390 likes | 658 Vues
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Báo cáo nội dung đề tài:. Biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lý. GV: HỨA THỊ HOÀN HẢO. Đơn vị: Trường THCS Tân Nhựt – H.Bình Chánh.
E N D
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Báo cáo nội dung đề tài: Biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lý. GV: HỨA THỊ HOÀN HẢO Đơn vị: Trường THCS Tân Nhựt – H.Bình Chánh
Biện pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Địa lý.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong Chiến lược phát triển Giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 – 2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Bộ Giáo dục đã nhấn mạnh: “…phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người học có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kĩ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống…” Như vậy, vấn đề dạy học tích cực được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh…và từ đó tạo ra những thế hệ người Việt Nam xã hội chủ nghĩa năng động, sáng tạo, hội nhập và phát triển. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực chính là phát huy được tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Trong dạy học tích cực, học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn.
Sơ đồ Sự chuyển biến về hoạt động trong lớp học
Sơ đồ Hoạt động của giáo viên và học sinh trong dạy học tích cực
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay ngành giáo dục đang từng bước đổi mới nhiều mặt nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đại trà học sinh. Vì vậy người giáo viên cần biết lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp để có hiệu quả cao trong môn học của mình và dễ hiểu với học sinh. Mỗi khái niệm địa lý chỉ hình thành và tồn tại lâu bền trong trí nhớ của học sinh nếu chúng được trình bày trong mối quan hệ nội tại của khái niệm này với khái niệm khác. Đó là mối quan hệ địa lí.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Vì thế việc hình thành cho học sinh kỹ năng phát hiện, xác lập mối quan hệ địa lý trong dạy học là việc làm quan trọng, vì bản chất của học địa lý phải gắn liền với không gian, bản đồ và các sự vật hiện tượng địa lý. Ngoài cung cấp kiến thức người giáo viên phải rèn cho học sinh những kỹ năng cần thiết: đọc bản đồ, xác định phương hướng, đo đạc tính toán…Những kỹ năng này sẽ được các em nắm bắt dễ dàng hơn nếu các em được tham gia vào những phương pháp học tập đổi mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh để giờ học thêm bổ ích .
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trước yêu cầu của môn học nói chung và môn địa lý nói riêng, tôi thấy hình thức đổi mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh sẽ giúp cho các em được tự mình khám phá, được thấy các mối quan hệ địa lý một cách rất tường minh, các kiến thức cơ bản sẽ trở nên dễ hiểu, đơn giản hơn, lúc đó các em không còn tâm lý ngại học nữa. Trong hoạt động dạy học, nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm, dạy theo hướng khắc sâu kiến thức, dạy học cá thể hóa…
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: những việc này là ở lý thuyết nhưng để thực hiện sao cho có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư chuyên sâu về phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đặc thù bộ môn địa lý và phù hợp cụ thể đến từng đơn vị kiến thức cần truyền đạt.
B. NỘI DUNG: I. Thực trạng Với tâm lý phân biệt môn chính, môn phụ vốn đã hình thành trong đầu óc của cha mẹ học sinh, học sinh và ngay cả một số giáo viên từ xưa đến nay. Nhiều người vẫn cho rằng học địa lý là học thuộc lòng những gì thầy cô dạy _ nhớ số liệu, địa danh,…như vậy là đủ còn kĩ năng và tư duy dành cho các môn toán, lý, hóa...Vì thế, học sinh ít quan tâm, ít dành thời gian nghiên cứu trước và ít tham gia phát biểu xây dựng bài…và giờ học địa lý vốn đã khô khan lại càng trở nên nhàm chán hơn.
B. NỘI DUNG: I. Thực trạng Trước tình hình đó, tôi thấy phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học địa lí để giúp học sinh được vận động, được phát huy vốn hiểu biết của mình, qua đó có thể tự mình kiểm tra kiến thức của bản thân đồng thời thấy rõ mối quan hệ biện chứng của các thành phần địa lí. Không những thế, qua việc đưa ra các hình thức học đổi mới các em còn được rèn khả năng tư duy nhanh, lập luận suy diễn logic. Đây là một kĩ năng địa lí cần thiết mà bất kì một giáo viên địa lí cũng mong đạt đến.
B. NỘI DUNG: 2.Giải pháp 2.1. Xây dựng tình huống có vấn đề: Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ kiến thức để giải quyết…Khi xây dựng tình huống có vấn đề, giáo viên cần: • Đặt vấn đề, hướng dẫn học sinh cách giải quyết. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. • Nêu vấn đề, gợi ý học sinh cách giải quyết. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả làm việc.
B. NỘI DUNG: 2.Giải pháp • Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống. Học sinh phát hiện vấn đề nảy sinh cần giải quyết, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn phương pháp giải quyết. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. • Giáo viên đưa tình huống thực để học sinh tự phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề cần giải quyết, tự đưa ra phương pháp, lập kế hoạch giải quyết, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả giải quyết vấn đề. Ví dụ : Trong chương trình Địa lý 7, Bài 27: Thiên Nhiên Châu Phi Giáo viên:Vì sao châu Phi được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương nhưng lại là khu vực có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới?
B. NỘI DUNG: 2.Giải pháp Học sinh: Nêu các giả thuyết về nguyên nhân làm cho khí hậu châu Phi khô và nóng vào bậc nhất thế giới: Do vị trí châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến, châu Phi có kích thước rộng lớn, lục địa có dạng hình khối, do ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí lục địa khô nóng…Học sinh thảo luận, trao đổi, quan sát, phân tích bản đồ tự nhiên châu Phi để trả lời. Học sinh rút ra kết luận Giáo viên: Chốt lại toàn bộ phần trả lời của học sinh: Sự phối hợp, tác động của các nhân tố trên là nguyên nhân làm cho khí hậu châu Phi nóng vào bậc nhất thế giới.
Ví dụ khác: Trong chương trình Địa lý 6, Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả Giáo viên:Tại sao hằng ngày chúng ta thấy mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây ?hoặc tại sao các cụ ta thường nói: mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây? Học sinh: Dựa vào vốn hiểu biết nêu ra các giả thuyết và trả lời. Giáo viên: Chốt lại toàn bộ kiến thức chuẩn cho học sinh: đây chỉ là chuyển động giả chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường.VD khi ta đi xe lửa, xe chạy nhanh ta không có cảm giác là xe chạy mà lại thấy là xe đứng còn cây cối, núi, rừng bên ngoài chạy lùi lại phía sau. Ta ở trên trái đất cũng giống như ở trên xe lửa, Trái đất quay từ Tây sang Đông nên ta thấy mặt trời chuyển động ngược lại, mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.
B. NỘI DUNG: 2.Giải pháp 2.2.Tổ chức trò chơi: David Moursund, giáo sư về giáo dục tại Đại học Oregon, khẳng định rằng: “trò chơi tạo ra môi trường học tập thuận lợi giúp khuyến khích việc học nói chung áp dụng trong các tình huống thực tế đa dạng”. Người giáo viên cần biết liên hệ các trò chơi với bài học cụ thể của mình và để làm được điều này, một điều tối quan trọng là giáo viên phải hiểu về trò chơi trước khi áp dụng trong lớp học.
2.2.Tổ chức trò chơi: Một số hình thức trò chơi thường được tôi tổ chức trong giờ dạy của mình đó là: + Xếp hình và ghép tên. + Thi giải thích các hiện tượng địa lí trong bài. + Mô tả các mối quan hệ địa lí theo cách của em. + Giải ô chữ. Với mỗi hình thức trò chơi, ngoài đáp án, giáo viên có thể đánh giá cho điểm dưới nhiều hình thức khác nhau tạo không khí sôi nổi trong học tập. Ví dụ: Trong chương trìnhĐịa lý 6, Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất Sau khi truyền đạt kiến thức bài 13, GV cũng cố kiến thức của bài bằng trò chơi giải ô chữ.
TRÒ CHƠI Ô CHỮ 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 5. Núi được hình thành cách đây vài chục triệu năm được gọi là núi gì ? 1. Căn cứ vào đâu để phân loại núi thấp, núi trung bình, núi cao? 2. Núi được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm được gọi là núi gì ? 4. Nơi cao nhất của một ngọn núi ? 3. Địa hình núi đá vôi còn được gọi là gì? 7. Núi có độ cao dưới 1000 m? 6. Hang động đẹp, nổi tiếng ở tỉnh Quảng Bình?
B. NỘI DUNG: • 2.3. Kỹ thuật mảnh ghép • Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). • Dụng cụ: Giấy bút cho các thành viên.
Thực hiện: • Giáo viên giao việc cho từng nhóm. • Các nhóm tiến hành thảo luận và rút ra kết quả, đảm bảo từng thành viên của nhóm đều có khả năng trình bày kết quả của nhóm. • Mỗi nhóm được tách ra và hình thành nhóm mới theo sơ đồ.
2.3. Kỹ thuật mảnh ghép • Từng thành viên lần lượt trình bày kết quả thảo luận của mình. Lưu ý: • Đảm bảo ở bước thảo luận đầu tiên, mọi thành viên đều có khả năng trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước khi tiến hành tách nhóm. • Các chủ đề thảo luận cần được chọn lọc kỹ lưỡng, có tính độc lập với nhau. Ví dụ: Trong chương trình địa lí lớp 8, bài 9: Khu vực Tây Nam Á. Tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị của khu vực Tây Nam Á. Giáo viên chia HS trong lớp thành 9 nhóm nhỏ ( 4-6 HS/ nhóm ) và giao nhiệm vụ:
2.3. Kỹ thuật mảnh ghép • Nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu về vị trí địa trí của khu vực. • Nhóm 4, 5, 6: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực. • Nhóm 7, 8, 9:Tìm hiểu về dân cư, kinh tế, chính trị của khu vực Giáo viên: hướng dẫn HS • Nhóm 1, 2, 3: Dựa vào H.9.1 kết hợp đọc mục 1 trả lời 2 câu hỏi của mục 1. • Nhóm 4, 5, 6: Dựa vào H. 9.1 và H.2.1 kết hợp đọc mục 2 trả lời 2 câu hỏi của mục 2 và cho biết nguồn tài nguyên chủ yếu của khu vực. • Nhóm 7, 8, 9: Dựa vào H.9.3 và H.9.4 kết hợp đọc mục 3, trả lời 3 câu hỏi mục 3 Học sinh trao đổi thảo luận nhóm.
2.3. Kỹ thuật mảnh ghép Giáo viên thành lập nhóm mới: ( 6 HS/ nhóm) mỗi nhóm mới sẽ gồm 6 thành viên của 3 nhóm khác nhau. • Nhóm 1,2 mỗi nhóm gồm 6 thành viên của 3 nhóm :1, 4, 7 • Nhóm 3,4 mỗi nhóm gồm 6 thành viên của 3 nhóm: 2, 5, 8 • Nhóm 5,6 mỗi nhóm gồm 6 thành viên của 3 nhóm: 3, 6, 9 1 1 (1,4,7) 1 3 (2,5,8) 2 2 3 5 (3,6,9) 3 2 (1,4,7) 4 (2,5,8) 6 (3,6,9) 7 7 8 8 9 9
2.3. Kỹ thuật mảnh ghép • Giáo viên giao nhiệm vụ: mỗi thành viên trong nhóm sẽ trình bày lại những ý chính đã thảo luận nhóm ở vòng 1, sau đó tổng hợp những ý chính về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị của khu vực Tây Nam Á. • Học sinh: • Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. • - Mỗi thành viên của nhóm sẽ trình bày về một vấn đề, kết hợp sử dụng bản đồ trong khi trình bày. • Các thành viên trong các nhóm khác nhau sẽ đặt câu hỏi sau khi các nhóm trình bày.
2.4. Kỹ thuật trình bày 1 phút: Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt ra những câu hỏi về những điều cần băn khuăn, thắc mắc bằng cách trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào. Thực hiện: - Giáo viên: Cuối tiết học ( thậm chí giữa tiết học ) yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo các em vấn đề gì quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?...
2.4. Kỹ thuật trình bày 1 phút: • Học sinh: Suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. • Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm. • Ví dụ: Trong chương trình địa lí lớp 6, Bài 13: Địa hình bề mặt Trái đất. • Qua sơ đồ núi già và núi trẻ: So sánh sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ về thời gian hình thành và đặc điểm hình thái ( đỉnh, sườn, thung lũng ) ?
2.4. Kỹ thuật trình bày 1 phút: • Học sinh: Đưa ra các ý kiến của mình và trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút: • • Núi già hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, đã trải qua quá trình bào mòn mạnh mẽ do ngoại lực vì vậy có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông. • • Núi trẻ: mới được hình thành cách đây vài chục triệu năm và vẫn được nội lực tiếp tục nâng lên với tốc độ rất chậm vì vậy có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. • Sau khi trình bày câu trả lời của mình, HS có thể đặt ra câu hỏi tiếp tục tìm hiểu thêm: Khi núi già trẻ lại hình dáng núi có đặc điểm gì, núi già có khác núi trẻ hiện nay không? • - Giáo viên có thể mở rộng và chốt kiến thức: Khi trẻ lại núi già được nâng cao lên nhưng đỉnh vẫn tròn, sườn dốc, thung lũng sâu.
2.5. Kỹ thuật “ Bản đồ tư duy” Bản đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề. - Viết tên chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm. - Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên. - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
2.5. Kỹ thuật “ Bản đồ tư duy” Ví dụ: Trong chương trình địa lí 6, Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái đất. Sau khi hoàn thành nội dung bài dạy, GV củng cố nội dung của bài học qua “ bản đồ tư duy ” Núi lửa Làm địa hình gồ ghề. Nội lực Động đât Địa hình bề mặt TĐ Làm san bằng và hạ thấp địa hình . Ngoại lực
C. KẾT LUẬN: Mỗi một môn học trong nhà trường là một mảng của đời sống được đúc rút, tích luỹ qua nhiều thế hệ. Người giáo viên có nhiệm vụ truyền đạt những tri thức ấy tới thế hệ trẻ, bồi dưỡng cho các em nguồn kiến thức cơ bản, giáo dục cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, biết trân trọng những gì cuộc sống đã ban tặng cho con người. Từ đó phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo những tri thức mới phục vụ cho cuộc sống và góp phần xây dựng tổ quốc giàu đẹp hơn.
Đất nước của chúng ta còn nghèo về kinh tế, muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ấy, bắt kịp những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nhiều nước trên thế giới thì giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu. Giáo dục vốn là gốc rễ, là căn bản của mọi vấn đề. Đây cũng là sự nghiệp lâu dài người giáo viên. Ngày nay, trước những tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Chúng ta đang nỗ lực không ngừng để đổi mới nhiều mặt giáo dục, nhưng phải hiểu rằng không có phương pháp giảng dạy nào là tuyệt đối. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên là phải lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học nào phù hợp nhất nhằm đạt hiệu quả cao nhất, giúp học sinh chủ động, tích cực nắm bắt kiến thức hơn.
C. KẾT LUẬN: Sau 2 năm nghiên cứu và áp dụng hình thức tổ chức đổi mới trong dạy học địa lý tôi đã thu được kết quả khá tốt: chất lượng bộ môn được nâng cao so với mặt bằng Huyện, học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài trong giờ học và tạo được hứng thú cho các em trong việc học tập bộ môn…Tuy nhiên, do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên đề tài tôi viết có thể chưa trở thành một sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện. Vì vậy, tôi mong nhận được sự đóng góp chân tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Cảm ơn quý thầy cô quý thầy cô đã theo dõi Kính chúc quý thầy cô NHIỀU SỨC KHỎE.