đại biểu HĐND nắm bắt, nhận dạng trực tiếp vấn đề; thu thập được thông tin từ thực tế, bước đầu làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình.
* Hiệu quả của công cụ đối với nội dung tham vấn: - Tổ chức “Hội nghị nơi cư trú”; giúp đại biểu HĐND thu thập thêm nhiều thông tin cần thiết, so sánh soi rọi lại với thực tế đã khảo sát; khai thác những kinh nghiệm thực tế trong dân gian; tạo cơ hội cho người dân có điều kiện đóng góp phát biểu chính kiến của mình về chính sách có liên quan: người dân thấy mình được tôn trọng, được hỏi ý kiến, được chia sẽ và thấy trách nhiệm hơn.
* Hiệu quả của công cụ đối với nội dung tham vấn: - “Hội nghị với CBCC các cấp”: Tại Hội nghị này các vấn đề tham vấn đặt ra từ cơ sở, từ thực tế được kết nối với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước đã và đang tổ chức thực hiện trên địa bàn; cho chúng ta một số nhận định về chính sách tham vấn liên quan; đồng thời có dịp cho cán bộ công chức, các tổ chức Nhà nước nhìn nhận xem xét cách điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ và thấy trách nhiệm của mình để hiểu dân, gần dân hơn. Đối với các đối tượng này khai thác sâu về các giải pháp thực hiện, cần khắc phục, bổ sung gì.
* Hiệu quả của công cụ đối với nội dung tham vấn: - Tại “Hội nghị nhóm trọng tâm”:các vấn đề tham vấn được xâu chuổi, phân tích trên mọi khía cạnh một cách thấu đáo, toàn diện và đồng bộ; các nội dung tham vấn cơ bản được làm sáng tỏ; những vướng mắc, khó khăn được đề đạt hướng giải quyết, các giải pháp được hình thành cụ thể hơn.
* Hiệu quả của công cụ đối với nội dung tham vấn: Tổ chức hội nghị này nhằm mục đích làm việc với các bên liên quan (nhất là cơ quan có trách nhiệm cao nhất) kiểm chứng những thông tin thu nhận được qua tham vấn từ cơ sở; làm rõ những vấn đề còn ý kiến khác nhau xung quanh nội dung tham vấn và nhất là thống nhất một số nội dung quan trọng; cần thiết có sự điều chỉnh, bổ sung, ban hành thêm giải pháp để đảm bảo Nghị quyết được triển khai thực hiện có hiệu quả, phù hợp thực tiễn và nguyện vọng của cử tri (nếu mục đích của tham vấn là giám sát một chính sách đã ban hành). Còn đối với chính sách chuẩn bị ban hành thì qua tham vấn, làm rõ vấn đề và thống nhất những nội dung cần thiết đưa vào dự thảo Nghị quyết để trình HĐND tỉnh xem xét thông qua.
* Hiệu quả của từng công cụ đối với nội dung tham vấn: - Riêng việc sử dụng phương tiện thông tin phục vụ cho hoạt động tham vấn là rất cần thiết; nhằm mục đích phổ biến tuyên truyền sâu rộng nội dung cần tham vấn, mục đích ý nghĩa, kết quả của tham vấn; qua đó Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND tỉnh thu thập thêm nhiều nguồn thông tin khác nhau, có thêm cơ sở kiểm chứng, so sánh… phục vụ cho việc xem xét, quyết định những chính sách sát thực tiễn, có tính khả thi cao.
* Hiệu quả của công cụ đối với nội dung tham vấn: Trong 7 công cụ tham vấn trên, mỗi công cụ có tác dụng khác nhau, nhưng chúng có sự hỗ trợ cho nhau, logich với nhau và “nó” hiệu quả theo từng nội dung tham vấn: nếu không có kết quả tham vấn từ những hoạt động “Khảo sát thực địa”, từ “Hội nghị nơi cư trú”, thì không thể thấy vấn đề rõ hơn khi kiểm nghiệm lại qua tham vấn tại “Hội nghị với CBCC các cấp”; hay “ Hội nghị nhóm trọng tâm” và nhất là “Hội nghị các bên liên quan”. Tất cả các công cụ đó được góp lại để tạo ra chất lượng hiệu quả của nội dung cần tham vấn.
* Hiệu quả của từng công cụ đối với nội dung tham vấn: Trong các công cụ đã thực hiện; Đồng Tháp nhận thấy công cụ hiệu quả nhất là Hội nghị nơi cư trú; tiếp đến là Hội nghị Nhóm trọng tâm. Tại Hội nghị nơi cư trú chúng ta sẽ tiếp nhận được những thông tin rất thật, cần thiết và bổ ích; đến Hội nghị nhóm trọng tâm: các vấn đề được xâu chuổi, phân tích trên mọi khía cạnh một cách toàn diện, đồng bộ; những vấn đề mấu chốt được làm rõ hơn và các giải pháp cũng được xem xét, phân tích, củng cố, hình thành từ đây. Song hiệu quả của toàn bộ các hoạt động tham vấn lại là kết quả cụ thể được xác định tại Hội nghị các bên liên quan.
* Hiệu quả của công cụ đối với nội dung tham vấn: Để thực hiện tốt, hiệu quả hơn các công cụ tham vấn cần cải tiến cách xây dựng bộ câu hỏi (dễ hiểu, dễ trả lời, phù hợp với từng đối tượng, nhưng phải đạt mục đích về hiệu quả sử dụng) và chọn đối tượng thực hiện, tăng hơn số điểm tiếp xúc (2/3), mỗi điểm mời không cần đông, nhưng cách thực hiện cần gợi mở để mọi người có thể bộc bạch hết suy nghĩ của họ và chúng ta sẽ thu thập đựoc nhiều thông tin sát thực tế hơn…
* Hiệu quả của từng công cụ đối với nội dung tham vấn: Có một chuyên gia của Dự án đã nhận xét: “Cách làm của Đồng Tháp ví như các lớp phù sa luôn được bồi đắp: lớp sau bồi thêm lên lớp trước, màu mỡ hơn làm cho cây trái tươi tốt, đơm bông kết trái ngọt”.